Singapore ngừng cấp thẻ làm việc cho người đến từ nước có nguy cơ cao
MOM cho biết trong giai đoạn cảnh báo cao này, chỉ những lao động cần thiết cho các dự án chiến lược then chốt và cơ sở hạ tầng mới được cấp thẻ làm việc.
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi, Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong bối cảnh dịch bệnh tại nhiều nước Đông Nam Á vẫn diễn biến phức tạp, Bộ Nhân lực (MOM) Singapore thông báo ngừng cấp mới thẻ làm việc cho những người đến từ các quốc gia và khu vực có nguy cơ dịch bệnh COVID-19 cao hơn.
MOM cho biết trong giai đoạn cảnh báo cao này, chỉ những lao động cần thiết cho các dự án chiến lược then chốt và cơ sở hạ tầng mới được cấp thẻ làm việc; chỉ những người có thẻ làm việc trong lĩnh vực xây dựng, đóng tàu biển và chế biến, cũng như lao động giúp việc gia đình đã được chấp thuận trước đó mới được phép nhập cảnh.
Ngoài ra, MOM cũng đang thực hiện các thay đổi trong việc sắp xếp cho những người có thẻ làm việc từ các nơi có nguy cơ cao hơn dự kiến đến Singapore từ ngày 11/5 tới, những người có kế hoạch đến nước này trong tháng Sáu sẽ được lùi lại.
Những trường hợp đã được cấp thẻ đến Singapore trước ngày 5/7 sẽ bị rút lại, MOM sẽ thông báo thời điểm nộp hồ sơ xin cấp lại khi tình hình ổn định và sẽ được ưu tiên.
Video đang HOT
Những người từ những nơi có nguy cơ thấp, hoặc theo Thỏa thuận đi lại định kỳ, Làn xanh đối ứng hoặc các làn đường đi lại đã được phê duyệt khác, đã được cấp thẻ làm việc hoặc đang nộp hồ sơ xin cấp thẻ, sẽ không bị ảnh hưởng.
Theo đánh giá của Lực lượng liên bộ đặc trách COVID-19 của Singapore, tất cả các nước và khu vực đều được coi là có nguy cơ cao hơn, trừ Australia, Brunei, New Zealand, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hong Kong và Macau).
Trước đó, Chính phủ Singapore đã đưa ra các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn nhằm đối phó với số ca nhiễm trong cộng đồng đang tăng lên tại quốc gia này.
Những biện pháp này bao gồm tăng thời hạn cách ly từ 14 ngày lên 21 ngày đối với du khách đến từ các nước hay khu vực có nguy cơ cao hơn; không cho du khách đến từ Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka nhập cảnh hay quá cảnh qua Singapore.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết tổng cộng 1.389.600 triệu liều vaccine COVID-19 của AstraZeneca đã đến sân bay Soekarno Hatta, Cengkareng, Indonesia ngày 8/5. Đây là số vaccine AstraZeneca mà Indoensia nhân được thông qua chương trình COVAX đa phương.
Trước đó, ngày 6/5, Indonesia cũng đã nhận được 55.000 liều vaccine AstraZeneca thông qua cơ chế này. Hiện Indonesia đã có được hơn 75,9 triệu liều vaccine, trong đó có 68,5 triệu liều Sinovac, 6,41 triệu AstraZeneca và 1 triệu liều Sinopharm.
Singapore siết chặt đi lại với Ấn Độ, nới lỏng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ
Các hạn chế đi lại đối với hành khách từ Ấn Độ đến Singapore đang được thắt chặt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ ngày càng tồi tệ và sự xuất hiện của các biến thể virus SARS-CoV-2 mới ở nước này.
Theo đó, hạn chế quy định cắt giảm ngay lập tức số lượng phê duyệt nhập cảnh cho những người từng đến Ấn Độ gần đây mà không phải là công dân hay thường trú nhân (PR) của Singapore.
Hành khách tại sân bay quốc tế Changi ở Singapore ngày 15/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Bộ Y tế Singapore (MOH) cho biết, từ 23h59 ngày 22/4, tất cả du khách đến từ Ấn Độ sẽ phải thực hiện cách ly thêm 7 ngày tại nhà, sau 14 ngày cách ly tại cơ sở tập trung. Những người chưa hoàn thành 14 ngày cách ly tại cơ sở tập trung tính đến thời điểm trên cũng sẽ phải thực hiện cách ly thêm 7 ngày tại nhà. Các du khách sẽ được làm xét nghiệm COVID-19 vào cuối 14 ngày đầu tiên, cũng như vào cuối 7 ngày bổ sung. Lao động nhập cư đến từ Ấn Độ trong các lĩnh vực xây dựng, hàng hải và chế biến sẽ tiếp tục phải cách ly 21 ngày tại cơ sở tập trung.
Trong khi đó, một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới gần đây cũng đã công bố các quy định chặt chẽ hơn đối với việc đi lại từ Ấn Độ khi quốc gia Nam Á này đang phải vật lộn với số ca nhiễm ngày càng tăng. Theo đó, ngày 19/4, Mỹ và Anh đã đưa ra các hạn chế đi lại đối với Ấn Độ, trong đó Mỹ khuyến cáo du khách không nên đến nước này ngay cả khi họ đã được tiêm phòng đầy đủ. Vùng lãnh thổ Hong Kong (Trung Quốc) đã cấm các chuyến bay chở khách từ Ấn Độ trong hai tuần kể từ ngày 19/4 và New Zealand đã đình chỉ đi lại với Ấn Độ, kể cả đối với công dân của mình, từ ngày 11-28/4.
Ấn Độ đã ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm mới/ngày trong sáu ngày liên tiếp kể từ ngày 15/4, với 273.810 ca mắc COVID-19 trong ngày 19/4 - mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.
Trong một động thái khác, khi tình hình dịch bệnh ở Hong Kong đã được cải thiện, Singapore sẽ giảm thời gian cách ly tại nhà đối với du khách đến từ vùng lãnh thổ này của Trung Quốc từ 14 ngày xuống còn 7 ngày. Thời gian cách ly 7 ngày này cũng được áp dụng đối với những du khách đã ở Hong Kong trong 14 ngày liên tục trước đó và nhập cảnh vào Singapore từ 23h59 ngày 22/4. Những người này sẽ phải làm xét nghiệm PCR khi nhập cảnh và khi kết thúc thời gian cách ly 7 ngày.
Ngoài ra, từ 23h59 ngày 22/4, Singapore cũng sẽ cho phép nhập cảnh và quá cảnh đối với tất cả những người có thẻ cư trú dài hạn và ngắn hạn mà gần đây từng đến Anh và Nam Phi. Trước đó, nhóm người này đã bị hạn chế nhập cảnh do lo ngại về một biến thể mới dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2 đang lưu hành ở các quốc gia này. Những người đã ở Anh và Nam Phi trong 14 ngày trước khi nhập cảnh vào Singapore sẽ tiếp tục phải thực hiện cách ly 7 ngày tại nơi cư trú, sau khi đã hoàn thành 14 ngày cách ly tại các cơ sở tập trung.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai chế độ áp dụng mới nhằm hỗ trợ cho các bệnh viện bị giảm thu nhập do tiếp nhận bệnh nhân COVID-19.
Do tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, các bệnh viện tại một số địa phương của Nhật Bản đang phải áp dụng các biện pháp hạn chế bệnh nhân thông thường đến thăm khám, kéo theo đó là tỉ lệ sử dụng giường bệnh thông thường cũng sụt giảm. Để khuyến khích các bệnh viện tăng cường tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 trong bối cảnh dịch gia tăng, đồng thời giải quyết lo lắng của các bệnh viện về vấn đề sụt giảm nguồn thu, Chính phủ Nhật Bản sẽ triển khai chính sách mới nhằm hỗ trợ bệnh viện duy trì đãi ngộ cho bác sỹ và các điều dưỡng viên. Các bệnh viện được nhận hỗ trợ phải đảm bảo điều kiện là thuộc địa phương được xác định đang trong tình trạng quá tải hệ thống y tế và mức thu nhập giảm so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 xảy ra.
Mặc dù hiện tại Chính phủ Nhật Bản đang triển khai khoản tiền hỗ trợ tối đa 19,5 triệu yen cho các cơ sở y tế đảm bảo số lượng giường điều trị, chỉ trả kinh phí đảm bảo nguồn nhân lực bác sỹ, điều dưỡng tham gia điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, vẫn chỉ có khoảng 25% trong tổng số 8.200 bệnh viện trên toàn Nhật Bản cho phép tiếp nhận bệnh nhân nhiễm COVID-19 do lo ngại khả năng lây nhiễm tập thể trong bệnh viện và thiệt hại kinh tế.
Trong bối cảnh biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 với khả năng lây nhiễm cao tiếp tục lây lan nhanh tại một số địa phương, Chính phủ Nhật Bản sẽ phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn nữa các chính sách tăng cường hệ thống y tế nhằm đảm bảo số lượng phòng bệnh, nhất là các phòng điều trị tích cực.
Ngoại trưởng 4 nước ASEAN thăm Trung Quốc: Hợp tác thúc đẩy quan hệ ASEAN-Trung Quốc, nói gì về vấn đề Biển Đông? Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm lần lượt với những người đồng cấp từ 4 quốc gia ASEAN là Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines, trong 3 ngày kể từ hôm 31/3. Ngoại trưởng Indonesia Marsudi và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị gặp nhau ngày 2/4 ở tỉnh Phúc Kiến. (Nguồn: THX) Sau các cuộc gặp với ngoại trưởng...