SII giảm ít nhất một nửa sản lượng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca
Từ tuần tới, Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, sẽ giảm một nửa sản lượng vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca do không có đơn đặt hàng mới từ chính phủ.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. PAP/TTXVN
Giám đốc điều hành SII, ông Adar Poonawalla, thông báo Viện sẽ giảm ít nhất 50% sản lượng cho đến khi đơn đặt hàng trong nước và quốc tế tăng trở lại. Hiện SII đang sản xuất 250 triệu liều vaccine với nhãn hiệu Covishield. Đây là loại vaccine chiếm gần 90% tổng số 1,3 tỷ liều vaccine đã tiêm tại Ấn Độ.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong (Trung Quốc), nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc trường Đại học Trung Văn Hong Kong (CUHK) cho thấy để đảm bảo khả năng phòng ngừa COVID-19, những người đã tiêm vaccine Sinovac nên tiêm đủ 3 mũi thay vì chỉ 2 mũi, mũi thứ 2 và mũi thứ 3 cách nhau nửa năm.
Ông Hứa Thụ Xương (David Hui Shu-cheong), Giáo sư Khoa Hệ thống hô hấp tại CUHK, chủ nhiệm nghiên cứu trên, đề xuất rằng cần phải thay đổi định nghĩa về việc hoàn thành tiêm chủng đối với vaccine Sinovac, theo đó cần tiêm đủ 3 mũi thay vì 2 mũi.
Về biến thể Omicron, Giáo sư Hứa Thụ Xương cho biết giới khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ về khả năng gây tử vong của biến thể này. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy độc lực của biến thể Omicron yếu hơn biến thể Delta, nhưng khả năng lây nhiễm chắc chắn cao hơn khi chỉ trong vài tuần qua, biến thể này đã được tìm thấy ở gần 40 quốc gia trên thế giới.
Lãnh đạo Ấn Độ, Nga đề cao mối quan hệ song phương
Tối 6/12 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, khẳng định mối quan hệ Ấn Độ - Nga là một mô hình độc đáo và đáng tin cậy của tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, phát biểu tại cuộc gặp, ông Modi đánh giá cao việc Tổng thống Putin đến Ấn Độ, nhấn mạnh đây là chuyến công du nước ngoài thứ 2 của ông Putin kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Ông Modi nêu rõ: "Bất chấp những thách thức mà COVID-19 đặt ra, tốc độ phát triển của quan hệ Ấn Độ - Nga vẫn không thay đổi. Mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và đặc quyền của chúng ta tiếp tục trở nên bền chặt hơn. Trong vài thập kỷ qua, thế giới chứng kiến nhiều thay đổi căn bản và các cấu trúc địa chính trị khác nhau xuất hiện nhưng tình hữu nghị của Ấn Độ và Nga vẫn không đổi. Mối quan hệ này thực sự là một hình mẫu độc đáo và đáng tin cậy về tình hữu nghị giữa các quốc gia".
Về phần mình, Tổng thống Nga Putin khẳng định coi Ấn Độ là một cường quốc trên thế giới, đất nước thân thiện và một người bạn đã được kiểm chứng qua thời gian. Mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển và đều cùng hướng tới tương lai. Ông nhấn mạnh: "Ấn Độ là người bạn lâu đời của chúng tôi. Thương mại giữa hai nước đã gia tăng trong năm nay. Chúng tôi coi Ấn Độ là một cường quốc và quan hệ quân sự của chúng tôi không gì sánh bằng... Thương mại song phương đã tăng 38%. Hai nước đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có cả năng lượng và không gian. Hiện tại, các khoản đầu tư vào nhau đạt khoảng 38 tỷ USD. Chúng tôi có sự hợp tác đáng kể trong lĩnh vực quân sự và kỹ thuật, hơn bất cứ quốc gia nào khác. Chúng tôi cùng nhau phát triển các công nghệ cao cũng như thúc đấy sản xuất tại Ấn Độ".
Ông Putin cho biết cả hai quốc gia sẽ tiếp tục hợp tác thúc đẩy tăng trưởng trong các lĩnh vực như năng lượng, đổi mới sáng tạo, không gian, sản xuất vaccine và thuốc điều trị COVID-19. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề khủng bố, khẳng định cuộc chiến chống khủng bố cũng chính là cuộc đấu tranh chống ma tuý và tội phạm có tổ chức. Do đó, Moskva quan ngại về những diễn biến tình hình ở Afghanistan.
Trước đó cùng ngày, Ấn Độ và Nga đã ký một thỏa thuận về cung cấp hơn 600.000 súng trường tấn công AK-203 thông qua liên doanh giữa hai nước Indo-Russia Rifles Pvt Ltd. Hai bên cũng đã gia hạn thỏa thuận hợp tác quân sự - kỹ thuật cho 10 năm tiếp theo 2021-2031.
WHO muốn Trung Quốc, Ấn Độ chia sẻ công nghệ vắc xin Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang làm việc với các hãng dược Trung Quốc và Ấn Độ để chia sẻ bản quyền vắc xin COVID-19 sau khi các công ty phương Tây làm lơ với kêu gọi bỏ bản quyền. Một học sinh được tiêm ngừa COVID-19 bằng vắc xin của Sinopharm tại Caracas, Venezuela - Ảnh: REUTERS Ngày...