Singapore lập lộ trình chung sống với Covid-19
Singapore sẽ coi Covid-19 như một phần của cuộc sống và người dân có thể thoải mái sinh hoạt không lo phong tỏa, cách ly dù dịch có bùng phát.
Ba bộ trưởng Singapore phụ trách lực lượng ứng phó Covid-19 của chính phủ hôm 24/6 nhận định khi đủ lượng người tiêm chủng vaccine, Covid-19 sẽ được kiểm soát giống các bệnh tái phát thông thường như cúm mùa hay tay, chân, miệng. Tuyên bố của ba bộ trưởng được đưa ra khi lập lộ trình để Singapore chuyển sang trạng thái bình thường mới.
Theo Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Gan Kim Yong, Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong và Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung, ưu tiên trong vài tháng tới là chuẩn bị để Singapore chung sống với Covid-19 như căn bệnh tái phát có thể kiểm soát được.
“Đã 18 tháng từ khi đại dịch bùng phát và người dân vẫn chiến đấu mệt mỏi. Tất cả đều đang đặt câu hỏi: Bao giờ đại dịch mới kết thúc? Tin xấu là Covid-19 có thể không bao giờ biến mất. Tin tốt là chúng ta có thể chung sống bình thường với nó”, ba Bộ trưởng Singapore cho biết.
Singapore đang thực hiện các bước để chuẩn bị cho việc Covid-19 trở thành dịch bệnh lưu hành phổ biến địa phương và tăng cường tiêm chủng để giảm tỷ lệ ca nhiễm tăng đột biến.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Singapore hôm 14/5. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 dường như đã có hiệu quả làm giảm tỷ lệ lây nhiễm. Hầu hết những người tiêm chủng đầy đủ đều có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng ngay cả khi nhiễm virus. Ba bộ trưởng Singapore cho biết vào đầu tháng tới, 2/3 dân số nước này sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine hai mũi.
“Cột mốc tiếp theo của chúng tôi là sẽ tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ cho ít nhất 2/3 dân số trước ngày quốc khánh (9/8) nếu nguồn cung cho phép. Chúng tôi đang nỗ lực cung cấp vaccine và đẩy nhanh tốc độ”, các Bộ trưởng nói.
Theo các bộ trưởng Singapore, trong thời gian tới, những người nhiễm Covid-19 ở nước này sẽ được phép tự điều trị tại nhà, do đó sẽ ít lo ngại về nguy cơ hệ thống chăm sóc sức khỏe quá tải. Những người tiếp xúc gần với ca nhiễm có thể mua bộ dụng cụ xét nghiệm từ các hiệu thuốc để tự kiểm tra.
Cách cập nhật số ca nhiễm hàng ngày ở Singapore cũng sẽ chuyển sang tập trung vào triệu chứng của các ca nhiễm, như những ca trở nặng và cần chăm sóc đặc biệt.
Theo lộ trình các Bộ trưởng Singapore đề ra, dần dần các quy tắc phòng dịch nước này có thể được nới lỏng và cho phép các cuộc tụ tập lớn. Các doanh nghiệp cũng không còn phải lo về nguy cơ gián đoạn hoạt động do lệnh phong tỏa.
Cuối cùng, người dân có thể thoải mái đi lại với giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19, đi tới các quốc gia cũng đã kiểm soát được đại dịch và coi nó như căn bệnh thông thường. Người dân thậm chí có thể được miễn cách ly nếu nhận kết quả xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh.
Theo ba bộ trưởng Singapore, mọi người có thể chung sống với Covid-19 hay không còn tùy thuộc vào sự chấp nhận của họ rằng Covid-19 sẽ trở thành dịch bệnh tái phát thông thường. Người dân cũng phải cùng nhau chia sẻ trách nhiệm cộng đồng như một nhân viên sẽ tự giác ở nhà nếu bị ốm để giữ an toàn cho cả tập thể.
“Khoa học và sự khôn ngoan của con người cuối cùng sẽ chiến thắng Covid-19. Sự gắn kết và ý thức cộng đồng sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó nhanh hơn. Mỗi chúng ta phải hoàn thành tốt trách nhiệm bản thân”, các Bộ trưởng Singapore nhấn mạnh.
Singapore hiện ghi nhận hơn 60.000 ca nhiễm và 35 ca tử vong do nCoV. Giải trình tự gene nCoV tại Singapore cho thấy biến chủng Delta từ Ấn Độ đang chiếm đa số các ca nhiễm ở đảo quốc.
Việt Nam đề xuất ba mục tiêu lớn cho hợp tác Á - Âu
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất Á - Âu cùng thúc đẩy hòa bình quốc tế, phát triển bền vững và bao trùm, quan hệ kinh tế cùng có lợi tại hội nghị ASEM.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm nay chủ trì Đối thoại chính sách cao cấp Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) diễn ra dưới hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Phát biểu tại diễn dàn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh ASEM bao gồm các nền kinh tế năng động nhất thế giới, chiếm 60% dân số, 65% GDP toàn cầu và 55% thương mại thế giới, là nơi tập trung của nhiều trung tâm chính trị, khoa học và công nghệ.
Xác định Á - Âu vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác chưa được khai thác hết, Bộ trưởng đã đề xuất ba mục tiêu lớn mà ASEM cần hướng tới để tăng cường hợp tác giữa hai khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại chính sách cao cấp ASEM tại Hà Nội hôm nay. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
Đầu tiên là bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình và ổn định, trên cơ sở đối thoại và lòng tin. "ASEM cần đóng vai trò chủ chốt trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hệ thống quốc tế với Liên Hợp Quốc là trung tâm, tôn trọng luật pháp quốc tế và giải quyết các thách thức toàn cầu", ông nói.
Mục tiêu thứ hai là ASEM cần đóng vai trò tiên phong trong thúc đẩy phát triển bền vững và bao trùm, với ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ các nước thành viên thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững 2030, đẩy mạnh hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước, xây dựng kinh tế tuần hoàn và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mục tiêu thứ ba được Bộ trưởng đề cập là tạo dựng nền tảng vững chắc cho quan hệ kinh tế bền vững, lâu dài, cùng có lợi giữa châu Âu và châu Á.
"Tăng cường kết nối kinh tế Á - Âu sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên và cần được triển khai đồng bộ trên nhiều lĩnh vực từ thương mại, đầu tư, tài chính, công nghiệp đến kết nối khu vực và kinh tế số. Nỗ lực này ngày càng cần thiết, đặc biệt khi các nền kinh tế đang tìm cách khắc phục ảnh hưởng của đại dịch Covid-19", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.
Theo ông, những mục tiêu này được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những chuyển đổi sâu sắc và toàn diện do tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, các chuyển dịch địa kinh tế - chính trị, tác động đan xen phức tạp của Covid-19, cùng những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Bộ trưởng nhận định hợp tác quốc tế đang đối mặt nhiều rào cản như chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa đơn phương, những hành vi làm xói mòn luật pháp quốc tế. Do đó, quan hệ đối tác và hợp tác Á - Âu trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Với mục tiêu góp phần xây dựng tầm nhìn mới cho quan hệ đối tác Á - Âu, Đối thoại ASEM đã tập trung thảo luận vai trò của hợp tác hai châu lục trong giải quyết các thách thức toàn cầu, cũng như tầm nhìn của hợp tác Á - Âu trong giai đoạn tới.
Đối thoại chính sách cao cấp ASEM là sáng kiến của Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thành lập ASEM (1996 - 2021). Bộ trưởng Ngoại giao nhiều nước đã tham dự sự kiện, bao gồm sự xuất hiện trực tiếp của Ngoại trưởng Anh, Hàn Quốc và Singapore.
Việt Nam đề nghị Singapore hợp tác tiếp cận nguồn vaccine an toàn, hiệu quả Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Singapore chia sẻ với Việt Nam kinh nghiệm trong truy vết COVID-19, hợp tác tiếp cận nguồn vaccine an toàn, hiệu quả. Chiều 21/6, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan chào xã giao trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ ngày 20-23/6....