Sina: Kalibr thua xa tên lửa YJ-18A của Trung Quốc
Trang Sina của Trung Quốc vừa có nhận định về sức mạnh của Kalibr Nga với YJ-18A và khẳng định, tên lửa Nga thua xa YJ-18A.
Báo Trung Quốc cho rằng, tên lửa hành trình tầm xa Kalibr (phiên bản xuất khẩu) của Nga không phải là tên lửa hành trình mạnh nhất và nó đã trở nên lỗi thời khi so với dòng tên lửa YJ-18A do Trung Quốc tự nghiên cứu và phát triển.
Khi tấn công mục tiêu, tên lửa Kalibr Nga vẫn nằm trong tầm ngắm của các hệ thống phòng không và nó có thể bị bắn hạ.
Tuy nhiên, tên lửa YJ-18A của Trung Quốc không có nhược điểm như vậy, vì chiều cao chuyến bay của nó chỉ 3-5 mét.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa Kalibr.
Vì vậy, hầu hết các hệ thống phòng thủ không thể đánh chặn nó với trần bay thấp như vậy. Điều bất ngờ là ngay trước đó, trang quốc phòng Defence đã có bài viết cho rằng, chính Trung Quốc đã phát triển YJ-18 từ nguyên mẫu Kalibr phiên bản xuất khẩu được định danh là 3M-54E Club-S. Vì vậy, sẽ rất khó để Trung Quốc chế tạo được tên lửa vượt nguyên mẫu Nga.
Video đang HOT
YJ-18 được thiết kế để tiêu diệt các loại tàu nổi trong đội hình các nhóm tàu đổ bộ, tàu vận tải, các cụm tàu và tàu sân bay xung kích, cũng như các hạm tàu và mục tiêu mặt đất tương phản radar đơn lẻ trong điều kiện có sự đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh mẽ.
Căn cứ kết quả thử nghiệm YJ-18, các chuyên gia Trung Quốc đã khoe đây là tên lửa “tốt nhất trong các tên lửa cùng lớp”. Sau khi phóng thẳng đứng, động cơ turbine phản lực của tên lửa giúp tên lửa đạt tốc độ 0,8M ở ở giai đoạn bay hành trình khoảng 180 km, sau đó phần đầu tên lửa tách ra và tăng tốc lên tốc độ khoảng 2,5-3M ở giai đoạn bay cuối gần 40 km.
Giai đoạn bay siêu âm YJ-18 khiến đối phương còn rất ít thời gian để phản ứng với cuộc tấn công. Còn giai đoạn bay dưới âm giúp tiết kiệm nhiên liệu và tăng tầm tấn công. YJ-18 sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính, vệ tinh định vị Bắc Đẩu và đầu tự dẫn radar, mang phần chiến đấu kiểu nổ phá 300 kg hoặc kiểu chống radar/xung điện từ để phá hủy thiết bị điện tử trên tàu đối phương, có tầm bắn 120-290 hải lý (220-540 km).
Quân đội Trung Quốc hiện đang đầu tư lớn vào hệ thống điều phối và dẫn đường để thu thập dữ liệu chỉ thị mục tiêu cho YJ-18 và cá tên lửa khác. Với khả năng bay sát mặt biển, YJ-18 phù hợp để trang bị cho các loại tàu nổi và tàu ngầm Trung Quốc. Điều đó khiến giới quân sự Mỹ lo ngại.
Dự kiến, YJ-18 sẽ được lắp cho các tàu khu trục lớp Type 052D và trong tương lai là Type 055. Các tên lửa này dự kiến cũng được trang bị cho các tàu ngầm (biến thể YJ-18B) và các hệ thống tên lửa bờ biển.
Tuy nhiên, trang Defence cho rằng, sức mạnh trong tuyên bố của các nhà phát triển Trung Quốc với năng lực thực tế thường khác xa nhau. Vì vậy, để nói rằng YJ-18 mạnh hơn Kalibr Nga cần phải trải qua thực chiến mới có thể chứng minh.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Chiến hạm Nga mới tập trận ngoài khơi Syria "khủng" cỡ nào?
Tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Đô đốc Makarov của hải quân Nga đã tiến tập trận bắn pháo ở phía đông Địa Trung Hải sau khi di chuyển tới căn cứ hải quân Tartus ở Syria.
TASS dẫn lời Tướng Anton Kuprin, chỉ huy tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Đô đốc Makarov cho hay, các thủy thủ đã sử dụng pháo cỡ nòng 100 mm và bắn 80 phát đạn nhằm vào một mục tiêu trong vòng chưa đầy 1 phút.
Tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Đô đốc Makarov của hải quân Nga. (Ảnh minh họa)
"Tất cả vũ khí trang bị trên tàu hộ vệ Đô đốc Makarov đều được thử nghiệm từ cách đây hai năm. Cụ thể, các thủy thủ đã bắn thử tên lửa hành trình Kalibr và các hệ thống tên lửa phòng không. Những con tàu thuộc loại này từng tham gia các sứ mệnh trên Địa Trung Hải và hôm nay cũng vậy cùng với những vũ khí hiện đại nhất của Nga", Tướng Kuprin nhấn mạnh hôm 14/10.
Trước đó, tàu hộ vệ Đô đốc Makarov đã di chuyển tới căn cứ hậu cần Tartus của hải quân Nga ở Syria.
Tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường Đô đốc Makarov là tàu hộ vệ biển xanh thứ ba thuộc Dự án 11356. Con tàu này được chuyển giao cho hải quân Nga vào năm 2017. Tới đầu tháng 10/2018, tàu có mặt lần đầu tiên ở Sevastopol sau khi hoàn thành sứ mệnh trên Địa Trung Hải.
Các tàu hộ vệ thuộc Dự án 11356 có lượng giãn nước toàn tải 4.000 tấn, chiều dài tàu là 124,8 m, tốc độ di chuyển là 30 knot và thời gian hoạt động trên biển là 30 ngày.
Con tàu được tang bị tên lửa hành trình Kalibr-NK, hệ thống tên lửa đất đối không Shtil-1, pháo A-190 cỡ nòng 100 mm cùng các pháo phòng không, ống phóng rocket và ngư lôi. Sàn tàu còn mang theo một trực thăng Kamov Ka-27 (hoặc Ka-31).
Căn cứ hậu cần của hải quân Nga ở thành phố cảng Tartus tại Syria được mở cửa từ năm 1971. Tới năm 2017, Nga và Syria đã ký kết hợp đồng cho thuê căn cứ Tartus trong 49 năm và thời hạn hợp đồng có thể kéo dài hơn. Theo tài liệu, căn cứ Tartus có sức chứa 11 tàu chiến bao gồm các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Vào ngày 28/4/2019 nhân kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nga, căn cứ Tartus đã tổ chức buổi lễ diễu binh hải quân với sự tham gia của tàu hộ vệ Đô đốc Grigorovich, tàu bảo vệ Pytlivy, các tàu tên lửa nhỏ Veliky Ustyug và Uglich cùng tàu ngầm truyền thống Stary Oskol và nhiều tàu chiến khác của Nga.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Bí mật quân sự : Tên lửa chống hạm mạnh nhất của Nga là gì? Tên lửa hành trình "Kalibr" cua Nga hiện đại và nhanh hơn "Granit", tên lưa đươc truyền thông Trung Quốc gọi là vũ khí chính của Nga chống lại tàu sân bay Mỹ, cựu Tư lệnh Hạm đội Baltic, Vladimir Valuev nói với Sputnik. Tên lửa "Granit" của Nga có tiềm năng lớn nhất để chiến đấu với các nhóm tàu sân bay...