Singapore biến vỏ sầu riêng thành băng y tế kháng khuẩn
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore đã phát triển thành công quy trình xử lý rác thải thực phẩm bằng cách biến vỏ sầu riêng thành băng gel kháng khuẩn.
Vỏ sầu riêng và đĩa Petri chứa hydrogel xenlulo làm từ vỏ sầu riêng với men phenol. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters (Anh), quy trình bắt đầu từ việc chiết xuất bột xenlulo bằng cách cắt nhỏ và đông khô vỏ sầu riêng bỏ đi, sau đó và trộn với glycerol. Hỗn hợp này tạo ra hydrogel mềm và cuối cùng được cắt thành các dải băng gel kháng khuẩn.
Giáo sư William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ thực phẩm cho biết: “Ở Singapore, chúng tôi tiêu thụ khoảng 12 triệu quả sầu riêng mỗi năm. Vì vậy, ngoài phần múi, chúng tôi không thể làm gì nhiều với vỏ và hạt. Vỏ sầu riêng, chiếm hơn một nửa thành phần của sầu riêng, thường bị vứt bỏ và đốt. Điều này góp phần tạo ra chất thải và gây ô nhiễm môi trường”.
Đĩa Petri chứa các bước biến vỏ sầu sầu riêng thành băng kháng khuẩn, với sản phẩm cuối cùng đặt cạnh băng y tế thông thường để so sánh. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Một nhà nghiên cứu cầm hydrogel làm từ vỏ sầu riêng và men phenolics. Ảnh: Reuters
Ông Chen cho biết thêm rằng công nghệ này cũng có thể biến các chất thải thực phẩm khác, chẳng hạn hạt đậu nành và ngũ cốc đã qua sử dụng thành hydrogel, giúp hạn chế lãng phí thực phẩm.
So với các loại băng y tế thông thường, băng organo-hydrogel có thể giữ cho vùng da bị thương mát hơn và ẩm hơn, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
“Ưu điểm của loại băng y tế này là ẩm. Vì vậy, nó ngăn vết thương bị khô và giảm cảm giác ngứa, thích hợp cho những người mắc bệnh về da như bệnh chàm”, ông Chen nhấn mạnh.
Giáo sư William Chen (trái) và Tiến sĩ Tracy Cui, các tác giả của nghiên cứu. Ảnh: Reuters
Ông William Chen, Giám đốc Chương trình Khoa học và Công nghệ Thực phẩm của Đại học Công nghệ Nanyang Singapore. Ảnh: Reuters
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm rằng việc sử dụng chất thải thực phẩm và nấm men để chế tạo băng kháng khuẩn sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc sản xuất các loại băng thông thường có đặc tính kháng khuẩn làm từ các hợp chất kim loại đắt tiền hơn như ion bạc hoặc đồng.
Tan Eng Chuan, một người bán buôn sầu riêng, cho biết ông bán được ít nhất 30 thùng sầu riêng mỗi ngày khi vào vụ, tương đương 1.800 kg. Ông tin rằng việc tận dụng các phần bỏ đi của trái cây làm băng y tế là một sự đổi mới giúp ngành nông nghiệp phát triển “bền vững hơn”.
Tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp tại Đông Nam Á
Ngày 31/8, tình hình dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt, Singapore ghi nhận số ca mắc mới trong cộng đồng ở mức cao nhất trong 6 tuần qua với 156 ca mắc COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: THX/TTXVN
Singapore là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với 80% dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ tính tới ngày 29/8. Những tiến bộ mà Singapore đạt được trong công tác tiêm chủng trái ngược với phần lớn các nước láng giềng của nước này, vốn có tỷ lệ tiêm chủng thấp trong khi phải chật vật đối phó với số ca mắc gia tăng do biến thể Delta.
Cùng ngày, Trung tâm Xử lý tình hình dịch COVID-19 của Thái Lan (CCSA) thông báo nước này ghi nhận thêm 14.666 ca mắc mới và 190 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh ở nước này lên 1.204.729 ca và 11.589 ca tử vong. Đến nay, gần 11% trong tổng số 69 triệu dân của nước này đã được tiêm chủng đầy đủ. Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối năm nay.
Tại Philippines, Bộ Y tế nước này thông báo có thêm 13.827 ca mắc mới COVID-19 và 118 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh lên 1.989.857 ca và 33.448 ca tử vong.
Với khoảng 110 triệu dân, Philippines đã tiến hành xét nghiệm cho trên 17,5 triệu người kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này vào tháng 1/2020.
* Trong khi đó, ngày 31/8, Israel ghi nhận số ca mắc COVID-19 cao nhất với gần 10.947 ca, vượt kỷ lục trước đây là 10.118 ca vào ngày 18/1. Nước này cũng ghi nhận thêm 53 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 7.043 ca trong tổng số 1.066.352 ca mắc ở nước này.
Mặc dù số ca mắc mới cao, song Israel vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch mở cửa lại hệ thống trường học vào ngày 1/9. Đến nay, số người ở Israel đã tiêm một mũi vaccine ngừa COVID-19 là 5,97 triệu người, chiếm 64% dân số 9,3 triệu người, trong khi 5,48 triệu người đã tiêm 2 mũi và gần 2,16 triệu người đã tiêm mũi vaccine thứ ba.
Singapore cho Australia mượn 500.000 liều vaccine Singapore sẽ chuyển cho Australia 500.000 liều Pfizer theo thỏa thuận "chia sẻ liều tiêm" và dự kiến nhận lại số vaccine này vào tháng 12. "Singapore và Australia đã đạt thỏa thuận chia sẻ vaccine Covid-19. Chúng tôi sẽ gửi cho họ 500.000 liều vaccine Pfizer/BioNTech hiện có và họ sẽ trả lại số lượng tương tự vào tháng 12. Các liều...