Sinh con trên máy bay
Một bé trai đã được sinh ra trên chuyến bay từ Delhi tới Bangalore hôm qua, gây phản ứng trái chiều trên mạng.
“Chúng tôi xác nhận một bé trai chào đời trên chuyến bay 6E 122 từ Delhi tới Bangalore. Hiện không có thêm thông tin chi tiết”, hãng hàng không IndiGo hôm nay thông báo.
Bé trai được sinh ra trên chuyến bay từ Delhi tới Bangalore hôm 7/10. Ảnh: Twitter/Nagarjun Dwarakanath
Chuyến bay từ Delhi hạ cánh xuống sân bay Bangalore lúc 19h30 hôm 7/10. Các nguồn tin cho biết bởi đây là một sự kiện đặc biệt, IndiGo có thể tặng bé vé bay miễn phí trọn đời.
Video, ảnh chụp về em bé chào đời trên máy bay được chia sẻ khắp mạng xã hội Ấn Độ. Trong loạt ảnh trên Twitter, tiếp viên của IndiGo bế em bé chụp ảnh lưu niệm. Dưới mặt đất, nhân viên hãng cầm biểu ngữ: “Chào mừng tới Bangalore của chúng tôi”.
Người dùng mạng xã hội đưa ra phản ứng trái chiều về sự kiện này. Một số người đánh giá cao sự can đảm của người mẹ và chúc mừng em bé, nhưng một số người khác lại chỉ trích hãng hàng không đã cho phép một phụ nữ đang ở giai đoạn quan trọng của thai kỳ lên máy bay.
Video đang HOT
“Thật ngọt ngào. Chào mừng một búp bê nhỏ mới ra đời”, một người viết.
Một người khác lại khen ngợi nhân viên của IndiGo. “Tôi phải hoan nghênh lòng dũng cảm và sự can đảm mà các bạn đã thể hiện tối qua”, người này bày tỏ.
“Từ Delhi tới Bangalore mất ít nhất hai tiếng, tại sao họ lại cho phép cô ấy lên máy bay”, một người khác đặt câu hỏi.
“Tại sao cô ấy không có giấy tờ của bác sĩ? Điều này có thể gây chết người cho cả mẹ lẫn con vì mất máu”, một người khác viết.
“Cả người mẹ lẫn em bé đều vô cùng may mắn vì ca sinh nở diễn ra bình yên. Thật ngu ngốc nếu có người ước mơ gặp điều tương tự. Cá nhân tôi cảm thấy việc sinh con ở bất kỳ đâu mà không phải cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị đều tiềm ẩn rủi ro”, một người nữa bình luận.
Singapore cấp tiền cho người dân sinh con thời Covid-19 Thai phụ nhiễm nCoV sinh con trên trực thăng Đường dây đưa sản phụ sang Mỹ sinh đẻ Người mẹ 38 con được ví như biểu tượng bùng nổ sinh đẻ ở châu Phi 12
F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bị nghi bí mật tới Azerbaijan
Hai tiêm kích được cho là F-16 cùng vận tải cơ hạng nhẹ CN-235, có thể từ Thổ Nhĩ Kỳ, đỗ tại sân bay của Azerbaijan hồi đầu tháng 10.
Ảnh vệ tinh sân bay quốc tế Ganja của Azerbaijan do Planet Labs chụp ngày 3/10 cho thấy ít nhất hai tiêm kích có thể là F-16, nhiều khả năng thuộc biên chế không quân Thổ Nhĩ Kỳ, ở trên bãi đậu cạnh đường băng. Một máy bay khác gần đó được cho là vận tải cơ hạng nhẹ CN-235, mẫu máy bay trong biên chế quân đội Thổ Nhĩ Kỳ còn Azerbaijan không sở hữu.
Hai tiêm kích F-16 được cho là của Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện trên ảnh vệ tinh làm dấy lên nghi ngờ khả năng chúng tham chiến. Thư ký báo chí Bộ Quốc phòng Armenia ngày 29/9 cáo buộc tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-25 của nước này. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cùng Azerbaijan khi đó bác tin và tuyên bố không có tiêm kích F-16 nào hoạt động trong khu vực.
Hai máy bay được cho là tiêm kích F-16 (bên phải) và một vận tải cơ CN-235 (bên trái) đỗ tại sân bay quốc tế Ganja của Azerbaijan, ngày 3/10. Ảnh: Planet Labs.
Thổ Nhĩ Kỳ hồi từng điều một số tiêm kích F-16 tới Ganja để tham gia diễn tập với quân đội Azerbaijan vào ngày 31/7. Cuộc diễn tập này diễn ra sau lần đụng độ giữa Armenia và Azerbaijan quanh khu vực Nagorno-Karabakha hồi tháng 7. Giới chuyên gia quân sự nhận định cuộc diễn tập thể hiện sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ với Azerbaijan và phát tín hiệu cảnh báo Armenia.
"Chưa rõ các tiêm kích F-16 xuất hiện tại Ganja tham gia vào giao tranh tại khu vực Nagorno-Karabakh và vùng lân cận hay không", biên tập viên Joseph Trevithick của Drive viết. "Nếu không tham chiến, những chiếc F-16 này đóng vai trò gì và tại sao việc triển khai chúng (tới Azerbaijan) được giữ bí mật?".
Christiaan Triebert, chuyên gia phân tích hình ảnh của New York Times, cho biết sân bay quốc tế Ganja của Azerbaijan, cách vùng ly khai Nagorno-Karabakh chưa đầy 80 km về phía bắc, là địa điểm được các nhóm phân tích hình ảnh và chuyên gia đặc biệt quan tâm kể từ khi giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia nổ ra hôm 27/9.
Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan chưa bình luận về ảnh vệ tinh chụp tiêm kích được cho là F-16 tại Ganja. Azerbaijan nhiều lần khẳng định quân đội nước này "đủ sức giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng" và không có nhân sự nước ngoài tham gia lực lượng của họ.
Vị trí thành phố Ganja của Azerbaijan (đánh dấu đỏ). Đồ họa: RFE/RL.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan bùng phát hôm 27/9 được đánh giá là dữ dội nhất trong nhiều năm trở lại. Hơn 360 người chết trong trong lần đụng độ này, bao gồm khoảng 320 binh sĩ và hơn 40 dân thường của hai phía.
Xung đột quanh khu vực Nagorno-Karabakh bùng phát từ năm 1988, leo thang thành chiến tranh toàn diện năm 1992-1994 khiến hơn 40.000 binh sĩ và dân thường của cả hai phía thiệt mạng. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh ở phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tìm thấy mảnh vỡ nghi của MH370 Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines vừa có bất ngờ mới khi có tin một mảnh vỡ được cho là của máy bay này dạt vào bờ biển Australia. Tìm thấy mảnh vỡ nghi thuộc về MH370. Ảnh: Express Theo Express, máy bay MH370 với 239 hành khách và phi hành đoàn đã mất...