Sinh hoạt đảo lộn dịp Tết làm tăng nguy cơ đột quỵ
Lười vận động, ăn uống không điều độ dịp Tết khiến nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4-6 lần ngày thường.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên Đại học Y dược TP HCM cho hay đầu năm mới, người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ não.
Theo ông, thời tiết giáp Tết có sự khác biệt khá nhiều giữa hai miền Nam – Bắc. Trong khi các tỉnh miền Bắc rét đậm (dưới 15 độ), thì Nam Bộ lại nắng nóng. Do vậy, những người phải di chuyển từ Nam ra Bắc hoặc ngược lại dịp Tết, mệt mỏi khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Thời tiết lạnh giá, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp nên lưu lượng máu đến não giảm 1/5 so với bình thường. Mặt khác, huyết áp dễ tăng cao dẫn đến tăng áp lực trong lòng mạch khiến nguy cơ đột quỵ não tăng gấp 4-6 lần.
Người bị xơ vữa động mạch, nguy cơ mạch máu bị tắc, vỡ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với người cao tuổi, lưu lượng máu qua não giảm rất thấp, các chức năng bị suy giảm nhiều nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết khiến đột quỵ tăng cao.
Video đang HOT
Ngoài yếu tố thời tiết, việc ăn uống, vận động và sinh hoạt thiếu điều độ khiến chỉ số đường huyết, mỡ máu tăng cao, máu lên não ứ đọng, tắc nghẽn gây ra đột quỵ… Ngoài ra, uống nhiều rượu bia trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu, khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ đưa tới đột quỵ não.
Người già dễ bị đột quỵ do sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ dịp đầu năm. Ảnh: Giang Huy
Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ gồm đột ngột tê hay yếu một bên mặt, tay hoặc chân; đột ngột choáng, nói khó, rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân…
Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ thường có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa mạch, rối loạn mỡ máu, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc, uống rượu; tiền sử gia đình có bệnh đột quỵ; người bị tái phát đột quỵ lần hai… Do đó, để phòng đột quỵ ngày Tết, người bệnh cần tuân thủ các yêu cầu của bác sĩ về dùng thuốc, giữ tinh thần thoái mái, tránh stres, ăn uống điều độ, lành mạnh.
Nên ăn ít muối (không quá 5g muối một ngày), hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, chất ngọt như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng, kẹo ngọt… Tập thể dục và vận động thường xuyên đồng thời kiểm soát chặt chẽ huyết áp, đường huyết, cân nặng và hạn chế rượu bia.
Thùy An
Theo VNE
Đang nói chuyện, cụ ông 62 tuổi bỗng liệt nửa người
Bệnh nhân nam N.V.H (62 tuổi) đang nói chuyện với bạn đột nhiên xuất hiện tình trạng nói khó, yếu liệt nửa người.
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (Vĩnh Long) đã cấp cứu thành công một trường hợp đột quỵ, liệt bán thân.
Ngay khi bệnh nhân được tiếp nhận tại khoa cấp cứu, tất cả các bác sĩ trong nhóm đột quỵ bao gồm bác sĩ cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ can thiệp thần kinh nhanh chóng thăm khám hội chẩn, chụp cắt lớp sọ não.
Bênh nhân được chẩn đoán đột quỵ não do tắc cấp tính một nhánh động mạch lớn trong não. Ngay lập tức, thuốc Ateplase liều 0.6 mg/kg được sử dụng để làm tan cục máu đông, đồng thời phòng can thiệp mạch máu DSA đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến phòng can thiệp. Tại đây, các bác sĩ tiếp tục dùng dụng cụ lấy cục máu đông ra khỏi lòng mạch giúp tái lưu thông dòng chảy lên não.
Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não do tắc cấp tính một nhánh động mạch lớn trong não. Ảnh: BVCC.
Sau 24 giờ điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân cử động gần như bình thường, phim chụp CT não sau đó không có dấu hiệu xuất huyết và nhồi máu lớn. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị phục hồi chức năng sau đột qụy.
Theo lời kể người của người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện 2 giờ, ông H. vẫn đang trò chuyện với bạn, đột nhiên cảm thấy khó nói và yếu liệt nửa người.
Theo Zing
Danh sách tham khảo 50 bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ não cần biết Sau khi Thanh Niên Online đăng bài Phải làm để cứu người nhà bị đột quỵ? (ngày 18.11), trong đó nêu vấn đề bệnh nhân cần đến bệnh viện có quy trình can thiệp đột quỵ càng sớm càng tốt, vì nếu đi "nhầm" bệnh viện thì sẽ mất "giờ vàng" của bệnh nhân. Bác sĩ kiểm tra phục hồi của bệnh nhân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Khoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Chăm sóc trẻ bị hen khi trời trở rét

Ca tử vong thứ 2 nghi do bệnh dại tại Hàm Thuận Bắc

Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?

Dinh dưỡng trong hội chứng Gilbert

Những người có nguy cơ biến chứng do cúm

Người mẹ đặc biệt của trẻ sinh non

7 yếu tố dẫn tới bệnh sởi diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao
Có thể bạn quan tâm

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An
Tin nổi bật
09:59:15 31/03/2025
Sản phụ sinh con trong rung chấn động đất dữ dội
Netizen
09:56:19 31/03/2025
Người dân cần chủ động phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng
Pháp luật
09:47:46 31/03/2025
Doanh thu gây bất ngờ của phim Việt gây ồn ào bằng vụ dùng xe cấp cứu đi ra mắt
Hậu trường phim
09:12:18 31/03/2025
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
09:09:28 31/03/2025
Mỹ nữ phản diện đang hot nhất màn ảnh tố cáo bị dàn dựng tin nhắn hạ bệ, 1 nàng thơ cũng là nạn nhân
Sao châu á
08:58:54 31/03/2025
Vào mùa du lịch Hòn Cau
Du lịch
08:22:01 31/03/2025
Mới ra mắt 3 ngày, tựa game này đã làm "dậy sóng" làng game Việt, nguyên do bởi dàn nhân vật quá "thích mắt"
Mọt game
07:55:03 31/03/2025
Sỏi san hô nguy hiểm không?

Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
06:56:33 31/03/2025