Sinh vật ngoài hành tinh 500 triệu năm “cắn” một người đàn ông nhập viện
Chứa hàng trăm xúc tu cùng các loài vật khác kí sinh, sinh vật ngoài hành tinh này thật sự khiến nhiều người sợ hãi.
Video: Sinh vật ngoài hành tinh 500 triệu năm lộ diện giữa biển làm một người đàn ông nhập viện
Trong một lần đi câu, người đàn ông đánh cá sợ hãi khi nhìn thấy một sinh vật lạ nổi trên biển với hình dáng kì quái. Chúng có một lớp bóng chứa đầy khí nổi lên trên bề mặt, dưới đó là cả trăm xúc tu hình thù đáng sợ.
Sau khi đến gần, người đàn ông bất ngờ bị chúng tấn công và phải nhập viện ngay sau đó trong tình trạng bỏng rát cánh tay và 1 nửa khuôn mặt.
Được gọi với cái tên “chiến binh Tây Ban Nha”, loài sinh vật lạ như thuộc hành tinh khác này đã tồn tại cách chúng ta 500 triệu năm.
Chúng khiến nhiều người sợ hãi bởi dáng vẻ “bùi nhùi” với cả tá sinh vật khác kí sinh.
Dù bề ngoài giống con sứa, nhưng loài sinh vật lạ này lại không thuộc họ sứa mà là loài siphonophore. Khác với loài sứa ở chỗ nó không phải là một loài đơn mà là một quần thể gồm nhiều cá thể nhỏ sống cộng sinh với nhau.
Mỗi kí sinh này sống chuyên biệt rất cao dù kết cấu của nó trông giống như các động vật duy nhất, chúng dính vào nhau và tích hợp về sinh lý đến mức chúng không thể sống sót một cách độc lập.
Loài sinh vật này có cách tấn công vô cùng tàn độc.
Khi một con mồi bị mắc kẹt trong những chiếc xúc tu của chúng thì áp suất bên trong nematocysts sẽ làm cho những chiếc kim xoắn này duỗi thẳng ra và giống như một chiếc lưỡi câu. Con mồi sẽ bị tiêm chất độc vào người khi bị mắc phải những chiếc “lưỡi câu” này.
Cơ chế tự vệ chính của sứa là tiêm chất độc vào kẻ thù và chính cơ thể trong suốt của nó giúp cho nó dễ dàng ẩn náu trong lòng đại dương.
Điều đặc biệt của loài sinh vật này là chúng không hề có não.
Chúng có một hệ thống thần kinh sơ cấp với các cơ quan thụ cảm có khả năng phát hiện ánh sáng, sự dao động và các hóa chất có trong nước, cùng với cảm giác đối với trọng lực giúp, sinh vật trên có thể định hướng và di chuyển trong nước một cách dễ dàng.
Vẻ đẹp đến mê mẩn của một số loài sinh vật biển
Đại dương là thế giới với vô vàn điều bí ẩn, kỳ lạ. Sự bí ẩn không chỉ nằm ở số lượng các loài mà hơn hết còn được thể hiện qua đặc điểm của từng loài. Cùng khám phá vẻ đẹp thần bí của một số loài sinh vật biển qua bài viết dưới đây.
Đầu tiên là loài sứa vương miện, hay còn gọi là sứa súp lơ, có tên khoa học là Cephea cephea
Tên gọi của loài sứa này dựa vào chính hình dáng mà chúng sở hữu, đó là có hình gần giống với chiếc vương miện. Sứa có màu xanh tím, có khối lượng lớn, với đường kính khoảng 50 - 60 cm
Loài sứa có màu sắc độc lạ này sống chủ yếu ở các đại dương như: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Biển Đỏ...
Sinh vật biển có vẻ đẹp đến mê mẩn kế tiếp đó là bạch tuộc dừa. Bạch tuộc dừa thu hút bởi việc phát ra ánh sáng lung linh khi chúng hoạt động vào ban đêm
Được biết, ánh sáng đó được phát ra từ hơn 40 xúc tu ở rìa vòi. Và điều đặc biệt là ánh sáng có thể thay đổi liên tục, phát sáng hoàn toàn hoặc ở dạng nhấp nháy
Ngoài ra, bạch tuộc dừa còn được biết đến là một trong những loài sinh vật thông minh nhất dưới đáy đại dương cùng với khả năng tự vệ rất tốt khi dùng những chiếc vỏ dừa làm nơi trú ẩn di động
Tiến đến là loài mực Sepioteuthis lessoniana thường thấy ở khu vực vùng biển Philippines
Loài mực có khả năng thay đổi màu sắc một cách nhanh chóng, linh hoạt, được so sánh với khả năng "biến hình" của loài tắc kè hoa trên cạn
Cá Triplefin sọc tìm thấy nhiều ở vùng biển Indonesia được đánh giá là một trong những loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc đáo
Hay như loài ốc sên Clusterwink sống chủ yếu ở Australia cũng đem đến cho con người những điều ngạc nhiên
Đây được biết đến là loài ốc biển kỳ lạ nhất thế giới, với khả năng phát ra ánh sáng xanh đặc biệt
Loài ốc màu vàng nâu sẽ chuyển sang màu xanh khi bị quấy rầy, hoặc chịu những tác động từ môi trường xung quanh
Loài cá hề hồng sống cộng sinh với hải quỳ cũng là sinh vật biển nhận được nhiều sự quan tâm bởi giới khoa học
Đây là một trong số ít loài có khả năng tự thay đổi giới tính. Chúng sống nhiều ở phía tây Thái Bình Dương, hoặc một số quần đảo ở đông Ấn Độ Dương
Loài tôm huệ biển sọc đỏ sống chủ yếu ở vùng biển Malaysia cũng đem đến nhiều điều bí ẩn khi khám phá. Loài vật được mệnh danh là "bậc thầy" ngụy trang dưới đáy đại dương
Cá chình ruy băng hay còn được gọi với cái tên loài rồng của biển cả, với tên khoa học là Rhinomuraena quaesita cũng là loài sinh vật biển sở hữu vẻ đẹp độc lạ
Loài cá phân bố tự nhiên ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Cá chình ruy băng thu hút bởi 2 màu sắc được kết hợp hài hòa trên thân, đó là xanh dương và vàng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo.vn
Bất ngờ trước khả năng tự phát sáng của một số loài sinh vật Thế giới tự nhiên là một bức tranh muôn hình muôn vẻ của các loài sinh vật, nó luôn khiến cho còn người luôn phải đặt dấu hỏi lớn về những điều thú vị xung quanh. Đặc biệt, phát quang sinh học của một vài sinh vật hiếm hoi trên trái đất là một trong những hiện tượng thiên nhiên tuyệt vời luôn...