Sim trả trước cũng phải đóng cước hòa mạng
Từ ngày 1/1/2013, người dùng đăng ký thuê bao di động trả trước cũng phải trả cước hòa mạng như thuê bao trả sau.
Theo Thông tư 14/2012/TT-BTTTT quy định giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, từ ngày 1/1/2013, các thuê bao di động trả trước đăng ký mới bắt buộc phải trả tiền cước hòa mạng như thuê bao trả sau.
Theo thông tư này, khi đăng đăng ký hòa mạng mới thì giá cước hòa mạng được quy định là 35.000 đồng cho 1 số thuê bao trả sau và 25.000 đồng cho 1 số thuê bao trả trước. Khi mua một sim di động mới thì giá sim thuê bao bao gồm giá cước hòa mạng và giá sim trắng. Ví dụ: Giá cước hòa mạng đối với dịch vụ trả trước là 25.000 đồng, giá sim trắng là 15.000 đồng thì giá sim thuê bao đối với dịch vụ trả trước tổng cộng là 40.000 đồng.
Nhà mạng Vinaphone vừa cho biết kê từ 1/1/2013 sẽ phát hành ra thị trường bô sim thuê bao trả trước mới (bao gôm 1 sim đã gắn môt sô thuê bao xác định, không nạp sẵn tiên hoặc lưu lượng miên phí trong tài khoản) với mênh giá bằng giá cước hòa mạng cộng với giá sim là 50.000 đồng. Còn giá sim thuê bao trả sau hòa mạng mới là 60.000 đông.
Đôi với các bô sim thuê bao phát hành ra thị trường trước ngày 1/1/2013 nhưng kích hoạt sau thời điêm 1/1/2013, giá cước hòa mạng sẽ được khâu trừ vào tài khoản chính của thuê bao vào thời điêm kích hoạt. Nêu tài khoản chính trong bô sim thuê bao không đủ đê thanh toán cước hòa mạng, người dùng thực hiên nạp thêm tiên lớn hơn sô tiên còn thiêu của cước hòa mạng thì mới có thể sử dụng dịch vụ.
Video đang HOT
Từ ngày 1/1/2013, thuê bao di động trả trước đăng ký mới bắt buộc phải trả cước thuê bao (Ảnh minh họa)
Các nhà mạng Viettel, Mobifone cũng cho biết sẽ sớm công bố mức giá cụ thể của các bô sim thuê bao trả trước, trả sau mới ngay trong những ngày đầu năm 2013 sắp tới đây.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng không được lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường để bán, khuyến mãi hoặc chiết khấu giảm giá sim thuê bao thấp hơn giá thành của sim trắng cộng với giá cước hòa mạng nhằm cạnh tranh không lành mạnh và gây mất ổn định thị trường.
Nhà mạng không được tăng, giảm giá và khuyến mãi đối với giá cước hòa mạng. Từ đây trở đi các nhà mạng không được phép nạp sẵn tiền vào tài khoản đối với tất cả sim thuê bao đang lưu thông trên thị trường hoặc chưa hòa mạng.
Anh Nguyễn Đức Trung, chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại di động tại TPHCM, cho biết mặc dù người dùng trả trước phải đóng thêm cước thuê bao khi mua sim mới nhưng việc không nạp sẵn tiền vào sim khuyến mãi tràn lan như trước đây sẽ giúp hạn chế được tin nhắn rác khi nhiều đối tượng xấu lợi dụng các sim khuyến mãi đã nạp sẵn tiền để phát tán tin nhắn rác.
Theo 24h
Một quy định làm khó báo chí
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế ban hành quyết định (số 34/QĐ-UBND ngày 19.10.2012) Quy định quản lý và hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tại điều 7 quy định: Phóng viên hoạt động nghiệp vụ báo chí phải có thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Đối chiếu với Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20.3.2007 của Bộ VH-TT về hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi thẻ nhà báo, quy định trên đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn, bất cập.
Cụ thể, Thông tư 07 quy định điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo, ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn và lý lịch nhân thân và các điều kiện khác, người làm báo "phải có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí từ 3 năm trở lên". Như vậy, với những phóng viên công tác tại cơ quan báo chí chưa đủ thời hạn 3 năm (chưa được cấp thẻ nhà báo) theo quy định này sẽ không được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại địa bàn Thừa Thiên-Huế?
Thực tế, rất nhiều phóng viên dù chưa có thẻ nhưng họ đã có đóng góp quan trọng trong việc đưa tin, viết bài, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của địa phương qua các sự kiện lớn như festival, các kỳ họp hội đồng, giới thiệu các gương người tốt, mô hình hay, cách làm giỏi... của tỉnh này.
Bên cạnh quy định bất cập trên, quy định về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã tạo thêm khó khăn cho các nhà báo tác nghiệp. Cụ thể, theo quy định của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, người đứng đầu các đơn vị, địa phương là người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, quy định này không nêu cụ thể người đứng đầu đơn vị, địa phương là ở cấp nào, ngành nào nên đã nảy sinh thêm nhiều "quy định con".
Ví dụ, ngày 16.11.2012, Sở Y tế tỉnh này đã có văn bản (số 1783/SYT-VP) gửi thủ trưởng các trung tâm y tế và đơn vị trực thuộc quy định: "Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là người đứng đầu các đơn vị sau khi được ủy quyền bằng văn bản của giám đốc sở y tế; Chỉ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với các phóng viên làm việc trực tiếp và phải có thẻ nhà báo do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp". Từ công văn chỉ đạo này, hiện tại thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở y tế tỉnh hầu như không ai dám phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí...
Rõ ràng đây là một cách làm khó cho hoạt động báo chí tại Thừa Thiên-Huế.
Theo TNO
Quảng bá rộng rãi bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa Sau khi tiếp nhận 90 bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa từ ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) hiến tặng, Đà Nẵng sẽ quảng bá rộng rãi cho giới nghiên cứu và người dân ở nhiều tỉnh, thành phố. Chiều 24/11, ông Trần Thắng (42 tuổi), Chủ tịch Hội Văn hóa - Giáo dục Việt Nam tại Mỹ, cho...