Singapore trục xuất 29 tài xế xe buýt Trung Quốc
29 người trong số những tài xế xe buýt Trung Quốc tổ chức cuộc biểu tình đòi tiền lương bị cảnh sát Singapore trục xuất hôm qua, trong khi một số người khác bị bắt và bị xét xử vì biểu tình trái phép.
Một chiếc xe buýt ở Singapore. Ảnh: Singaporebuspage
29 tài xế đã được trả về nước và hợp đồng của những người này đã bị hủy bỏ vì cuộc biểu tình, Sina dẫn lời Bộ trưởng Nguồn lực của Singapore cho biết. Những người này sẽ nhận được đầy đủ tiền lương và tiền thưởng trước đó.
4 người khác cũng bị bắt và sẽ bị xét xử vì tội xúi giục biểu tình trái phép bằng một tin nhắn trên mạng. Nếu bị xử phạt, các lái xe này sẽ phải nộp phạt 2.000 đôla Singapore (1.639 USD) hoặc ngồi tù trong khoảng thời gian 12 tháng, hay thậm chí cả hai hình thức này. Những người còn lại tham gia biểu tình đã nhận được cảnh cáo.
171 lái xe người Trung Quốc làm việc cho công ty SMRT của Singapore ngày 26/11 tổ chức cuộc biểu tình đòi hỏi thêm các quyền lợi về tiền lương và y tế. 88 người tiếp tục bỏ việc trong ngày 27/11, “làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp dịch vụ thiết yếu và nền công nghiệp dịch vụ của Singapore”. “Các lái xe có ý kiến gì thì cần được bày tỏ thông qua các biện pháp hợp pháp và đúng đắn”, Bộ Nguồn lực đảo quốc tuyên bố.
Những người biểu tình cho biết họ không còn cách nào khác và ý kiến của họ không được lắng nghe. Họ mong muốn được tăng lương nhiều hơn sau khi chỉ nhận được mức tăng là 75 đôla Singapore, trong khi những lái xe người Malaysia có mức tăng là 275 đôla Singapore và hiện nay họ chỉ kiếm được 1.400 đôla Singapore so với 2.000 đôla Singapore trước kia.
Bộ Nguồn lực Singapore nói có biết ý kiến của các tài xế người Trung Quốc nhưng chưa nhận được văn bản kiến nghị. Tuy nhiên, công ty SMRT phải nhanh chóng giải quyết những thắc mắc của các lái xe.
Video đang HOT
Tranh chấp hiếm khi xảy ra trong các khu công nghiệp ở Singapore bởi chính quyền thường xuyên thăm dò ý kiến của các công nhân và người sử dụng lao động, đồng thời cũng do quy định khắt khe của luật biểu tình. Theo luật Singapore, người lao động phải báo trước 14 ngày và có chữ ký của công đoàn.
Xe buýt chiếm 25% trong hệ thống giao thông công cộng tiện lợi và nhanh chóng của Singapore. Nước này cũng có khoảng một triệu công nhân và nhân viên người nước ngoài. Ngành xây dựng và dịch vụ của Singapore phụ thuộc phần lớn vào các công nhân giá rẻ ngoại quốc.
Theo VNE
Mỹ: Hơn 40 người chết vì bão Sandy
Số lượng người thiệt mạng trong bão Sandy tăng lên 42 ở Mỹ, và con số này còn tăng khi nhiều người vẫn mất tích. Riêng ở thành phố New York, ít nhất 18 người thiệt mạng. Hàng triệu người vẫn bị cúp điện, giao thông công cộng ở đông bắc vẫn tê liệt.
Các quận ven biển ở đông bắc Mỹ thiệt hại nặng nề.
Giới chức các bang Connecticut, Maryland, New York, New Jersey, Bắc Carolina, Pennsylvania, Virginia và Tây Virginia đều thông báo có người thiệt mạng trong bão, trong khi cảnh sát Toronto cho biết một phụ nữ thiệt mạng.
Trước đó Sandy đã làm ít nhất 67 người thiệt mạng, trong đó có một người Mỹ ở Puerto Rico, khi nó quét qua Caribe trong những ngày trước, nâng tổng số người thiệt mạng lên 110 người.
Tổng số người thiệt mạng ở bang New York tăng vọt lên 23 người, sau khi thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg cho biết ít nhất 18 người thiệt mạng chỉ riêng ở thành phố được mệnh danh là Big Apple, thành phố lớn nhất nước Mỹ.
"Thật buồn là chúng tôi dự đoán số người chết còn tăng", ông Bloomberg cho hay.
Những gì để lại sau hỏa hoạn lớn ở Breezy Point, quận Queens, thành phố New York.
Rất nhiều thi thể đã được tìm thấy ở các quận ven biển khi bão ập đến vào đêm thứ 2, gây ngập lụt rộng khắp và gây ra hơn 20 đám cháy lớn.
Trong khi đó Trung tâm bão quốc gia Mỹ cho biết Sandy đã suy yếu vào sớm ngày thứ hai khi nó tiến sâu vào đất liền, nhưng sức gió vẫn mạnh và gây ngập lụt dọc miền đông.
Con đường ven biển nối tiếng của Atlantic City đã bị phá hủy.
Giới chức Mỹ cảnh báo thiệt hại về người và của có thể "chưa từng có tiền lệ" và yêu cầu hàng trăm ngàn người từ New England tới Bắc Carolina phải sơ tán khỏi nhà, tới trung tâm sơ tán.
Cây đổ làm đứt cáp điện, khiến hàng triệu gia đình sống trong bóng tối, trong khi đường tàu bị gián đoạn và hàng chục ngàn hành khách ở các sân bay khắp khu vực bị mắc kẹt.
Ít nhất 8 triệu nhà và cửa hàng kinh doanh bị mất điện. Thị trường chứng khoán New York sẽ mở cửa trở lại vào thứ tư, sau 2 ngày đóng cửa và Nasdaq cũng chịu chung "số phận".
Hệ thống tàu điện ngầm New York bị thiệt hại nghiêm trọng nhất trong lịch sử 108 năm. Các đường hầm của hệ thống này bị ngập nước và các thiết bị điện sẽ phải được dọn dẹp trước khi tái mở cửa. Thị trưởng Bloomberg cho biết chưa có thời gian biểu về việc tái mở hệ thống này. Tuy nhiên ông cho biết xe buýt có thể bắt đầu hoạt động trở lại vào thứ tư.
Tất cả các sân bay lớn của New York đóng cửa vì đường băng ngập.
Ông Bloomberg cho hay có thể 2-3 ngày nữa điện mới phục hồi ở hầu hết thành phố.
Tổng thống Obama đã ngưng chiến địch vận động tranh cử ngày thứ ba liên tiếp, mặc dù cuộc bầu cử tổng thống sẽ bắt đầu vào tuần sau, để tập trung giám sát công tác dọn dẹp.
Đối thủ Romney đã nối lại chiến dịch vận động tranh cử vào thứ ba, nhưng biến cuộc vận động thành hoạt động cứu trợ sau bão ở bang dao động Ohio.
Trước đó ông Obama đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở Massachusetts, Connecticut, Rhode Island, New Jersey và Pennsylvania, trong khi ban bố tình trạng "thảm họa lớn" ở New York.
Công ty đánh giá thảm họa Eqecat ước tính siêu bão Sandy ảnh hưởng tới 60 triệu người Mỹ, 1/5 dân số, gây thiệt hại tới 20 tỷ USD.
Theo Dantri
Mỹ thiệt hại khoảng 20 tỉ USD do siêu bão Sandy Siêu bão Sandy đã quét qua bờ Đông nước Mỹ, đem theo mưa lớn, gió to và nước biển dâng nghiêm trọng. Đặc biệt, hệ thống tàu điện ngầm tại thành phố New York nổi tiếng đang đối mặt với "thảm họa tồi tệ nhất từ trước đến nay". Một du chiếc thuyền và mọi thứ xung quanh bị đánh tan tác. New...