SimCity theo bước Diablo III bắt game thủ online liên tục
Bởi hãng phát triển tin rằng mỗi hành động của người chơi trong game sẽ ảnh hưởng tới “nền kinh tế toàn cầu”.
Với phiên bản mới nhất của SimCity, người chơi sẽ phải đăng ký một tài khoản Origin và bắt buộc phải duy trì kết nối internet trong toàn bộ quá trình chơi. Tất nhiên, hãng EA cũng đã xác nhận thông tin rằng game thủ sẽ không bị đẩy ra khỏi hệ thống nếu kết nối chỉ bị gián đoạn tạm thời.
“Lần đầu tiên trong lịch sử series SimCity, quyết định của người chơi sẽ có hậu quả lâu dài sẽ ảnh hưởng vượt ra ngoài giới hạn các thành phố mà họ xây dựng. Cùng với nhau, người chơi sẽ thực sự giải quyết các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, tìm kiếm các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo và giải quyết các thảm họa tự nhiên. Game thủ sẽ phải lựa chọn việc cạnh tranh hay hợp tác với nhau để định hình cho thế giới trong tương lai, quyết định nó sẽ tốt hơn hoặc tồi tệ hơn”, hãng phát triển tuyên bố một cách hùng hồn.
Các công ty lớn sẽ thâu tóm thị trường thế giới.
Cụ thể, gameplay của trò chơi được thiết kế để mỗi game thủ phải phụ thuộc vào những người “hàng xóm”. Trong một bản đồ có từ 4 đến 10 thành phố, việc cân bằng các tài nguyên, công cụ… là một vấn đề khó khăn và có rất nhiều trở ngại. Vì thế, một người chơi dư thừa điện có thể bán bớt cho game thủ bên cạnh, trong khi nếu sản xuất và chạy các nhà máy bằng cách đốt than, bầu không khí của cả vùng sẽ bị ô nhiễm và chắc chắn anh hàng xóm bên cạnh sẽ phải lên tiếng. Sim City cũng tạo ra một nền kinh tế thị trường tự do, nơi mà game thủ có thể mua các hàng hóa nguyên liệu cần thiết từ bên ngoài mà không cần phải nhọc công khai thác hay tìm kiếm, tất nhiên giá cả cao hơn bình thường là chuyện bắt buộc phải chấp nhận. Ngoài việc cạnh tranh điểm số trên các bảng xếp hạng, trò chơi còn tạo ra rất nhiều cuộc đấu giành cho các ông thị trưởng với nhau như các hội thao, hội chợ…
Video đang HOT
Bóng đổ từ các tòa nhà cũng cho biết sự giàu có của cả khu vực.
Sử dụng engine GlassBox mới do chính mình phát triển, những gì mà phiên bản tiếp theo này của SimCity mang lại có thể được gói gọn trong hai từ “chi tiết” và “hợp lý”.
Với khả năng thiết kế những đoạn đường cong, người chơi sẽ được tự do thoải mái hơn trong việc thiết kế và quy hoạch các thành phố. Game thủ sẽ thấy hàng trăm cư dân (Sims) đi quanh thành phố, chen chúc nhau ra khỏi một rạp chiếu phim, tại các sân vận động. Khi một mỏ than đã bắt đầu được khai thác, người chơi sẽ nhận thấy các thợ mỏ đưa than lên các xe goòng như thế nào, tiếp đó những chuyến xe tải chở than tới nhà máy điện. Các nhà máy này bắt đầu quá trình xử lý nguyên liệu, nhả khói mù mịt ô nhiễm môi trường và thành quả cuối cùng là từng luồng xung điện chói sáng bắn ra từ nhà máy, chạy dọc theo mạng lưới điện và chiếu sáng qua từng thị trấn.
Game thủ phải tính tới cả việc tắc đường sẽ xảy ra khi có hỏa hoạn.
Còn trong việc thiết kế các tòa nhà và dịch vụ công cộng, game thủ sẽ sớm nhận ra sai lầm khi lựa chọn những địa điểm đặt trạm cảnh sát, cứu hỏa, nhà máy… theo sở thích của mình. Bởi khi hỏa hoạn xảy ra, rất nhiều đám đông sẽ túa ra từ mọi phía, di chuyển một cách hỗn loạn và mất trật tự xung quanh khu vực cao điểm khiến cho các xe chữa cháy khó có thể tiến vào giải quyết nhiệm vụ. Trên các con đường, xe cộ sẽ chen nhau chật kín gây ách tắc giao thông và khi những người lính cứu hỏa tới nơi, tất cả chỉ còn là đống tro bụi.
Giải quyết vấn đề và kiến nghị của công dân là nhiệm vụ quan trọng của một thị trưởng.
Thêm vào đó, trong vai trò một thị trưởng, người chơi sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cuộc biểu tình, những dám đông đòi hỏi và nhiều ý kiến. Không ai xử lý rác thải, hệ thống nước trục trặc, thiếu nhiên liệu, thiếu việc làm… đó là thời điểm mọi người sẽ bao vây tòa thị chính để đưa ra kiến nghị và người chơi phải đưa ra các lời hứa, chính sách và con đường cụ thể để xoa dịu đám đông cũng như tất bật cho các công việc tiếp theo đó.
Việc SimCity chuyển sang áp dụng hệ thống yêu cầu người chơi phải online liên tục đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng game thủ. Một số người cho rằng đây là biện pháp của hãng sản xuất nhằm tránh tình trạng game thủ thế giới lựa chọn các bản mod game tràn lan trên thị trường mà quên đi sản phẩm gốc của hãng Maxis. Tuy nhiên trên thực tế, SimCity 4 đã tồn tại được 10 năm với hàng chục bản mod khác nhau cùng các nội dung mới và liên tục được sửa lỗi, khiến cho tên tuổi của dòng game này được nhiều người biết đến.
Phiên bản mới nhất của SimCity vừa được công bố tại hội nghị phát triển game GDC 2012 tháng trước. Trò chơi được mô tả như một sự “tái sinh” cho thương hiệu game mô phỏng có tuổi đời hơn hai thập kỷ này. Áp dụng công nghệ đồ họa mới cùng nhiều chế độ chơi hấp dẫn, SimCity sẽ trao cho người chơi sức mạnh để cùng nhau thay đổi lại thế giới.
Trò chơi sẽ chính thức ra mắt vào năm tới.
Theo Game Thủ
Sếp sòng Facebook, Google mê tít "bom tấn" nhà Zynga
Chỉ sau hơn một tháng ra mắt, Cityville đã vù vù vọt lên và trở thành tựa game trên Facebook lớn nhất từ trước đến nay với khoảng 100 triệu người sử dụng một tháng.
Chỉ sau hơn một tháng ra mắt, Cityville đã vù vù vọt lên và trở thành tựa game trên Facebook lớn nhất từ trước đến nay với khoảng 100 triệu người sử dụng một tháng.
Đáng chú ý hơn cả, không chỉ có những người sử dụng Facebook thông thường, mà cả các "sếp sòng" của Facebook lẫn Google đều đang "chết mê chết mệt" trò chơi này. Thậm chí trong số đó có cả "trùm sò" Facebook Mark Zuckenberg. Và thậm chí một vài người trong số họ đã "leo lên đỉnh top", ví dụ như cựu giám đốc sáng tạo của Electronic Arts Bing Gordon đã đạt level max (level 60) chỉ sau một thời gian ngắn.
Cũng chính vì độ "hot" của trò chơi này, mà biết bao lão làng đứng top level 60 đã ra sức kêu gọi Zynga cho thêm các mốc level cao hơn. Và chiều lòng các fan hâm mộ, mới đây Zynga đã có bước "sửa sang" lại CityVille. Nếu như ngày trước level max là 60, thì nay nó sẽ là 80. Và chỉ ít lâu sau khi sự thay đổi này diễn ra, Bing Gordon đã một mạch thẳng tiến lên level 67!
Có lẽ mọi người sẽ nghĩ rằng việc nâng thêm level cho CityVille sẽ là vô nghĩa. Nhưng thực sự, điều vô nghĩa ấy sẽ đem lại lợi nhuận không ngờ cho Zynga, nếu như các bạn biết mỗi tháng họ phải trả cho Facebook 30% lợi nhuận thu được từ các game trên Facebook, nghĩa là ít nhất... 30 triệu USD/ 1 tháng. Quả là không tồi đối với một game dạng SimCity!
Theo PLXH