Singapore dần nới lỏng giãn cách từ ngày 14/6
Sau gần một tháng thắt chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19, tình hình lây nhiễm trong cộng đồng tại Singapore đã có tiến triển tích cực. Giới chức “đảo quốc sư tử” quyết định sẽ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội theo 2 giai đoạn, bắt đầu từ 14/6.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 trên tàu điện ngầm tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tại cuộc họp báo trực tuyến ngày 10/6, Lực lượng liên bộ đặc trách COVID-19 cho biết, nhờ sự hợp tác tích cực của người dân trong thực hiện giai đoạn “cảnh báo tăng cường” từ 16/5, lây nhiễm trong cộng đồng đã được ngăn chặn, số ca nhiễm mới giảm mạnh.
Vì thế, từ ngày 14/6, Singapore sẽ nới lỏng một số biện pháp giãn cách xã hội, theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ 14/6, theo đó cho phép tụ tập từ 2 lên 5 người, mỗi gia đình được tiếp 5 khách/ngày, tăng công suất đón tiếp tại các điểm du lịch, bảo tàng, thư viện từ 25% lên 50% cũng như nâng số người được phép tham dự các hoạt động xã hội khác.
Nếu như tình hình vẫn trong tầm kiểm soát sau khi mở cửa từ 14/6, giai đoạn 2 sẽ được áp dụng từ ngày 21/6, theo đó cho phép nối lại các hoạt động ăn uống tại chỗ ở các nhà hàng, trung tâm ăn uống, tối đa 5 người/nhóm, duy trì khoảng cách 1m giữa các nhóm; các hoạt động thể thao đòi hỏi phải tháo khẩu trang, các lớp học thêm, gia sư sẽ được nối lại. Tuy nhiên, yêu cầu làm việc tại nhà vẫn được duy trì để giảm rủi ro.
Video đang HOT
Song song với nới lỏng giãn cách xã hội từng bước, Singapore tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng và chiến dịch xét nghiệm phòng ngừa. Bắt đầu từ ngày 11/6, những người trong độ tuổi từ 12-39 tuổi sẽ được đăng ký tiêm chủng. Từ ngày 16/6, Singapore bắt đầu bán các bộ thử COVID-19 cá nhân tại các cửa hàng dược phẩm Guardian, Unity và Watsons. Các bộ thử này cho kết quả trong vòng 20 phút.
Tính tới ngày 9/6, Singapore đã triển khai tiêm 4,4 triệu liều vaccine COVID-19, với 2,5 triệu người đã tiêm ít nhất một mũi, trong đó 1,9 triệu người đã được tiêm đủ 2 mũi. Tỷ lệ tiêm ở các lứa tuổi đủ tiêu chuẩn đạt khá cao, với 74% số người trên 60 tuổi, gần 74% số người từ 45-59 tuổi và 65% số người trong độ tuổi từ 40-44 tuổi đã được tiêm chủng hoặc đã đăng ký tiêm chủng ngừa Covid-19.
Số ca lây nhiễm mới tại Singapore đã xuống mức 1 con số trong những ngày qua. Ngày 10/6, Singapore chỉ ghi nhận 4 ca nhiễm mới, mức thấp nhất trong ngày trong gần 4 tháng qua, trong đó có 2 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm tại Singapore lên 62.223 ca, với 34 ca tử vong. Hiện tại, chỉ có 291 trường hợp đang phải cách ly và 158 ca đang điều trị tại bệnh viện.
Dịch COVID-19: WHO cảnh báo châu Âu chưa qua cơn nguy hiểm
Người phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge ngày 10/6 cảnh báo châu Âu chưa qua cơn nguy hiểm dù số ca nhiễm và tử vong mới trong dịch COVID-19 đang giảm trên toàn châu lục, đồng thời kêu gọi người dân di chuyển có trách nhiệm trong kỳ nghỉ Hè.
Người dân đeo khẩu trang phòng ngừa dịch COVID-19 tại Milan, Italy. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Phát biểu tại họp báo ở Copenhagen (Đan Mạch), ông Kluge cho biết: "Khi các cuộc tụ tập xã hội gia tăng, nhiều người di chuyển hơn và các lễ hội lớn cũng như các sự kiện thể thao lớn diễn ra trong thời gian tới, WHO châu Âu kêu gọi mọi người hãy thận trọng". Ông nói: "Nếu bạn chọn cách đi lại, hãy có trách nhiệm. Hãy ý thức các nguy cơ".
Trong hai tháng qua, số ca nhiễm, tử vong và nhập viện mới tại châu Âu đều đã giảm, cho phép 36 trong số 53 quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Số ca nhiễm ghi nhận trong tuần trước là 368.000 ca, tương đương 1/5 số ca nhiễm hằng tuần ghi nhận trong thời đỉnh dịch tháng 4/2020.
Ông Kluge thừa nhận tiến bộ đạt được ở hầu hết các nước trong khu vực, song nhấn mạnh "không có gì chứng tỏ rằng đã hết nguy hiểm". Ông cho biết biến thể Delta, xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, rất đáng lo ngại, đồng thời nhắc nhở rằng các nước cần rút ra bài học từ đợt bùng phát số ca trong mùa Hè năm ngoái ngay cả khi các chiến dịch tiêm phòng hiện đang được đẩy nhanh khắp khu vực. Theo ông, đến nay chỉ có 30% dân số khu vực châu Âu được tiêm liều vaccine đầu tiên, và điều đó là chưa đủ đề ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới.
Trong diễn biến khác, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này đã quyết định không chọn mua bổ sung 100 triệu liều vaccine của hãng Johnson & Johnson, và nếu có đặt hàng thì sẽ cân nhắc dùng số vaccine này để viện trợ cho các nước nghèo.
Quyết định trên được đưa ra sau khi xuất hiện một số vấn đề về nguồn cung và an toàn của vaccine này. Các cuộc thảo luận trong EU đã cho thấy niềm tin giảm đối với loại vaccine chỉ tiêm một liều duy nhất này, dù ban đầu được ca ngợi là đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tiêm phòng thành công ở châu Âu.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan đến hợp đồng giữa EU với hãng Johnson & Johnson, có một sự hiểu nhầm trong cách dùng từ liên quan đến việc đặt mua 100 triệu liều bổ sung. Trong hợp đồng, EU đặt mua 200 triệu liều và "có thể chọn mua" thêm 200 triệu liều theo hai đợt. Thời hạn để đưa ra lựa chọn cho đợt thứ hai gồm 100 triệu liều còn lại đã hết vào cuối tháng 6 nhưng không có quyết định nào được đưa ra về việc có mua hay không.
Lý do của quyết định trên có thể là vấn đề nguồn cung và sự an toàn của vaccine này.
Một quan chức Ủy ban châu Âu (EC) cho biết theo thỏa thuận ban đầu, Johnson & Johnson cam kết cung cấp 55 triệu liều cho EU vào cuối tháng 6, nhưng đến nay chỉ giao 12 triệu liều. Các chính phủ EU đã từng bày tỏ lo ngại về sự chậm trễ này. Hai đợt giao hàng triệu liều khác đã phải chậm lại trong vài tuần do Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) đánh giá độ an toàn của vaccine này sau đợt lây nhiễm tại một nhà máy của Johnson & Johnson ở Mỹ.
Johnson & Johnson không bình luận về vấn đề nguồn cung cũng như lệnh mua mang tính lựa chọn của EU, song khẳng định cam kết cung cấp đủ 200 triệu liều cho khối.
Các số liệu nội bộ cho thấy EU đã đảm bảo đủ vaccine từ các nguồn cung khác để tiêm cho người trưởng thành trong mùa Hè này, và cũng có một hợp đồng lớn với Pfizer/BioNTech trong những năm tới nếu cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên, EU vẫn cân nhắc khả năng chọn đặt hàng vaccine của Johnson & Johnson, chủ yếu nhằm mục đích viện trợ cho các nước nghèo hơn. Đến nay, EU đã cam kết viện trợ ít nhất 100 triệu liều bổ sung vào cuối năm nay.
Cơ chế tiếp cận vaccine COVAX, do WHO khởi xướng, hiện mới chỉ giao được 80 triệu liều vaccine cho gần 130 quốc gia với tổng dân số hàng tỷ người. Trước khi đối mặt với các vấn đề về nguồn cung, COVAX đã có kế hoạch giao ít nhất 2 tỷ liều vào cuối năm nay. Giờ đây, cơ chế này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vaccine viện trợ để đạt mục tiêu đề ra.
Thành phố đáng sống nhất thế giới là Auckland, Osaka, Adelaide Đại dịch COVID-19 đã làm xáo trộn bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất trên thế giới do tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) bình chọn hằng năm, theo đó đưa thành phố Auckland của New Zealand lên vị trí đầu bảng, "soán ngôi" của thủ đô Vienna của Áo. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Auckland,...