Sinh kế đồi – rừng nâng thu nhập cho người dân Đắk Lắk
Từ thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng khó khăn.
Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, cùng quan điểm “trao cần câu, không trao con cá”, các mô hình sinh kế từ chương trình giảm nghèo bền vững đang được tỉnh Đắk Lắk thực hiện hiệu quả. Từ thay đổi phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng khó khăn.
Vui vẻ giới thiệu về đồi keo lai phát triển xanh tốt, ông Sùng Minh Phương, ở thôn Ea Bar, xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết, thành quả này phần lớn là nhờ nguồn vốn từ Dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trước kia, trên 3 ha đất cằn, gia đình ông trồng ngô, sắn, đậu…, năng suất thấp, giá cả bấp bênh nên cái nghèo cứ luẩn quẩn.
Mô hình sinh kế đồi – rừng đang phát huy hiệu quả ở xã đặc biệt khó khăn Cư Pui của Đắk Lắk.
Tháng 5/2019, từ sự hỗ trợ của dự án giảm nghèo bền vững, ông mạnh dạn chuyển đổi sang trồng keo. Tuy thời gian kéo dài 4-5 năm mới khai thác, nhưng chi phí đầu tư thấp, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng xen các cây khác dưới tán cây đã giúp ông yên tâm chuyển đổi.
Video đang HOT
“Trước đây đất đồi chỉ trồng cây mì nên tốn nhiều công chăm sóc nhưng hiệu quả thu về không được bao nhiêu. Từ ngày được chính quyền hỗ trợ chuyển đổi qua trồng cây keo lai đã thấy rõ hiệu quả vì không tốn công nhiều công chăm sóc, giá thu mua keo lai hiện nay cũng cao. Khoảng 2 năm nữa rừng keo sẽ cho thu hoạch, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư trồng cây keo và mong muốn mở rộng thêm diện tích trồng keo”, ông Sùng Minh Phương nói.
Cũng là một người dân được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ từ Dự án giảm nghèo bền vững khu vực Tây Nguyên, từ tháng 8/2018, bà Hà Thị Hồng, thôn Ea Bar đã chuyển đổi 6 sào cà phê già cỗi, kém năng suất sang trồng dứa nếp lai không gai.
Trái dứa ở Cư Pui nói riêng, Krông Bông nói chung có ưu điểm quả to, giòn và nhiều mật nên được khách hàng rất ưa chuộng. Hiện với giá bán từ 15.000 – 18.000 đồng/trái, vườn dứa đem lại thu nhập cho gia đình bà từ 50 – 70 triệu đồng/vụ. Ngoài ra, với giá 1.000 đồng/chồi dứa giống, gia đình còn có khoản thu gần 10 triệu đồng.
“Gia đình được hỗ trợ từ dự án 6 sào đất trồng với 6.000 mắt dứa, sau đó gia đình bỏ tiền đầu tư mua mắt và trồng thêm 1 ha, năm ngoái đã cho thu. Dự tính năm nay gia đình sẽ mở rộng diện tích khoảng 8 sào trồng dứa nữa”, bà Hà Thị Hồng chia sẻ.
Dự án giảm nghèo Tây Nguyên hỗ trợ người dân Krông Bông trồng dứa trên đất đồi cho thu nhập cao.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cư Pui, huyện Krông Bông cho biết, Cư Pui là xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk với 90% dân số là người dân tộc thiểu số. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, trong 3 năm qua, 200 ha đất đồi cằn cỗi đã được người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trồng keo lai, bạch đàn, dứa nếp lai đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Từ hiệu quả của mô hình đồi – rừng kết hợp, nhiều hộ dân ở Cư Pui đã đăng ký trồng rừng để phát triển kinh tế. Với lợi thế về đất đai rộng, kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu, cũng là một trong những định hướng phát triển của địa phương trong giai đoạn tới.
Ông Nguyễn Văn Tâm cho biết, riêng năm 2021 này, xã Cư Pui phấn đấu trồng được 300 ha rừng sản xuất thông qua các chương trình của dự án, cũng như các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo của nhà nước, địa phương đang đẩy mạnh trồng rừng trên địa bàn xã.
“Với mục đích chuyển đổi những diện tích không thích hợp trồng hoa màu sang trồng rừng, nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế tình trạng xói mòn ở khu vực… sau 5 năm trồng rừng, nhiều bà con đã cải thiện được thu nhập. Tới đây, xã tiếp tục tạo điều kiện cho người dân bằng cách thông qua dự án giảm nghèo bền vững hỗ trợ giống, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn từ ngân hàng chính sách để hỗ trợ trồng rừng”, ông Tâm khẳng định.
Hiệu quả từ mô hình tạo sinh kế đồi – rừng ở Cư Pui đã giúp người dân thay đổi thói quen sản xuất, không còn tư tưởng ỉ lại, thụ động, biết khai thác những lợi thế của địa phương để tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương trong tỉnh Đắk Lắk nhằm triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo bền vững./.
Phường Hải Ninh phát triển khai thác hải sản theo hướng bền vững
Những năm qua, cấp ủy, chính quyền phường Hải Ninh (thị xã Nghi Sơn) đã thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, nhất là chú trọng khai thác hải sản, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho ngư dân.
Tàu thuyền của ngư dân phường Hải Ninh về bến neo đậu.
Trước đây, hoạt động khai thác hải sản vùng ven bờ của ngư dân phường Hải Ninh gặp nhiều khó khăn do tàu sử dụng kích điện, thiết bị khai thác hủy diệt khiến nguồn lợi thủy sản cạn kiệt. Trước tình hình đó, phường đã thực hiện các giải pháp nhằm khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo hướng bền vững. Đồng thời, phối hợp với Chi cục Thủy sản thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ phường Hải Ninh thu hút được 34 tổ viên là chủ tàu cá có công suất dưới 20 CV tham gia. Thông qua hoạt động của tổ cộng đồng ngư dân chủ động tham gia cùng chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tích cực phối hợp với cơ quan có liên quan ngăn ngừa, phát hiện, truy bắt và xử lý những hành vi vi phạm trong việc khai thác bất hợp pháp, khai thác không đúng quy định. Hiện phường Hải Ninh có 474 tàu, thuyền khai thác hải sản, với tổng công suất 16.350 CV. Trong đó, có 130 tàu cá có chiều dài từ 12m trở lên, 7 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên... Ngư trường khai thác của ngư dân phường Hải Ninh chủ yếu ở ven bờ vùng biển của tỉnh và một số tàu công suất lớn khai thác ở khu vực Vịnh Bắc bộ và vùng biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh. Cơ cấu tàu thuyền từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần số tàu cá khai thác xa bờ, giảm dần tàu khai thác gần bờ. Thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nhất là cộng đồng ngư dân ven biển về quy định chống khai thác bất hợp pháp, bảo vệ và phát triển nguồn lợi hải sản có chuyển biến tích cực. Các phương tiện khai thác xa bờ không để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong khai thác bị bắt giữ, xử phạt. Không còn tình trạng ngư dân sử dụng các công cụ, phương pháp khai thác hải sản mang tính hủy diệt. Một số chủ phương tiện đã cải hoán, nâng cấp tàu có công suất lớn để chuyển sang khai thác hải sản xa bờ cho hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường. Nhờ vậy, sản lượng khai thác hải sản hàng năm của phường đạt khoảng 4.750 tấn. Cùng với khai thác hải sản, trên địa bàn phường Hải Ninh có hàng trăm hộ dân tham gia chế biến hải sản với các sản phẩm, mắm các loại, hải sản khô và cấp đông. Hiện phường đang tập trung xây dựng sản phẩm OCOP nước mắm Hoàng Lan của gia đình anh Lê Duy Đồng, thôn Hạnh Phúc, hàng năm sản xuất hơn 10.000 lít nước mắm các loại cung cấp ra thị trường.
Ông Lê Đình Thắng, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Ninh, cho biết: Để phát triển nghề khai thác hải sản có hiệu quả, an toàn và bền vững, phường phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định, Luật Thủy sản năm 2017 và kiến thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình hoạt động tàu thuyền của địa phương. Chủ động hướng dẫn các chủ phương tiện được phân cấp quản lý, thực hiện nghiêm các quy định về giấy phép khai thác, đăng ký, đăng kiểm tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển. Tích cực vận động các ngư dân lắp đặt máy giám sát hành trình cho các tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên. Nghề khai thác hải sản của phường đang giải quyết việc làm cho 1.200 lao động, với thu nhập đạt từ 60 - 70 triệu đồng/người/năm.
Đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh khá khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một góc thành phố Điện Biên phủ Phạm vi ranh giới quy hoạch có tổng diện tích tự nhiên là 9.541,25 km2. Mục tiêu lập quy hoạch phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên trở...