Sinh nhật thứ 50 của Simeone: Từ vực thẳm Catania tới đỉnh cao Atletico Madrid
Anfield hai tháng trước là nơi kết thúc cho mọi mơ ước và sự kiêu hãnh của Juergen Klopp. Ông đã đầu hàng trước một Diego Simeone kiên định, tinh quái, biết cách dồn nén và chịu đựng.
Đánh bại những ứng viên vô địch Champions League luôn là việc giỏi nhất mà Atletico Madrid có thể làm được ở cựu lục địa, họ khuất phục Barcelona của Leo Messi hùng mạnh đến hai lần, nhấn chìm Bayern Munich phóng khoáng của Pep Guardiola và cả Liverpool cuồng nhiệt của Juergen Klopp.
Những bài học từ Guardiola
Ở xứ sở sương mù ngày hôm đó, El Cholo đã tái sinh rực rỡ sau khi Atletico Madrid gần như không thể ngẩng mặt chơi bóng trước Liverpool mạnh mẽ, gấp gáp và cuồn cuộn khí thế để nuốt chửng những chàng trai của HLV người Argentina.
Atletico Madrid đã sống sót trong lằn ranh mong manh, trong cái bấu víu cheo leo bên bờ vực thẳm, họ may mắn không để thua nhiều hơn một bàn trong 90 phút chính thức, không có nổi một cú sút trúng đích trước khung thành của Alisson Becker, và những pha phản công hay tấn công luôn bị bẻ gãy chỉ sau vài đường chuyền.
Đội bóng áo sọc đỏ trắng bị chìm nghỉm trong cơn cuồng phong màu đỏ, hết lần này đến lần khác, trái bóng liên tục xuất hiện trước mắt Jan Oblak, người đã có một đêm hoàn hảo, và là một trong những biểu hiện rõ nét cho cá tính của Diego Simeone.
Sự bền bỉ hoặc khả năng sinh tồn đấy đã được HLV người Argentina tôi luyện ở Catania 9 năm trước, trong 4 tháng rưỡi làm việc ở Sicilia, khi giúp đội bóng Italy trụ hạng thành công và tránh được sự sụp đổ dây chuyền về tài chính.
“Catania là bài học thực tiễn đáng giá của tôi”, Diego Simeone nói về việc hình thành phong cách cầm quân của mình, “Tôi đã trưởng thành trong gian khó, những ý tưởng bóng đá và sự can trường của Atletico Madrid hiện tại đều tới từ nước Ý”.
Khi Simeone tới đây, đội bóng này trở nên hỗn loạn và bi quan, không ai nhìn thấy một cơ may nhỏ nhoi nào để Catania trụ lại được giải đấu cao nhất xứ mì ống. Người tiền nhiệm của ông Giampaolo bị nguyền rủa nặng nề và Simeone giống như một cứu tinh ở nơi mà 12 người đồng hương của ông, bao gồm những học trò cũ Mariano Andújar, Alejandro Gómez và Pablo Álvarez, sẵn sàng cho một cuộc tử chiến ở phía trước.
“Cứ như thể tôi chưa từng rời khỏi nơi này”, Diego Simeone tiết lộ, “Tôi luôn có mối liên hệ với Serie A, với đất nước này và tôi hi vọng có thể sẽ mở ra một vòng quay dài lâu cho Catania”, HLV người Argentina nhắc để mọi người nhớ, ông đã chơi bóng ở đây 8 năm từ Pisa tới Inter Milan và Lazio, ở thời kì mà những ngôi sao lớn nhất thế giới đều tụ hội tại đây, những chiến lược gia xuất sắc sản sinh từ đây và những tiền vệ khét tiếng như ông cũng hình thành cá tính tại mảnh đất này.
Simeone, một biểu tượng của chiến thắng trong bóng đá hiện đại
Cần nhắc lại một chút, trước khi bay ngang Đại tây dương và chọn điểm dừng chân đầu tiên ở Italy, Diego Simeone đã đạt được những thành công tại xứ sở Tango cùng với Estudiantes, Racing Club, River Plate và San Lorenzo, nhưng ông thật sự là người vô danh trên cương vị HLV trưởng tại cựu lục địa.
10 năm trước, Barcelona của Pep Guardiola là hình mẫu học hỏi của mọi đội bóng hoặc mọi HLV, và Simeone đã gây ngạc nhiên khi tới theo dõi một buổi tập của đội bóng xứ Catalunya, nhưng rồi ông nhanh chóng nhận ra rằng, kiểm soát bóng không phải là triết lý bóng đá mình theo đuổi.
Ngã rẽ Catania…
“Simeone luôn giống như một HLV ở trên sân vậy”, Luigi Simoni, người có một mùa giải làm việc ngắn ngủi với Diego Simeone tại Inter Milan nói với Gazzetta dello Sport, “Trong kinh nghiệm ít ỏi của mình, tôi biết rằng cậu ấy sẽ là một HLV vĩ đại”.
Thứ bóng đá mà Inter Milan chơi ở mùa bóng đó là sự phản ánh của Catenaccio trong quá khứ, phòng ngự và phản công, tấn công nhanh như chớp và cố gắng triệt tiêu lối chơi của đối thủ, nhưng Simoni đã dạy cho Simeone về tính cần thiết của việc xây dựng nền tảng và cấu trúc phòng ngự.
Sự hiểu biết về bóng đá Ý đã phát huy giá trị đúng lúc. Simeone nhanh chóng thích ứng với tình thế khó khăn của đội bóng, dù phải làm việc với những cầu thủ rệu rã về tinh thần khi đó, nhưng HLV người Argentina đã biến mỗi buổi tập ở Catania thành những ngày đáng nhớ với tất cả.
Các hệ thống chiến thuật như 4-2-3-1 hay 4-3-1-2 được rèn giũa kĩ lưỡng với sự sắp đặt tài tình của Simeone, Adrian Ricchiuti được chơi ở vị trí thấp nhất ở hàng tiền vệ với vai trò làm bóng, anh là mạch máu để nuôi dưỡng Maxi López, Gonzalo Bergessio và Francesco Lodi ở phía trên.
Catania lúc đó luôn vui vẻ nhường bóng cho các đối thủ nhưng họ kiểm soát mọi không gian chơi bóng, ý tưởng là không tạo ra khoảng trống nào giữa các tuyến phòng ngự để các đối thủ có thể vượt qua, trước khi giành lấy bóng và thực hiện những pha phản công cực nhanh.
Đội bóng của Simeone luôn giữ chặt phần sân nhà khi phòng ngự, với các tiền vệ lùi rất nhanh về phía sau và thu hẹp các khoảng trống khi không có bóng trong chân, cùng lúc đó, các tiền đạo lùi về vạch giữa sân để ngăn chặn đối thủ tấn công vào trung lộ, chiến thuật đó dường như là rất quen thuộc với những ai theo dõi Atletico Madrid của thì hiện tại.
4 tháng rưỡi sau khi tiếp quản đội bóng, Diego Simeone chia tay Sicilia và Catania trụ hạng ngoạn mục với 10 điểm hơn nhóm xuống hạng, dù trong 4 trận đầu tiên của Simeone tại Serie A, đội bóng của ông chỉ giành được 1 điểm duy nhất, trước khi có bước ngoặt quan trọng với chiến thắng trước Lecce trên sân nhà trong 10 phút cuối nhờ cú đúp của Francesco Lodi.
“Tôi muốn có một đội ngũ tận tụy”, Simeone tuyên bố khi nhận lời thay thế Manzano tại Atletico Madrid, “Một cầu thủ biết tôn trọng đối thủ, chạy hết mình và hiểu được sự thông minh trong trò chơi này”. Chủ nghĩa thực dụng và khát khao chiến thắng của Diego Simeone đã hình thành và được tất cả những cầu thủ Atletico Madrid thấm nhuần, họ giành chức vô địch La Liga, Siêu cúp Tây Ban Nha và Europa League chỉ với 49,1% thời lượng kiểm soát bóng. Đó là một di sản không thể thay thế được ở Wanda Metropolitano 10 năm qua, kể từ tháng 12 năm 2011.
El Cholo: Kẻ khó nhằn ở Palermo
Thuật ngữ Cholo ban đầu được sử dụng với mục đích xúc phạm hoặc nhạo báng với những người đàn ông Mỹ Latinh thuộc tầng lớp thấp hơn. Nhưng theo thời gian, nó đã có được ý nghĩa mới. Ngày nay, nó thường được dùng với ngụ ý về một người thông minh, bền bỉ và khó nhằn. Ở Nam Mỹ trước đây, một vận động viên có biệt danh Cholo nổi tiếng trước cả Simeone là võ sĩ người Panama, Roberto Duran, người đã chấp nhận biệt danh này với niềm tự hào đã chiến đấu hoàn toàn theo cách của mình với những cá tính được hình thành từ khu ổ chuột.
Diego Simeone được sinh ra trong điều kiện thuận lợi hơn ở quận Palermo của Buenos Aires vào ngày 28 tháng 4 năm 1970. Mẹ ông là thợ làm tóc và cha ông là nhân viên bán hàng. Và ông nhanh chóng hiểu được tầm quan trọng của sự chăm chỉ, điều chứng minh rằng rất có lợi cho lựa chọn cuối cùng trong việc phát triển sự nghiệp, và sau này, phòng ngự là lựa chọn tốt nhất mà ông dành cho Atletico Madrid.
Trần Dũng
Diego Simeone và cuộc tái sinh của gã gangster đường phố
Giống như một gã gangster trong những bộ phim Nam Mỹ, Simeone xây dựng mình trở thành kẻ phản diện thu hút giữa thời buổi bóng đá ưa chuộng lối chơi đẹp mắt.
Juergen Klopp giận dữ với trọng tài và chứng kiến chiếc thẻ vàng được ông vua áo đen rút ra cho mình. Bên cạnh đó, Diego Simeone giơ hai tay lên trời hưởng ứng cơn cuồng nộ từ khán đài sân Wanda Metropolitano.
Atletico Madrid đang dẫn Liverpool 1-0 ở lượt đi vòng 16 đội Champions League. Mỗi khi thứ ngôn ngữ cơ thể của Simeone lên tiếng, các CĐV Atletico sục sôi và bùng nổ trên khán đài.
Simeone ăn mừng chiến thắng của Atletico trước Liverpool. Ảnh: Getty.
Nhiều năm trôi qua từ ngày Simeone về lại thành Madrid. Bóng đá thế giới đã thay đổi nhiều từ ngày đó. Đa phần các đội bắt đầu chủ động cầm bóng và chơi thứ bóng đá chuyền nhiều, cuốn hút theo kiểu Pep Guardiola hoặc pressing táo bạo theo kiểu Juergen Klopp.
Đó là bóng đá đẹp và cuốn hút, theo định nghĩa của nhiều người, ngoại trừ Simeone.
Gã gangster của bóng đá
Chàng thanh niên 17 tuổi Simeone được gọi lên đội U20 Argentina lần đầu tiên. Anh phải có mặt ở trung tâm huấn luyện của LĐBĐ Argentina tại Buenos Aires đúng giờ. Sáng hôm sau, Simeone đến sớm và chờ đợi màn ra mắt. 10 phút rồi 30 phút trôi qua, anh chưa thấy ai tới.
Simeone bắt đầu cảm thấy lo lắng. Anh mua một tờ báo và hỏi người bán rằng các cầu thủ trẻ của đội U20 Argentina đã đi đâu. "Họ đã rời đi rồi, từ lúc 7h", người bán báo đáp.
Bầu trời tưởng như sụp đổ với Antonio Mohamed, người cũng được triệu tập cùng với Simeone. Lần đầu tiên anh được gọi lên đội U20 quốc gia, và Mohamed đã bỏ lỡ cơ hội chỉ vì đến trễ.
Mohamed và Simeone sau đó nhận ra họ phả bắt hai chuyến xe bus để đuổi kịp các đồng đội. Chuyến xe đầu tiên mọi thứ đều ổn với 2 cầu thủ. Đến chuyến thứ 2, Mohamed và Simeone hết tiền.
"Hãy tìm một chiếc xe bus khác và đi nào", Simeone bảo với Mohamed. HLV trưởng hiện tại của Atletico khi đó chỉ vào mặt mình và tuyên bố với tài xế xe bus: "Hãy nhớ lấy gương mặt này. Một ngày nào đó tôi sẽ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Tôi sẽ chơi cho ĐTQG Argentina. Tôi sẽ là ngôi sao. Hãy nhớ tên tôi và tên cậu ta. Chúng tôi chỉ cần một ân huệ nhỏ".
Tuy nhiên, tay tài xế cứng đầu nọ quyết định thả Simeone và Mohamed xuống xe. Cả 2 còn cách điểm tập kết mới của đội 6 km. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc chạy.
Mỗi khi Mohamed cảm thấy nản và muốn dừng lại, Simeone thúc giục người bạn tiếp tục. Khi họ đến sân tập, buổi hội quân đã kết thúc.
Những lời giải thích của Mohamed và Simeone đến tai HLV trưởng đội U20 Carlos Pachame, và ông nói lại với HLV trưởng ĐTQG Argentina Carlos Bilardo. Một tuần sau, Bilardo đưa 2 cậu nhóc đến tập cùng ĐTQG xứ Tango đang chuẩn bị cho World Cup 1990.
Một năm sau, Mohamed và Simeone trở thành những ngôi sao đá chính cho ĐTQG Argentina. Họ giúp nền bóng đá xứ Tango vô địch Copa America năm 1991 và 1993.
Cùng với những cái tên lẫy lừng như tiền vệ Fernando Redondo hay tiền đạo Gabriel Batistuta, Simeone là nhân tố chủ chốt trong lối chơi của ĐTQG Argentina ngày đó. Tuy nhiên, nếu Redondo và Batistuta khiến người hâm mộ phát cuồng vì những bàn thắng và các pha nhảy múa trên sân cỏ, Simeone chọn làm những phần việc xấu xí nhất cho đội bóng.
Tấm thẻ đỏ oan nghiệt mà David Beckham nhận trong trận Anh thua Argentina tại World Cup 1998 là minh chứng cho vai trò của Simeone. "Tôi ngáng chân Beckham và cả hai ngã nhào ra sân. Khi tôi cố gắng đứng dậy, anh ta dùng gót giày đá từ phía sau", Simeone kể.
Sau khi Beckham trả đũa, Simeone lăn lộn vài vòng trên sân, và đã "đánh lừa" được trọng tài. Beckham nhận thẻ đỏ và bị truất quyền thi đấu. Argentina giành chiến thắng sau loạt đá penalty, còn Beckham trở về quê hương giữa những lời nguyền rủa.
Báo chí Anh ngày đó viết: "10 trái tim sư tử ngoan cường và một thằng nhóc xuẩn ngốc". Trong top 100 điều người Anh ghét nhất trên Channel 4 năm 1998, cựu sao MU đứng thứ 9 trong danh sách.
Nhiều năm sau, Simeone nhắc lại chuyện cũ: "Beckham khi ấy là một hiện tượng. Cậu trẻ, đẹp trai, tóc vàng... Beckham rất giỏi và điều duy nhất bạn muốn làm là khiêu khích anh ta". Sau cùng, kẻ bị khiêu khích là người thua cuộc. Bóng đá Nam Mỹ có một câu nói nổi tiếng về sự tiểu xảo: "Hãy ra sân và chơi bóng với lưỡi dao rít trong kẽ răng".
Daily Mail từng bình luận Simeone giống như một gã gangster thuộc các băng đảng trong những bộ phim Nam Mỹ. Ông bất chấp thủ đoạn, làm tất cả để có thể giúp đội nhà chiến thắng. Trên sân, ông và các học trò là những người lính. Họ chiến đấu để giành giật sự sống và chiến thắng.
Simeone là nguyên nhân gây ra tấm thẻ đỏ oan nghiệt cho Beckham năm 1998. Ảnh: Getty.
Vị vua của bóng đá thực dụng
Simeone có sự nghiệp cầu thủ không đến nỗi nào. Ông giành cú đúp La Liga và Copa del Rey mùa 1995/96 cùng Atletico, vô địch UEFA Cup mùa 1997/98 cùng Inter, đoạt cú ăn ba cùng Lazio mùa 1999/00. Trước đó là những thành công Simeone có được cùng Argentina tại Copa America.
Tuy nhiên, khi so sánh với những huyền thoại như Diego Maradona hay Alfredo Di Stefano, Simeone chẳng là ai cả. Ông chỉ là tiền vệ phòng ngự lành nghề với những ngón đòn tiểu xảo nổi tiếng của bóng đá Nam Mỹ.
Phải đến khi bắt đầu nghiệp HLV, Simeone mới trở thành một trong những chiến lược gia hay nhất bóng đá xứ Tango từng sản sinh.
Simeone trở lại Atletico vào những ngày cuối năm 2011. Khi đó đội bóng sọc đỏ-trắng thành Madrid đang xếp thứ 13 ở La Liga và thậm chí kém cả Sevilla, Valencia hay Villarreal. 6 tháng sau, Atletico vô địch Europa League lần thứ 2 trong lịch sử. Tuy nhiên, kỳ tích nhất vẫn là chức vô địch La Liga năm 2014, mà Simeone và các học trò đoạt trước Real và Barca.
Oscar Ortega, một HLV thể lực người Uruguay từng nhiều năm làm việc ở Atletico, tin rằng Simeone đã thay đổi lịch sử CLB thành Madrid, theo thứ bóng đá đặc trưng của ông ấy.
"Ngay cả trong một buổi tập, tôi cũng ghét cảm giác bị thất bại", Simeone nói với FourFourTwo. "Nhiều người có thể nói họ muốn chơi bóng giống như Barca, nhưng Atletico không thể và sẽ không bao giờ có thể chơi như Barca. Người ta hay bị ám ảnh bởi việc kiểm soát bóng, nhưng tôi thích việc chiến thắng mà không cần kiểm soát bóng hơn".
Dưới thời Simeone, Atletico trở thành tập thể thống nhất. HLV người Argentina khẳng định ông dành 25 giờ đồng hồ một ngày để nghĩ về bóng đá và Atletico.
Dưới thời "El Cholo", Atletico giành 7 danh hiệu lớn, bao gồm La Liga, Europa League, Copa del Rey, Siêu cúp châu Âu và Siêu cúp Tây Ban Nha. FourFourTwo từng bình luận Atletico là một trong những đối thủ khó đánh bại nhất ở Champions League nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, đó cũng là nỗi đau của Simeone.
Real đều phải mất hơn 90 phút để có thể đánh bại Atletico trong 2 trận chung kết Champions League đầu tiên trong sự nghiệp HLV của Simone. Chiến lược gia người Argentina tưởng có lúc đã rất gần với danh hiệu lịch sử, nhưng sụp đổ vào phút chót.
Đối với một HLV bị ám ảnh bởi chiến thắng như Simeone, để thua tới 2 trận chung kết trong 3 năm liền (2014, 2016) quả là chén đắng khó nuốt.
"Tôi đã nghĩ đến việc ra đi", HLV Simeone tiết lộ sau thất bại trước Real ở San Siro tháng 5/2016. Các CĐV Atletico sau đó không ai trách Simeone và cầu thủ, vì biết rằng họ đã nỗ lực hết sức. Không có HLV người Argentina, sẽ không có một Atletico như hôm nay. Simeone chấp nhận ở lại với tuyên bố "không quay đầu nhìn về thất bại".
Simeone 2 lần thua cay đắng trước Real ở chung kết Champions League. Ảnh: Getty.
Tái sinh
Simeone đã thề mình sẽ không bao giờ phá vỡ lời hứa với Atletico. Ông chỉ ra đi khi đã giúp CLB này vô địch Champions League. Chiến lược gia người Argentina sau đó hai lần ký hợp đồng mới với Atletico, để tiếp tục triều đại của mình tại CLB và hưởng lương 43,6 triệu euro/năm.
Sau khi Atletico loại nhà đương kim vô địch Liverpool khỏi vòng 16 đội Champions League, Guardian tin Simeone đã trở lại.
Đây là mùa giải khó khăn với Atletico, được tiếp nối từ năm ngoái, khi CLB thành Madrid dừng bước ở vòng 16 đội Champions League và đầu hàng sớm trước Barca trong cuộc đua La Liga.
Mùa trước, Atletico bị Juve loại ở vòng 16 đội Champions League. Mùa trước nữa, CLB thành Madrid phải xuống chơi ở Europa League. Trong thời đại mà hầu hết CLB lớn đều có cách tiếp cận trận đấu chủ động hơn, lối chơi thiên về phòng ngự và chờ đợi đối phương phạm sai lầm của Simeone có thể đã lỗi thời.
Tuy nhiên, chiến thắng rực rỡ trước Liverpool trong cả hai lượt trận cho thấy ánh hào quang của Simeone ở Atletico chưa mất đi.
"Atletico là một gia đình. Và gia đình thì sẵn sàng chết cùng nhau", Simeone từng nói. "Những chàng trai của tôi không sợ cái chết. Họ yêu CLB này cũng như các CĐV cuồng nhiệt nhất. Không có điều đó, chúng tôi không thể chiến thắng".
HLV Juergen Klopp sau trận thua 0-1 ở lượt đi đã tuyên bố khi đối đầu với Simeone, ông có cảm giác mình bị biến thành một tay bảo vệ của trường mẫu giáo. "Mọi người nói tôi hay giàu cảm xúc, nhưng Simeone còn giàu cảm xúc gấp 3 lần tôi", Klopp nói.
Với Simeone, bóng đá là cuộc chiến của cảm xúc. "Tôi luôn nghĩ bóng đá giống những trận boxing trên đường phố", HLV người Argentina viết trong cuốn tự truyện. Nó là cảm xúc, là chiến đấu để chiến thắng nỗi sợ của bản thân.
Simeone từng khẳng định khi đã nỗ lực hết sức, ông sẽ không ngoái lại nhìn những thất bại. Đó có thể là lý do giúp Atletico đánh bại Liverpool, để tiếp tục hành trình tái sinh của mình tại Champions League.
Premier League 2019/20: Trao cúp thì quá tốt, không trao... càng tốt Sẽ là chuyện quá tốt đẹp nếu như các nhà tổ chức Premier League quyết định trao luôn chiếc cúp vô địch cho Liverpool, bất kể Premier League rút cuộc sẽ đá tiếp hay bị hủy bỏ. Đấy sẽ là quyết định mà Liverpool được, nhưng không có đội nào mất. Còn nếu phải sớm chấm dứt Premier League nhưng người ta vẫn...