Singapore, Mỹ tập trận ở Biển Đông
Hải quân Singapore và Mỹ đã tham gia cuộc tập trận Hợp tác sẵn sàng và huấn luyện trên biển ( CARAT) lần thứ 18 ở Biển Đông từ 17-27/7.
Tàu hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Các lực lượng không quân Singapore, không quân Mỹ, lực lượng phòng vệ bờ biển và thủy quân lục chiến Mỹ cũng sẽ tham gia cuộc diễn tập năm nay.
Hoạt động này sẽ tập trung vào việc tăng cường các khả năng hàng hải thông thường như tác chiến trên không, trên biển và chống tàu ngầm… Khoảng 1.400 binh lính hai nước tham gia diễn tập năm nay.
Phía Singapore có 7 tàu chiến, 1 tàu ngầm, 1 trực thăng hải quân và 7 máy bay tham dự. Phía Mỹ có 1 tàu ngầm, 3 trực thăng hải quân và 6 máy bay.
Hoạt động diễn tập hàng hải song phương giữa Mỹ và Singapore trong khuôn khổ CARAT bắt đầu từ năm 1995, nhằm tăng cường khả năng tương tác và hợp tác chuyến nghiệp.
Hồi đầu tháng 7, hải quân Mỹ và Philippines cũng đã có hoạt động diễn tập trong khuôn khổ CARAT hàng năm kéo dài 9 ngày. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang ở Biển Đông. Tuy nhiên, quan chức Mỹ tuyên bố, các hoạt động diễn tập hải quân không liên quan gì tới tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra trong vùng biển này.
Video đang HOT
Theo VietNamNet
Biển Đông: Tướng Trung Quốc than phiền vì Mỹ tích cực giúp Philippines
Mỹ liên tiếp gửi tàu ngầm hạt nhân tấn công ra vào cảng biển Philippines, tổ chức diễn tập quân sự trên biển với Philippines, khiến Trung Quốc lo ngại.
Ngày 25/6, tại vịnh Subic của Philippines, binh sĩ Mỹ đứng trên tàu ngầm hạt nhân Louisville. Cũng trong ngày, Quân đội Philippines tuyên bố, tàu ngầm hạt nhân Louisville của Mỹ cùng ngày đã có chuyến thăm thường lệ vịnh Subic ở phía bắc Philippines.
Mỹ đồng ý giúp Philippines tuần tra vùng biển duyên hải
Tân Hoa xã có bài viết cho biết, gần đây, tàu ngầm tấn công hạt nhân Louisville của Mỹ đã đến thăm vịnh Subic của Philippines. Đây là chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ đến thăm Philippines trong 2 tháng qua. Vào tháng 5/2012, tàu ngầm hạt nhân South Carolina từng đến thăm Philippines.
Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ trang mạng chiến lược của Mỹ cho biết, Mỹ đã đồng ý giúp Philippines tuần tra vùng biển duyên hải của nước này, nơi Trung Quốc cũng đưa ra đòi hỏi chủ quyền, nhưng tính xác thực của sự giúp đỡ này hiện còn chưa được xác định.
Philippines muốn tăng cường trang bị tàu chiến, máy bay và thiết bị giám sát (như radar bờ biển) cho lực lượng vũ trang của họ, đồng thời muốn Mỹ cử tàu chiến và máy bay đến hiện diện tại Philippines. Nội dung hiệp định mới giữa hai nước Mỹ-Philippines cho phép quân Mỹ được tái sử dụng các căn cứ cũ ở Philippines là vịnh Subic và Clark.
Binh sĩ Mỹ trên tàu ngầm hạt nhân tấn công Louisville lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ, tại vịnh Subic của Philippines.
Trước đây 20 năm, quân Mỹ đã rời khỏi 2 căn cứ chủ yếu này. Hiện nay, họ được mời đến, không phải là lấy 2 khu vực này làm căn cứ chuyên dụng của quân Mỹ, mà là sử dụng khi cần thiết.
Báo Mỹ cho rằng, một nhân tố quan trọng để Mỹ quay trở lại Philippines là Trung Quốc ngày càng coi các nỗ lực khai thác dầu khí ở duyên hải của Philippines là thù địch.
Trong 20 năm qua, Hải quân Trung Quốc đã mạnh lên nhiều, Philippines thông qua chào đón tàu chiến và máy bay Mỹ quay trở lại có thể giúp nước này an ninh hơn và đạt được nhiều lợi ích hơn.
Tướng Trung Quốc than phiền vì Mỹ-Philippines diễn tập nhiều
Tờ "Quang Minh" Trung Quốc có bài viết cho rằng, ngày 2/7, Hải quân và Lực lượng Bảo vệ bờ biển hai nước Philippines-Mỹ đã bắt đầu tổ chức cuộc diễn tập quân sự thường niên "Carat-2012" tại vùng biển Mindanao phía nam Philippines, thời gian diễn tập từ ngày 2-10/7/2012.
Cuộc diễn tập này nhằm tăng cường khả năng hợp tác giữa hai bên để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố và thảm họa trên biển. Nội dung chủ yếu bao gồm diễn tập Sở chỉ huy mặt trận, chặn đường trên biển, lên tàu lục soát, lặn cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Người phát ngôn Hải quân Philippines cho biết, trong cuộc diễn tập lần này, Mỹ cử 2 tàu chiến của Hải quân Mỹ và 1 tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ; còn Philippines cử 4 tàu chiến của Hải quân và 1 tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines.
Về số lượng binh sĩ tham diễn, Mỹ cử 350 binh sĩ Hải quân và 150 nhân viên Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ, còn Philippines cử 400 binh sĩ Hải quân và 50 nhân viên bảo vệ bờ biển.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Louisville lớp Los Angeles, Hải quân Mỹ.
Cuộc diễn tập Carat được gọi đầy đủ là diễn tập "huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trên biển liên hợp". Năm 1995, Mỹ lần đầu tiên lôi kéo Philippines tiến hành diễn tập quân sự liên hợp, sau đó cuộc diễn tập được tổ chức mỗi năm 1 lần.
Báo Trung Quốc cho rằng, mặc dù Philippines cho biết đây là một cuộc diễn tập thường lệ, nhưng nó vẫn gây sự chú ý rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, Mỹ còn đồng thời đang chủ trì một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn nhất thế giới ở vùng biển Hawaii, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với sự tham gia của 22 quốc gia trong đó có Philippines.
Cuộc diễn tập này mang tên "Vành đai Thái Bình Dương-2012". Philippines tham gia cuộc diễn tập này với tư cách quan sát viên.
Về việc Philippines vừa tham gia cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương-2012", vừa tham gia diễn tập Carat thường niên, Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, Philippines làm như vậy, một mặt nhằm biểu thị công khai quan hệ đồng minh giữa họ với Mỹ, mặt khác, nhằm "thị uy" đối với Trung Quốc.
Doãn Trác than phiền mà suy diễn rằng: "Cuộc diễn tập này có ảnh hưởng mang tính phá hoại đối với tình hình khu vực. Hiện nay, Mỹ cấp bách can thiệp vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã gây ra chia rẽ rất lớn giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, đã gây ra bất ổn rất lớn cho châu Á".
Philippines lần đầu tiên tham gia cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương-2012" với tư cách quan sát viên. Trong hình là tàu chiến 14 nước tham gia cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp "Vành đai Thái Bình Dương-2010".
Theo GDVN
Chiến hạm Mỹ, Indonesia dàn trận trên biển Các tàu chiến, binh sĩ Mỹ và Indonesia đang tham gia hàng loạt hoạt động diễn tập trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên CARAT 2012. Từ trên xuống lần lượt là tàu tuần tra lớp Legend mang tên USCGC Waesche (WMSL 751) của Mỹ, cùng hai chiến hạm của hải quân Indonesia là tàu đổ bộ KRI Banda Aceh-593) và tàu...