Singapore thu giữ lượng sừng tê giác lớn nhất từ trước tới nay
Giới chức Singapore ngày 5/10 thông báo đã tịch thu lượng sừng tê giác trị giá 830.000 USD, do một đối tượng từ Nam Phi buôn lậu.
Đây là lượng sừng tê giác bị thu giữ lớn nhất từ trước tới nay ở quốc đảo này.
Ban lãnh đạo Công viên quốc gia Singapore trưng bày số sừng tê giác thu giữ ngày 4/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ban lãnh đạo Công viên quốc gia của Singapore cho biết 20 sừng tê, nặng tổng cộng 34 kg, đã được chó nghiệp vụ phát hiện ngày 4/10 trong 2 chiếc túi xách của một hành khách tại sân bay Changi. Đối tượng nói trên đã bị bắt giữ. Cơ quan này cho biết đang tiến hành xét nghiệm gene để xác định số sừng trên của loài nào, sau đó sẽ đem đi tiêu hủy để đề phòng bị đưa trở lại thị trường.
Video đang HOT
Tê giác là loài được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và việc buôn bán sừng tê giác xuyên biên giới là hoạt động bị cấm. Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) có trụ sở tại Thụy Sĩ cho biết việc buôn bán trái phép sừng tê giác đã giảm trong những năm gần đây, song vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài vật này.
Trên 2.700 con tê giác đã bị săn trộm tại châu Phi trong thời gian từ năm 2018 – 2021, trong đó 90% bị sát hại ở Nam Phi, chủ yếu trong Công viên quốc gia Kruger. Nam Phi là nơi sinh sống của gần 80% số tê giác hiện nay trên thế giới.
Trên 2.700 con tê giác bị săn bắn tại châu Phi từ 2018 - 2021
Trong giai đoạn 2018 - 2021, có 2.707 con tê giác đã bị săn bắn tại châu Phi, đáng chú ý 90% trong số này đã bị giết tại Nam Phi, chủ yếu là tại Công viên Quốc gia Kruger.
Một cá thể tê giác đen hoang dã tại tỉnh Kwazulu Natal, Nam Phi. Ảnh minh họa: TTXVN
Ngày 22/8, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết số vụ săn bắn và buôn bán sừng tê giác đã giảm trong những năm qua, song loài động vật này vẫn đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng bị tuyệt chủng.
Trong báo cáo công bố cùng ngày, IUCN, có trụ sở tại Thụy Sĩ, nêu rõ trong giai đoạn 2018 - 2021, có 2.707 con tê giác đã bị săn bắn tại châu Phi, đáng chú ý 90% trong số này đã bị giết tại Nam Phi, chủ yếu là tại Công viên Quốc gia Kruger. Thống kê cho thấy 80% số tê giác trên thế giới tập trung tại Nam Phi. Báo cáo nêu rõ tỷ lệ săn trộm tê giác ở châu Phi tiếp tục giảm từ mức cao nhất là 5,3% tổng số cá thể vào năm 2015 xuống còn 2,3% vào năm 2021. Ông Sam Ferreira, thành viên nhóm chuyên gia về tê giác châu Phi của IUCN, cho biết nạn săn trộm tê giác giảm về tổng thể là điều đáng khích lệ, nhưng vấn nạn này vẫn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tồn tại của loài động vật .
Báo cáo cho thấy các biện pháp phong tỏa và siết chặt do COVID-19 là yếu tố khiến hoạt động săn trộm tê giác tại một số nước châu Phi giảm trong năm 2020 so với những năm trước đó. Theo số liệu trong báo cáo, Nam Phi đã mất 394 con tê giác trong năm 2020, trong khi đó Kenya không ghi nhận con tê giác nào bị săn trộm. Tuy nhiên, sau khi các biện pháp siết chặt được dỡ bỏ, thì số tê giác bị săn trộm tại một số quốc gia lại gia tăng, ví dụ như Nam Phi và Kenya ghi nhận lần lượt 451 và 6 con tê giác bị săn bắt trong năm 2021. Con số này vẫn thấp hơn so với mức đỉnh của năm 2015 khi Nam Phi mất tới 1.175 con tê giác. Báo cáo cũng cho biết hằng năm, quần thể tê giác châu Phi đã giảm trung bình 1,6%, từ mức 23.562 con của năm 2018 xuống còn 22.137 con vào cuối năm ngoái.
IUCN cho biết số lượng tê giác trắng - vốn được xếp loại nguy cấp trong Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa - đã giảm gần 12% từ mức 18.067 con xuống còn 15.942 con trong cùng giai đoạn trên. Trong khi đó, số tê giác đen lại tăng 12% lên 6.195 con. IUCN cho rằng để hỗ trợ sự gia tăng số lượng tê giác, cần phải tiếp tục các hoạt động kiểm soát quần thể và chống săn trộm tại các quốc gia khác nhau.
Bên cạnh việc giảm thiểu số vụ săn bắt, dữ liệu được phân tích theo phạm vi và các quốc gia tiêu thụ cho thấy mỗi năm trung bình có từ 575 đến 923 sừng tê giác châu Phi được tiêu thụ trên thị trường trong giai đoạn 2018 - 2020, giảm đáng kể so với khoảng 2.378 sừng trong các năm 2016 và 2017.
Cũng theo IUCN, số lượng tê giác một sừng, vốn tập trung chủ yếu tại Ấn Độ và Nepal, và tê giác Java có xu hướng tăng kể từ năm 2017. Nhờ những nỗ lực bảo tồn, số lượng tê giác một sừng ở Ấn Độ và Nepal đã tăng từ khoảng 3.588 con của năm 2018 lên 4.014 con vào cuối năm 2021, trong khi tổng số tê giác Java tăng từ khoảng 65 và 68 cá thể vào năm 2018 lên 76 cá thể vào cuối năm 2021. Trong khi đó, số lượng tê giác Sumatra lại giảm với khoảng 34 đến 47 con vào năm 2021, so với 40 đến 78 con vào năm 2018.
IUCN xếp loại tê giác Sumatra - loài nhỏ nhất trong tất cả các loài tê giác- vào diện nguy cấp. Theo Quỹ Bảo vệ thiên nhiên quốc tế (WWF), trên thế giới, số lượng tê giác Sumatra chưa tới 80 con. Loài này chủ yếu tập trung tại đảo Sumatra và Borneo của Indonesia.
3 người Việt là thành viên cấp cao của tổ chức buôn bán trái phép động vật hoang dã bị bắt Hải quan Nigeria (NCS) cho biết họ vừa bắt giữ 8 đối tượng tàng trữ 397,5kg vảy tê tê trái phép, trong đó có 3 người Việt Nam là thành viên cấp cao của nhóm tội phạm chuyên buôn bán trái phép động vật hoang dã. Ảnh minh họa về một chú tê tê - Ảnh: SCIENCE Theo nhật báo Blueprint hôm 5-8,...