Sinh non con ốm yếu, nghe bác sĩ nói nguyên nhân mẹ ôm đầu: “Do công việc văn phòng”
Thói quen xấu khi làm công việc văn phòng suýt nữa đã khiến Tiểu Hồng phải hối hận.
Khi mang bầu, nếu có sức khỏe tốt, thai kỳ ổn định thì hầu hết các mẹ đều lựa chọn đi làm, duy trì công việc đến thời điểm sinh con. Tuy nhiên, lúc này mọi thói quen sinh hoạt, ăn uống của mẹ đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu cần rất cẩn thận. Gần đây, trên một diễn đàn dành cho chị em phụ nữ tại Trung Quốc, một bà mẹ trẻ đã chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo những mẹ bầu khác về một thói quen hầu hết các dân văn phòng đều gặp phải.
Bà mẹ Trung Quốc này tên là Tiểu Hồng, sau khi tốt nghiệp đã kết hôn ngay. 3 tháng sau, gia đình cô vui mừng đón tin cô mang thai bé đầu lòng. Vậy nhưng lúc này, do mới xin đi làm nên Tiểu Hồng không muốn nghỉ việc ở nhà dưỡng thai dù cả bố mẹ và chồng đều thuyết phục.
Tiểu Hồng chia sẻ bản thân cô là người khá cầu toàn nên luôn muốn tự mình hoàn thành mọi công việc, dù mang thai mệt mỏi cũng không muốn nhờ vả đồng nghiệp giúp đỡ. Khi mang thai tháng thứ 6, mẹ bầu trẻ cảm thấy bé chuyển động không bình thường nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ cho biết con cô có dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai do mẹ thường xuyên thức khuya, ăn uống thất thường.
Con trai Tiểu Hồng chào đời khi mới hơn 7 tháng và rất ốm yếu.
Vậy nhưng vì “tham công tiếc việc”, cô vẫn không chịu nghỉ việc mà chỉ cố gắng điều chỉnh lại chế độ ăn. Cuối cùng đến tháng thứ 7 của thai kỳ, sau khi hoàn thành một dự án lớn, Tiểu Hồng mới quyết định xin nghỉ sớm để chuẩn bị sinh con vì gia đình thuyết phục quá nhiều.
Vậy nhưng lúc này, cô lại gặp một bất thường là thường xuyên cảm thấy đau buốt khi đi vệ sinh. Linh cảm có chuyện chẳng lành, cô lập tức cùng chồng đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi siêu âm và nghe tim thai, các bác sĩ lập tức yêu cầu mổ lấy thai gấp. Đứa bé đang có dấu hiệu yếu dần do thiếu oxy. Cuối cùng con trai Tiểu Hồng chào đời sớm tới 10 tuần, ốm yếu và phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt hơn 1 tháng mới được xuất viện. Sau khi về nhà, việc chăm sóc một đứa trẻ sinh non cũng khiến Tiểu Hồng mệt mỏi và vất vả hơn nhiều.
Video đang HOT
Lúc này các bác sĩ mới tìm hiểu và kết luận nguyên nhân gây suy thai của Tiểu Hồng có thể đến một phần từ thói quen nhịn tiểu của cô. Bà mẹ trẻ lúc này mới ôm đầu hối hận. Cô cho biết bởi vì khi mang thai nhu cầu đi tiểu rất nhiều nhưng lượng công việc lớn khiến cô thường xuyên nhịn hoặc cố tình uống ít nước đi để hạn chế đào thải. Vì nguyên nhân này mà Tiểu Hồng còn bị viêm đường tiết niệu, phải điều trị suốt 2 tháng sau sinh.
Bác sĩ cho rằng một phần nguyên nhân đến từ thói quen xấu của nhiều người làm việc văn phòng là nhịn tiểu.
Theo các bác sĩ, nhịn tiểu khi mang thai là thói quen xấu tất cả các mẹ bầu cần phải bỏ ngay lập tức. Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt dẫn đến nguy cơ sinh non.
Ngoài ra, nhịn tiểu lâu còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, vì niệu đạo ngắn, hơn nữa xung quanh niệu đạo có nhiều nguồn vi trùng (hậu môn, âm đạo) có thể khiến chúng ngược dòng lên trên gây nhiễm trùng.
Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng?
Sắt là nguyên liệu chính để sản xuất máu cho cơ thể. Khi mang thai, nhu cầu sắt ở người mẹ tăng lên rất nhiều. Do đó, nếu không chuẩn bị bổ sung sắt trước khi mang thai thì mẹ và bé rất có nguy cơ thiếu máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
1. Tại sao cần bổ sung sắt trước khi mang thai?
Sắt là thành phần chính để cấu tạo ra huyết sắc tố hemoglobin. Hemoglobin lại có chức năng mang oxy đi khắp cơ thể, phục vụ quá trình hô hấp của tế bào. Nếu thiếu sắt kéo dài, quá trình sinh hồng cầu sẽ bị rối loạn, dẫn đến thiếu máu. Chúng ta cần sắt mỗi ngày, việc bổ sung sắt trước khi mang thai càng quan trọng hơn.
Khi mang thai, thể tích máu ở người mẹ sẽ tăng lên khoảng 50% so với bình thường. Do đó, nhu cầu sắt của cơ thể cũng tăng lên 6 lần. Vì cơ thể người phụ nữ đều trải qua kỳ kinh nguyệt hàng tháng nên lượng sắt dự trữ trong người không nhiều. Nếu người mẹ không bổ sung sắt trước khi mang thai thì nguy cơ bị thiếu máu thai kỳ là rất cao.
Những nguy hiểm mà mẹ bầu và thai nhi sẽ gặp nếu thiếu máu thai kỳ là:
- Đối với phụ nữ mang thai: Thiếu máu nhẹ thường gây ra hoa mắt, chóng mặt. Nếu không cẩn thận, mẹ bầu có thể bị té ngã gây sảy thai. Nếu thiếu sắt kéo dài sẽ làm tăng tỉ lệ nhiễm trùng, nâng cao nguy cơ tử vong của mẹ và bé. Thiếu sắt cũng có thể gây biến chứng hậu sản, chẳng hạn như băng huyết sau sinh.
- Đối với thai nhi: Thiếu sắt sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chẳng hạn như suy dinh dưỡng bào thai, nhiễm trùng, nhẹ ký, sinh non, thai nhi phát triển kém về cả thể lực và trí lực. Vì vậy, thiếu sắt kéo dài sẽ khiến chỉ số IQ của trẻ sinh ra sụt giảm rất nhiều.
Theo nghiên cứu, cơ thể người phụ nữ cần dự trữ được tối thiểu 300mg sắt trước khi thụ thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh. Vì những lí do trên, bổ sung sắt trước khi mang thai là việc làm cần thiết, các mẹ bầu không được lơ là. Bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp cơ thể người mẹ khỏe mạnh, sẵn sàng cho một thai kỳ hoàn hảo. Thai nhi cũng sẽ phát triển toàn diện và an toàn hơn.
2. Bổ sung sắt trước khi mang thai thế nào cho đúng?
Sắt khá dồi dào trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Ví dụ như rau ngót, rau muống, cá biển, thịt nạc,... Tuy nhiên, sắt từ thực phẩm là không đủ để phục vụ nhu cầu cho phụ nữ trước khi mang thai. Mặt khác, không phải cơ thể nào cũng dễ dàng hấp thu sắt có trong thức ăn. Do đó, cách bổ sung đầy đủ và đơn giản nhất là uống bổ sung sắt trước khi mang thai. Đây là cách làm hiệu quả và rất tiện lợi. Tuy nhiên, bổ sung sắt trước khi mang thai cũng cần lưu ý khá nhiều điều nếu không muốn phản tác dụng:
- Khi có kế hoạch mang thai, bạn hãy đi khám bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn về loại sắt bạn nên uống và liều lượng thích hợp.
- Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, cần bổ sung sắt trước khi mang thai ít nhất 3 tháng, với liều lượng là 30 - 60mg sắt mỗi ngày.
- Có 2 loại sắt là sắt nguyên tố và sắt hợp chất. Nếu bạn cần 30mg sắt nguyên tố mỗi ngày thì cần uống 90mg sắt sulfate, 90mg sắt funmarat, 150mg sắt sulfate heptahydrate, hoặc 250mg sắt gluconate. Vì bổ sung sắt trước khi mang thai qua đường tiêu hóa thì cơ thể chỉ hấp thụ được 10 - 20%. Do đó, nếu cơ thể cần 30mg sắt nguyên tố thì bạn cần uống khoảng 150mg sắt nguyên tố.
- Không uống sắt cùng với canxi hoặc sữa bởi canxi làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Canxi và sắt nên uống cách nhau ít nhất 1 giờ đồng hồ. Nên uống sắt cùng với vitamin C hoặc các loại nước ép hoa quả để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
- Không uống sắt vào buổi tối bởi sắt sẽ gây khó ngủ.
- Bổ sung sắt trước khi mang thai có thể gây nóng trong, táo bón. Để hạn chế tác dụng phụ này, mọi người nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh. Nếu tình trạng táo bón nghiêm trọng, hãy xin ý kiến của bác sĩ để được tư vấn đổi thuốc hoặc giảm liều lượng.
Mai Nhung
Khi mang thai, bộ phận này mẹ không nên vệ sinh quá sạch, cũng không chạm vào để tránh sinh non Rốn là bộ phận mẹ bầu cực kỳ nên tránh chạm vào trong thời gian mang thai vì dễ gây sinh non. Một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc chia sẻ câu chuyện của mình. Khi mang thai đến tuần thứ 32, một ngày đẹp trời cô nằm sưởi nắng ở ban công thì bỗng nhiên bị chiếc rốn của mình thu hút....