SIM số đẹp tiền tỷ từ đâu ra?
Trong khi phần nhiều SIM số đẹp đến từ hình thức mua theo dải SIM, lọc số đẹp, một số khác đến tay đại lý phân phối thông qua chính sách hoa hồng, thưởng doanh số của các nhà mạng.
Từ lâu các đại lý đã chia SIM thẻ nhập về từ nhà mạng thành hai nhóm với hướng kinh doanh hoàn toàn khác nhau là SIM rác và SIM số đẹp. Nguồn gốc của các SIM số đẹp giống như SIM thẻ thông thường khác, được đại lý nhập trực tiếp từ các doanh nghiệp viễn thông.
2 cách SIM số đẹp đến tay đại lý
Theo các dân buôn, thường một dải SIM số chỉ có vài ba cái có giá trị, phần còn lại là SIM rác, số “xấu”.
Trong khi SIM rác thường được thanh lý với giá cực rẻ, chỉ khoảng 10.000 -20.000 đồng/chiếc, người buôn phải ước chừng được giá trị của dải SIM trước khi mua.
Trong dải số mà đại lý nhập về, chỉ có một vài số có giá trị cao, còn lại được liệt vào nhóm “SIM rác”.
“Ví dụ anh mua dải SIM 0987654*** từ nhà mạng có 1.000 số thì chỉ có những số như 0987654321, 0987654444 ,0987654567 hay 0987654654 là có giá nhất, các SIM còn lại số ít đẹp hơn, còn phần lớn sẽ là SIM rác”, chủ một đại lý SIM số đẹp trên đường Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ với Zing.vn.
“Quan trọng là phải ước tính được giá của cả dải để cân đối giữa SIM đẹp và SIM rác. Nhiều dải nhìn không đẹp, giá rẻ nhưng lại có một vài số rất đẹp bán khéo lại lãi lớn, trong khi nhiều người ôm được dải đắt tiền nhưng buôn bán không nhạy bén vẫn lỗ như thường”, anh này nói thêm.
Lấy được SIM số đẹp về kho, dân buôn còn phải lo chuyện “bảo quản” kho số. SIM số đẹp trong kho của đại lý sẽ rơi vào một trong hai loại, một là loại nguyên trong kit (chưa kích hoạt), thời hạn tùy theo thời gian nhà mạng cho đấu nối. Nếu đại lý quên không kích hoạt loại SIM này trước ngày quy định, nhà mạng sẽ thu hồi về kho số.
Loại thứ 2 là SIM đã kích hoạt. Loại này thường được chuyển sang các gói cước duy trì rẻ. Trong 60 ngày không phát sinh gói cước thuê bao (gọi điện, nhắn tin hoặc nạp thẻ), SIM cũng bị thu hồi.
Để duy trì loại SIM này, các đại lý phải chạy các thiết bị phát sinh cước cho số lượng lớn cùng lúc bằng cách bán dịch vụ tin nhắn rác cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Đây chính là lý do vài năm trước vấn nạn tin nhắn rác bùng nổ.
Nguồn tin của Zing.vn tại một nhà mạng lớn cũng nhận định ngoài việc được đưa ra thị trường theo các dải số, một lượng nhỏ SIM số đẹp cũng đến tay các đại lý dưới dạng hoa hồng từ chính nhà mạng.
“Các đại lý kinh doanh tốt sẽ được thưởng hoa hồng bằng những SIM số giá trị lớn thay vì tiền mặt. Đây là một hình thức được nhiều nhà mạng dùng để khuyến khích các đại lý”, nguồn tin chia sẻ.
Video đang HOT
“Ôm” SIM đẹp chờ thời
Bên cạnh kênh nhập trực tiếp từ nhà mạng, nhiều dân buôn có vốn lớn cũng thường nhập những SIM có giá trị lớn khi có người muốn bán để kiếm chênh lệch.
Một đại lý SIM số đẹp ở TP. Hà Giang từng chia sẻ với Zing.vn rằng các dân buôn SIM “luôn có sẵn hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ, để “ôm” ngay những chiếc SIM quý giá khi phát hiện có người muốn bán”.
Các đại lý SIM thẻ phải vừa cạnh tranh, vừa cộng sinh để giảm rủi ro trong nghề “buôn số”.
“Cuộc chiến giữa các tay ôm SIM rất khốc liệt. Vì thế, bất cứ ai kinh doanh loại này đều phải biết cách định giá SIM, tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phong thuỷ, ý nghĩa số… để tư vấn cho khách VIP”, anh này nhận định.
Đại lý này cũng chia sẻ việc ôm SIM giá trị lớn rất cần sự nhạy bén về giá bởi “không nhạy bén với thị trường, hàng không bán được, không có vốn quay vòng. Thanh lý giá rẻ thì lỗ, mà giữ lại cũng không xong, vì nguồn vốn chết đứng ngày nào là thiệt hại hàng chục, hàng trăm triệu ngày ấy”.
Chủ đại lý SIM số đẹp trên đường Giải Phóng (Hà Nội) cũng cho hay với nhiều trường hợp khách cần tiền gấp hoặc không nắm sát giá thị trường, các đại lý có thể gom được những SIM số đẹp giá tốt. Tuy nhiên số lượng này không quá nhiều và có sự “giành giật” mạnh giữa các dân buôn SIM.
“Tôi từng mua được một SIM số đẹp từ một khách hàng, vốn được anh trai làm trong nhà mạng tặng SIM, nhưng cần tiền gấp. Tôi bán SIM đó ngay trong ngày cho khách tiếp theo và bỏ túi 20 triệu đồng. Tuy nhiên những “quả” như vậy hiếm lắm. SIM dù số đẹp thế nào nhưng nếu muốn bán có lãi cũng phải nằm kho vài tháng”, dân buôn này kể lại.
Cũng theo anh này, giới buôn SIM số đẹp không chỉ cạnh tranh mà còn phải cộng sinh để tiết kiệm chi phí lưu kho. Dễ thấy chỉ một SIM số đẹp nhưng có vài đại lý cùng niêm yết bán. SIM này thực tế nằm trong kho của một đại lý nhưng nếu các đại lý khác bán được sẽ được chia hoa hồng từ đại lý chủ SIM.
Theo Zing
Thế Giới Di Động buôn xoong nồi, Vietjet bán mỳ tôm thu tiền tỷ
Những nguồn thu từ mặt hàng không quá đắt đỏ đang mang lại cho các đại gia hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm, thậm chí hiệu quả kinh doanh còn hơn cả lĩnh vực chính.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động - TGDĐ vừa công bố kết quả kinh doanh trong quý đầu tiên của năm 2019 với khoản doanh thu thuần đạt trên 25.017 tỷ đồng và 1.040 tỷ lãi ròng.
TGDĐ thu nghìn tỷ từ bán xoong nồi
Với kết quả kinh doanh trên, ngoài mức doanh thu tăng trưởng 10% thì khoản lợi nhuận sau thuế mà TGDĐ đạt được trong 3 tháng qua cũng tăng gần 30% so với cùng kỳ.
Đóng góp chính vào doanh thu trong quý I vẫn là ngành hàng điện thoại, máy tính bảng, phụ kiện... với tỷ trọng 48% tổng doanh thu, tương đương hơn 12.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ngành hàng điện tử, điện lạnh và gia dụng cũng góp tới 41%, khoảng 10.257 tỷ đồng. Ngoài ra, chuỗi cửa hàng bách hoá với ngành hàng thực phẩm và tiêu dùng nhanh tiếp tục gia tăng tỷ trọng lên 7%...
Thế giới di động đang mở rộng các mặt hàng kinh doanh của mình ngoài di động và điện tử, điện lạnh.
Năm 2019 khi Bách Hóa Xanh vẫn được kế hoạch trong quá trình tiến đến điểm hòa vốn toàn bộ (tính cả chi phí kho, vận hành), trụ đỡ tăng trưởng của TGDĐ được xác định từ việc "bán những sản phẩm chưa từng bán", mà chủ yếu trong đó là xoong nồi, chảo rán và đồng hồ...
Với nhóm gia dụng và dụng cụ nhà bếp, riêng quý I đã có hơn 10 triệu sản phẩm được bán ra tại các cửa hàng Điện Máy Xanh và mang về cho công ty hơn 1.700 tỷ đồng doanh thu, tương đương với mức tăng trưởng 130% về sản lượng và 50% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mô hình shop-in-shop kinh doanh đồng hồ cũng đã được công ty này đưa vào thử nghiệm tại một số cửa hàng Thế giới Di động tại TP.HCM từ ngày 8/3.
Hiện công ty có 2 cửa hàng, bán trên 50 mẫu đồng hồ thông minh và trên 1.000 mẫu đồng hồ thời trang của hơn 20 thương hiệu, giá sản phẩm dao động chủ yếu trong khoảng 1-6 triệu đồng.
Ước tính, nhóm này đang đóng góp khoảng 7% doanh thu toàn công ty ngay trong kỳ đầu tiên được áp dụng kinh doanh.
Nhờ mảng kinh doanh mới này mà biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng 3 tháng đầu năm của TGDĐ được cải thiện so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận ròng của quý đầu tiên năm nay đạt 4,2%, mức cao nhất tính từ năm 2017.
Chiến lược "đại gia đi thu tiền lẻ" của Vietjet
Thực tế, chiến lược "thu tiền lẻ" từ việc bán các sản phẩm phụ thông qua hệ thống của mình không mới với các doanh nghiệp lớn.
Một hãng hàng không với quy mô thị trường gần 2,7 tỷ USD như Vietjet cũng rất thành công với chiếc lược "thu tiền lẻ" của mình.
Ngoài 2 trụ cột kinh doanh chính gồm vận tải hàng không, và bán máy bay của mình thì hoạt động phụ trợ hàng không (bao gồm bán hàng hóa và dịch vụ trên máy bay...) của Vietjet cũng đều đặn tăng trưởng và thu về hàng nghìn tỷ mỗi năm.
Trong hoạt động phụ trợ hàng không nói chung, hàng năm Vietjet đều thu về hàng trăm tỷ từ việc bán các hàng hóa trên máy bay bao gồm mỳ tôm, gấu bông hay quà lưu niệm...
Như năm 2014, thời điểm hãng này mới bắt đầu khai thác bay thương mại, công ty có tổng doanh thu đạt 8.100 tỷ đồng, trong đó gần 300 tỷ đồng doanh thu là đến từ bán mỳ tôm và gấu bông, quà lưu niệm trên máy bay.
Đây cũng là mảng kinh doanh khiến CEO của hãng, ông Lưu Đức Khánh cho biết hài lòng nhất khi nhân lực cũng như nguồn lực đầu tư không lớn nhưng lại rất hiệu quả.
Trong giai đoạn 2015-2018, Vietjet không thể hiện chi tiết doanh thu từ mảng kinh doanh này nhưng nó được hạch toán vào khoản hoạt động phụ trợ hàng không trên báo cáo tài chính.
Và trong vòng 5 năm, nguồn thu này đã tăng tới 10 lần từ mức 836 tỷ đồng năm 2014 lên 8.410 tỷ đồng năm 2018 vừa qua.
Năm 2018, hãng hàng không này thu về 53.577 tỷ đồng doanh thu thuần, thì doanh thu từ hoạt động phụ trợ tăng trưởng tới 54% và chiếm tổng cộng gần 16% trong cơ cấu doanh thu.
Tại đại hội cổ đông hồi tháng 4 vừa qua, CEO của hãng, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, tự hào khoe Vietjet nằm trong tốp 5 hãng có doanh thu khác trên tổng doanh thu cao nhất thế giới.
"Với lượng khách phục vụ hiện nay, chỉ cần mỗi khách hàng chi thêm 1 USD cho các sản phẩm phụ trợ như mì tôm, gấu bông, doanh thu của Vietjet đã có thêm 25 triệu USD. Mục tiêu là thu được 10 USD mỗi người trong vài năm tới", bà Thảo nói.
Bà cũng lưu ý khoản doanh thu này mang lợi nhuận lớn, bởi hầu như không phát sinh thêm chi phí.
Trong đó, đóng góp lớn của doanh thu phụ trợ là từ mạng bay quốc tế do doanh thu phụ trợ bình quân thu được từ một khách hàng cao hơn gấp 2 lần doanh thu phụ trợ thu từ khách bay nội địa.
Cùng với việc mở rộng mạng bay quốc tế trong các năm sau, Vietjet cho biết hãng sẽ có nhiều dự địa để tăng trưởng từ loại hình kinh doanh này cũng như phát triển thêm các loại hình dịch vụ, sản phẩm đa dạng trên hệ sinh thái khách hàng của mình bao gồm cả quảng cáo trên máy bay.
Theo VN Review
Từ Khá Bảnh đến Khoa Pug được đồn thu tiền tỷ mỗi tháng: Kiếm tiền trên Youtube liệu có ngon ăn? Theo một nghiên cứu từ Brtl, 96,5% Youtuber không kiếm đủ tiền quảng cáo để thoát nghèo. Trở thành ngôi sao Youtube đang trở thành "hot trend" của giới trẻ khi ngày càng nhiều thông tin về các hiện tượng Youtube như Khá Bảnh hay Khoa Pug kiếm được hàng trăm triệu đến tiền tỷ đồng mỗi tháng. Nhưng liệu tiền trên Youtube...