Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn ‘thủy quái’ không xương thời hiện đại
Hóa thạch 410 triệu năm của một sinh vật bọc thép cổ quái đã giải thích cách mà người các vị tổ tiên cá mập biến hình để trở thành kẻ thống trị các đại dương từ kỷ Devon đến nay.
Sinh vật mới được đặt tên là Minjinia turgenensis thuộc về một nhóm cá lớn được gọi là “cá nhau thai”, nhóm sinh vật cổ đại đã tiến hóa thành cá mập và tất cả các động vật có xương sống có quai hàm khác.
Cận cảnh mẫu hóa thạch có thể làm thay đổi lịch sử cố sinh vật học – ảnh: Martin Brazeau
Nhóm nghiên cứu từ Anh và Mông Cổ đã kiểm tra một phần vỏ não và mái hộp sọ của Minjinia turgenensis và tìm thấy dạng mô xương chính bên trong các loài xương sụn. Khám phá này cho thấy “mầm mống” của các loài xương sụn đã tồn tại bên trong những con cá thời kỳ trước khi cá mập xuất hiện, và lại ở ngay trong loài họ hàng thân cận với tổ tiên trực hệ của cá mập.
Video đang HOT
Điều này cho thấy các loài xương sụn như cá mập phải tiến hóa từ các vị tổ tiên có xương cứng. Nói cách khác, từ những sinh vật sơ khai, tổ tiên cá mập đã tiến hóa để sở hữu bộ xương cứng hoàn chỉnh, sau đó tự làm tiêu biến đi và thay thế bằng xương sụn. Điều này trái ngược với suy nghĩ trước đây là động vật xương sụn có trước, sau đó mới tiến hóa thành các sinh vật có xương sống cứng cáp.
Tiến sĩ Martin Brazeau, từ Khoa Khoa học Sự sống thuộc Đại học Hoàng gia London và Khoa Khoa học Trái đất thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh), tác giả chính của nghiên cứu cho biết chính bộ xương tiến hóa thành xương sụn đã giúp cá mập trở nên nhẹ nhàng hơn – bộ xương sụn của nó chỉ bằng một nửa trọng lượng so với khung xương cứng cùng kích thước.
Sự tiến hóa tưởng chừng ngược đời này đã giúp cá mập thích nghi hoàn hảo với cuộc sống dưới đại dương, di chuyển nhẹ nhàng và nhanh nhạy hơn. Có thể chính điều đó đã giúp họ hàng cá mập biến thành loài cá toàn cầu đầu tiên, hùng cứ các đại dương khắp thế giới từ 400 triệu năm trước và cho đến ngày nay vẫn là loài thủy quái nguy hiểm bậc nhất.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.
Bí ẩn sinh vật bất tử sống tốt ở hành tinh khác, có thể lai với con người
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã giải mã được bí ẩn của bọ gấu nước tardigrade, sinh vật bất tử có thể đang vui vẻ sống trên... mặt trăng, và con người có thể sẽ phải lai với nó nếu muốn đến hành tinh khác.
Trở ngại lớn nhất của những chuyến tàu đưa con người đến hành tinh khác chính là bức xạ khắc nghiệt, bởi không phải hành tinh nào cũng có một từ quyển và bầu khí quyển đủ mạnh mẽ, dày và chống lại bức xạ tốt như Trái Đất của chúng ta. Bức xạ và những điều kiện khắc nghiệt khác có thể khiến các phi hành gia bị ung thư, đảo lộn quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc thậm chí là chết ngay trên hành tinh họ vừa hạ cánh.
Thế nhưng bọ gấu nước tardigrade thì khác, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy chúng sống trong những nơi "tử địa" của Trái Đất. Với các tính chất đặc biệt, cho dù bị đem đến hành tinh khác, bọ gấu nước vẫn vui vẻ sống khỏe! Vừa qua, các nhà khoa học còn nghi ngờ sinh vật này đã biến mặt trăng thành thuộc địa, sau khi bám lên tàu vũ trụ của Israel.
Di chuyển một loại protein thần kỳ trong sinh vật bất tử sang con người có thể giúp các phi hành gia có được chiếc áo giáp phân tử bền chắc, tự tin du hành đến hành tinh khá - ảnh đồ họa từ NASA
Nhóm khoa học gia từ Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật và gene, thuộc Đại học Bách khoa Madrid (Tây Ban Nha) đã giải trình tự gene của một loài trong chi bọ gấu nước là Ramazzottius varieornatus, để xem xét sự sắp xếp các thành phần axit amin trong Dsup - một loại protein ức chế thiệt hại từ bức xạ. Ở bọ gấu nước, các protein này biến thành một chiếc áo giáp phân tử để bảo vệ con vật.
Năm ngoái, nhà di truyền học danh tiếng Chris Mason từ Đại học Weill Cornel (Mỹ) đã đề xuất phương án hòa trộn DNA của sinh vật bất tử này vào con người, giúp những nhà du hành tương lai có thể chống lại những điều kiện cực đoan của vũ trụ và thực hiện những nhiệm vụ thám hiểm hành tinh khác được an toàn. Đề xuất này rất được giới khoa học ủng hộ và đang là mục tiêu của những nghiên cứu mới, bao gồm công trình này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha đã đưa Dsup vào môi trường nuôi cấy tế bào người và nhận được kết quả đáng kinh ngạc: nó làm giảm 40% sự thiệt hại tế bào khi bị chiếu xạ bởi một luồng tia X mạnh. Dsup còn bảo vệ DNA chống lại các tác động ăn mòn tốt hơn nhiều các gốc hydroxyl mà con người sở hữu. Dsup bám vào các sợi axit nucleic, làm lệch hướng hoặc hấp thụ các yếu tố khó chịu có thể gây ảnh hưởng tế bào sống.
Ngoài ra, Dsup hoàn toàn dễ dàng "uốn cong" để phù hợp với DNA của một sinh vật khác không phải bọ gấu nước và cung cấp cho sinh vật đó một bộ áo giáp phân tử tương tự sinh vật bất tử này.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.
Sự thật sốc về xác ướp thiêng không phải con người trong mộ cổ Ai Cập Một máy quét micro-CT đã vén màn bí ẩn hàng ngàn năm về những xác ướp kỳ lạ, không phải là con người mà là những sinh vật đại diện cho những vị thần tôn kính của người Ai Cập. Các nhà khoa học từ Trung tâm Ai Cập tại Đại học Swansea (Anh) đã bị sốc khi kết quả chụp CT hé...