Singapore phát triển hỗn hợp thuốc chống biến thể Delta
Các nhà nghiên cứu Singapore tìm ra hỗn hợp thuốc dùng trong điều trị Covid-19 thể nhẹ đến vừa, hiệu quả chống lại biến thể Delta.
Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là giáo sư Dean Ho, giám đốc Viện Y học Số thuộc Đại học Quốc gia Singapore, đã sử dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và các thí nghiệm virus sống để tìm ra một hỗn hợp thuốc tối ưu với liều lượng phù hợp, giúp điều trị Covid-19. Nhóm hợp tác với Phòng Thí nghiệm Quốc gia DSO để thiết lập nền tảng trên vào tháng 4/2020.
Giáo sư Ho cho biết liều lượng thuốc đòi hỏi sự chính xác, không thể thay đổi tùy tiện – một vấn đề mà AI đang tìm cách giải quyết. Nền tảng có tên là IDentif.AI, đã xác định được một hỗn hợp gồm thuốc kháng virus Remdesivir, cùng với Lopinavir và Ritonavir – các loại thuốc được dùng điều trị cho bệnh nhân HIV. Chúng cũng được Singapore và nhiều quốc gia kết hợp dùng trong chữa trị bệnh nhân Covid-19.
Dù hiệu quả, không phải tất cả các thuốc trên đều sẵn có hoặc có thể dễ dàng sử dụng tại nhà. Chẳng hạn, Remdesivir phải được truyền qua tĩnh mạch tại bệnh viện, gây khó khăn khi sử dụng trong cộng đồng, theo ông Ho. Vì vậy, nghiên cứu tập trung vào các loại thuốc dạng uống , thay vì các biện pháp phức tạp khác.
Thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống đang được thử nghiệm. Ảnh: Reuters
Một trong những sự kết hợp hứa hẹn là thuốc kháng virus mới Molnupiravir (dạng viên) của Merck và Ridgeback Biotherapeutic, cùng với Baricitinib – một loại thuốc chống viêm. Theo ông Ho, sự kết hợp này có thể ngăn chặn mạnh mẽ nCoV trong phòng thí nghiệm, phù hợp để tiến hành thêm các cuộc đánh giá lâm sàng.
Video đang HOT
“Kết quả có được vào đúng thời điểm Singapore hướng đến việc coi Covid-19 là bệnh đặc hữu. Vì thế, chúng tôi đang tìm các liệu pháp kết hợp có thể áp dụng cho bệnh nhân nhẹ được chữa trị tại nhà hoặc trong các cơ sở chăm sóc cộng đồng”, ông nói.
Ngoài ra, ông Ho nhận định một số hỗn hợp thuốc sẽ phù hợp để điều trị cho bệnh nhân nặng. Điều đó giúp chuyển việc điều trị ở các bệnh viện sang điều trị ngoại trú tại các bác sĩ và phòng khám đa khoa, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế.
Các loại thuốc trên được lựa chọn sau khi tham vấn đội ngũ chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và các bác sĩ chuyên khoa ung thư từ Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Bệnh viện Đại học Quốc gia và Trường Y Đại học Quốc gia. Tổng cộng có 12 loại thuốc, bao gồm một loạt thuốc kháng virus và chữa ung thư đã được thử nghiệm, sắp xếp theo tính hiệu quả trong ngăn ngừa nCoV.
Trong ba tuần, đội ngũ này xác định hỗn hợp thuốc Molnupiravir-Baricitinib có khả năng điều trị nhất. Tuy nhiên, Louis Chai, cố vấn cấp cao Khoa bệnh truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia thận trọng cho rằng, hiện vẫn chưa có dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy hỗn hợp có hiệu quả trong tất cả các giai đoạn của bệnh Covid-19.
Ông cho biết một số loại thuốc có thể làm giảm tải lượng virus trong cơ thể, nhưng không làm chậm diễn biến của bệnh hay ngăn chặn nguy cơ tử vong.
Theo Conrad Chan, giám đốc phòng thí nghiệm tại Viện Nghiên cứu Môi trường và Y học Quốc phòng, bản thân Molnupiravir đã có hiệu quả trước nCoV cũng như các biến thể Beta và Delta. “Lý do là thuốc này can thiệp vào một phần của virus, vốn được duy trì ở các biến thể khác, đặc biệt là enzyme mà nó sử dụng để sao chép vật liệu di truyền, phục vụ quá trình nhân lên”.
Giáo sư Ho cho biết nhóm của ông đang tiến hành thử nghiệm Molnupiravir và các hỗn hợp thuốc kết hợp với nó trên bệnh nhân Covid-19. Những người được tiêm vaccine mắc bệnh từ nhẹ đến vừa có thể được cân nhắc để tham gia nghiên cứu.
Với dữ liệu về các hỗn hợp thuốc chữa Covid-19, nhóm đang làm việc với các bác sĩ để tìm thêm các thuốc mới, nhằm mở rộng danh mục thuốc điều trị Covid-19 trong tương lai, theo giáo sư Ho.
Đa số các ca mắc mới tại Singapore là người đã tiêm vaccine, không có ai bị nặng
Những người đã được tiêm đủ liều vaccine chiếm tới 75% ca mắc mới COVID-19 trong 4 tuần gần đây tại Singapore, nhưng bệnh tình của những người này không bị diễn tiến nặng.
Đây là thông báo được Chính phủ Singapore đưa ra ngày 22/7.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê cho thấy trong số 1.096 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Singapore trong 28 ngày qua, những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ chiếm khoảng 44% (484 người), số người đã được tiêm 1 mũi vaccine chiếm 30% và số người chưa tiêm vaccine chỉ chiếm hơn 25%. Không ai trong số những người đã được tiêm vaccine đầy đủ nằm trong số 7 ca mắc COVID-19 nặng, cần thở oxy và 1 ca trong tình trạng nguy kịch đang được chăm sóc tích cực.
Tuyên bố của Bộ Y tế Singapore khẳng định đây là một bằng chứng nữa cho thấy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể ngăn chặn bệnh tình diễn tiến nặng nếu không may nhiễm virus SARS-CoV-2. Cũng theo bộ trên, toàn bộ những người đã tiêm vaccine đều không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ mắc bệnh nhẹ.
Giới chuyên gia cũng khẳng định việc lây nhiễm ở những người đã tiêm vaccine không đồng nghĩa với việc vaccine không có hiệu quả. Ông Teo Yik Ying, Hiệu trưởng Trường Y tế công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhấn mạnh việc ngày càng có nhiều người được tiêm phòng vaccine ở Singapore sẽ tỷ lệ thuận với số ca nhiễm mới cũng sẽ tăng lên ở những đối tượng này. Tuy nhiên, nếu Singapore đạt tỷ lệ 100% dân số được tiêm vaccine đầy đủ... thì những người đã tiêm vaccine sẽ không còn bị lây nhiễm.
Thống kê cho thấy Singapore đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho gần 75% trong tổng 5,7 triệu người dân nước này - mức cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Trong số này, có 50% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Giới chuyên gia cho rằng dù vaccine có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh tình diễn biến nghiêm trọng, nhưng tình hình tại Singapore là một minh chứng cho thấy nguy cơ những người được tiêm chủng vẫn có thể mắc bệnh, do đó, tiêm vaccine không phải là "tấm khiên duy nhất" để bảo vệ con người trước bệnh dịch.
Trên thực tế, khi các quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao chuẩn bị "sống chung" với COVID-19, chuyển hướng tập trung sang ngăn ngừa tử vong và bệnh nặng, thì họ cũng gặp khó khăn trong việc đưa ra các biện pháp y tế đối với những người đã tiêm và chưa tiêm, trong đó có việc đeo khẩu trang.
Trong khi cả Singapore và Israel đều tái áp đặt các biện pháp hạn chế gàn đây nhằm đối phó với làn sóng lây lan của biến thể Delta, thì vùng England của Anh lại dỡ bỏ hầu hết các hạn chế trong tuần này, cho dù số ca mắc mới vẫn cao.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Singapore cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở những người trên 61 tuổi đã được tiêm vaccine (88%), cao hơn nhiều so với mức hơn 70% ở những người trẻ hơn. Điều này cho thấy người cao tuổi có phản ứng miễn dịch yếu hơn khi tiêm phòng.
Cùng ngày, Bộ Y tế Anh cũng thông báo trong khoảng thời gian từ ngày 21/6 đến 19/7, có tới 1.788 người nước này phải nhập viện do biến thể Delta. Trong số này, những người chưa tiêm phòng chiếm 54,3% (970 ca) và những người đã tiêm phòng đầy đủ chiếm 29,6% (530 ca).
Phó Tổng thống Mỹ có thể thăm Việt Nam vào tháng 8 Reuters dẫn nguồn tin cho biết Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris có thể thăm Việt Nam vào tháng 8. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Reuters). Hãng tin Reuters ngày 26/7 dẫn một nguồn tin am hiểu về vấn đề cho biết, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris có thể tới Việt Nam và Singapore vào tháng 8, tuy nhiên thông...