Singapore quản lý công dân bằng dữ liệu khuôn mặt
Singapore là quốc gia đầu tiên thế giới triển khai công nghệ nhận dạng khuôn mặt để quản lý công dân, dù vẫn còn lo ngại về quyền riêng tư.
Cơ quan công nghệ của chính phủ Singapore cho biết hệ thống nhận dạng khuôn mặt sẽ là “nền tảng” cho nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. Hệ thống đã được thử nghiệm tại một ngân hàng trước khi được triển khai trên toàn quốc.
Những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng công nghệ nhận diện ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền cá nhân của họ.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của chính phủ Singapore không chỉ xác định danh tính một người mà còn đảm bảo họ thật sự hiện diện. Andrew Bud, CEO của iProov, công ty an ninh mạng nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Anh, cho biết: “Cơ quan chức năng phải chắc chắn một người nào đó thực sự hiện diện khi họ xác thực khuôn mặt. Việc này đảm bảo công nghệ nhận diện không bị đánh lừa bởi một bức ảnh, video, bản ghi âm, hoặc một sản phẩm của Deepfake”.
Video đang HOT
Dữ liệu khuôn mặt cho phép người dân truy cập vào các dịch vụ của chính phủ và được tích hợp vào dự án nhận dạng kỹ thuật số SingPass của quốc gia. Andrew Bub nhận định: “Đây là lần đầu tiên dữ liệu khuôn mặt được lưu trữ trên đám mây để bảo mật danh tính người dùng khi sử dụng công nghệ nhận dạng kỹ thuật số ở quy mô quốc gia”.
Cả nhận dạng và xác minh khuôn mặt đều phụ thuộc vào việt quét xem dữ liệu hình ảnh thu được có khớp với khuôn mặt được lưu trong cơ sở dữ liệu không, từ đó xác nhận danh tính của một người.
Khác biệt lớn nhất của công nghệ xác minh khuôn mặt là nó cần được sự đồng ý của người dùng. Ví dụ, khi muốn truy cập vào một ứng dụng trên smartphone hoặc xác minh danh tính ở ngân hàng người dùng sẽ chủ động cho phép xác minh khuôn mặt để đổi lấy một số quyền lợi nhất định.
Trong khi đó, công nghệ nhận diện có thể quét dữ liệu khuôn mặt của tất cả mọi người trong ga tàu để cảnh báo cho chính quyền nếu một tội phạm bị truy nã vừa đi ngang qua camera. “Công nghệ nhận diện tác động đến mọi mặt trong xã hội. Trong khi đó việc xác minh khuôn mặt cũng rất thân thiện”, CEO iProov nói.
Tuy nhiên, những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng vấn đề xử lý dữ liệu trắc sinh học sẽ vô cùng nhạy cảm và họ không hoàn toàn đồng ý với lựa chọn này.
Ioannis Kouvakas, phụ trách vấn đề pháp lý của tổ chức Privacy International có trụ sở tại London, nói: “Sự đồng thuận có thể mất đi khi không còn sự cân bằng giữa quyền lực phía kiểm soát và chủ thể dữ liệu, chẳng hạn những lợi ích trong mối quan hệ giữa công dân và chính phủ”.
Facebook phải trả 650 triệu USD vì thu thập dữ liệu khuôn mặt
Facebook phải trả cho người dùng ở tiểu bang Illinois bị mạng xã hội này thu thập dữ liệu khuôn mặt số tiền từ 200 đến 400 USD mỗi người.
Theo VOX, tổng số tiền Facebook phải trả cho người dùng ở Illinois là 650 triệu USD. Thỏa thuận này là khoản thanh toán lớn nhất từ trước đến nay đối với một vụ kiện tập thể về vi phạm quyền riêng tư trực tuyến.
Facebook đã phải đồng ý chi 650 triệu USD để tránh vụ kiện về tính năng gắn thẻ. Ảnh: Socialgeek.
Năm 2015, người dùng Facebook ở tiểu bang bang Illinois đã gửi đơn kiện tập thể lên tòa án, cáo buộc mạng xã hội của Mark Zuckerberg sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt thông qua tính năng gắn thẻ ảnh (tag) để thu thập dữ liệu trái phép. Theo luật bảo mật sinh trắc học Illinois, việc lấy dữ liệu khuôn mặt mà không có sự đồng ý của người dùng là vi phạm quyền riêng tư.
Trong đơn kiện, nhóm người ở Illinois lập luận rằng, Facebook chưa nhận được sự đồng ý nhưng vẫn tự động bật tính năng gắn thẻ ảnh theo mặc định cho hàng triệu người dùng Illinois. Facebook phủ nhận vấn đề, khẳng định "không làm bất cứ điều gì sai".
Theo báo cáo của NPR, Facebook vẫn cố gắng dàn xếp vụ kiện khi đồng ý trả 550 triệu USD vào tháng 1/2020, tức là những ai ở Illinois bị mạng xã hội này thu thập dữ liệu khuôn mặt sẽ nhận được từ 100 đến 300 USD. Theo phát ngôn viên của Facebook, khi đó, công ty muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề. Dù vậy, lời đề nghị đã bị một thẩm phán từ chối với lý do số tiền chưa đủ.
Trước đó, Cơ quan lập pháp Illinois cho rằng vấn đề vi phạm quyền riêng tư của Facebook là nghiêm trọng và cho rằng mạng xã hội này phải trả cho người dùng 1.000 USD mỗi người, với mỗi lần vi phạm.
Cũng theo nguồn tin từ VOX, việc Facebook bỏ thêm 100 triệu USD, nâng tổng số tiền lên 650 triệu USD để thỏa thuận đã được nhóm khởi kiện đồng ý nhưng vẫn chưa được thẩm phán phê chuẩn.
Khoản tiền 650 triệu USD được đánh giá là cao, nhưng vẫn chưa đáng gì nếu vụ kiện được đem ra xét xử. Theo tính toán, Facebook có thể mất 47 tỷ USD nếu vấn đề được xét xử công khai.
Trong báo cáo thu nhập quý I/2020, Facebook đạt doanh thu 18 tỷ USD, phần lớn đến từ quảng cáo.
Thẻ căn cước công dân gắn chip là gì Thẻ căn cước gắn chip là thiết bị nhận dạng thông minh, cho phép tích hợp lượng lớn dữ liệu và đang được nhiều nước châu Âu sử dụng. Bộ Công an ngày 11/8 đề xuất Chính phủ cấp thẻ căn cước công dân gắn chip để tích hợp các thông tin về bảo hiểm, bằng lái... Thẻ căn cước gắn chip, còn...