“Siêu xe nhiều không” tung hoành khắp đường phố Sài Gòn
Những chiếc xe 2 bánh không đèn, không còi, không biển số, thậm chí là không giấy tờ vẫn tung hoành khắp đường phố Sài Gòn sau đợt ra quân kiểm tra xử lý của CSGT cách đây ít ngày.
Xe “nhiều không” vẫn tung hoành khắp đường phố Sài Gòn
Sau đợt ra quân của lực lượng CSGT TPHCM trong việc xử lý các loại xe 2 bánh không đảm bảo tiêu chuẩn khi tham gia giao thông, tình trạng người dân sử dụng loại xe này để chở hàng vẫn còn rất phổ biến.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, trưa 23/10, sau 3 ngày lực lượng CSGT TPHCM đồng loạt ra quân xử lý các loại xe 2 bánh không đủ tiêu chuẩn tham gia giao thông, tình trạng người dân sử dụng loại xe này để chở hàng hóa trên đường vẫn không có dấu hiệu giảm đi.
Những chiếc xe “cà tàng” vẫn tung hoành trên đường phố
Có mặt tại khu vực Chợ Lớn, nơi được xem là “đại bản doanh” của xe “cà tàng”, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe 2 bánh không biển số, không còi, không đèn… chở hàng hóa cao quá đầu người chạy bạt mạng trên đường.
Những người cầm lái các chiếc xe “cà tàng” này đa số là thanh niên, khi có việc, các “quái xế” phong như bay không đội mũ bảo hiểm, thâm chi la vươt đen đo, đi ngược chiều để đến địa điểm giao hàng một cách nhanh chóng.
Trước đó chiều 20/10, các lực lượng thuộc Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt (PC67) – Công an TPHCM đã đồng loạt ra quân, xử lý những người điều khiển xe 2 bánh không đảm bảo tiêu chuẩn như: xe thay đổi kết cấu, không có giấy tờ, không có biển số, đèn, còi…
Những chiếc xe chở hàng cao quá đầu người không đảm bảo an toàn khi di chuyển trên đường
Theo số liệu từ PC67, sau 3 ngày ra quân, lực lượng thuộc PC67 đã lập biên bản 471 trường hợp và tạm giữ 325 phương tiện.
Một số hình ảnh về xe “nhiều không” vẫn tung hoành trên đường phố.
Những chiếc “siêu xe thồ” len lỏi khắp đường phố
Nhiều thanh niên chạy xe không đội mũ bảo hiểm
Video đang HOT
Chiếc xe “cà tàng” này được “độ” lại pô để sử dụng
Đây đúng nghĩa là một chiếc xe “cà tàng” không đèn, không còi, không biển số……
Loại xe này cũng được sử dụng làm xe kéo
Sau 3 ngày ra quân, lực lượng thuộc PC67 đã lập biên bản 471 trường hợp và tạm giữ 325 phương tiện
Đình Thảo
Theo Dantri
Tai hoạ do thiếu những kỹ năng xử lý khi va chạm giao thông
'Va chạm' có lẽ là tình huống giao thông như cơm bữa xảy ra trên các tuyến đường giao thông, nhất là ở nội thành Hà Nội và TP.HCM, 2 khu vực với mật độ xe quá đông đúc.
Những pha 'choảng' nhau phản cảm vì va chạm giao thông
Dường như không có một ai chưa từng là người trong cuộc của các vụ va chạm, không to thì nhỏ. Nhỏ thì có thể là những va quệt nhẹ, làm lệch tay lái hay là những cú thúc vào xe khi bị ùn tắc, khi chờ dừng đèn đỏ nhưng không gây ảnh hưởng gì. Còn va chạm nghiêm trọng hơn thì có thể là hai xe đâm nhau làm hư hỏng xe, khiến 1 hoặc cả 2 xe ngã xuống đường...
Nguyên nhân va chạm thì "mỗi người một khác": dừng xe gấp, phóng xe không để ý xe phía trước, rẽ đường đột ngột, vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, phóng nhanh không làm chủ tay lái...Chuyện ai đúng ai sai thì tùy tình huống có sự đánh giá riêng. Nhưng cái đáng bàn trước hết chính là cách ứng xử của chúng ta sau khi xảy ra va chạm.
'Nóng' chuyện va chạm giao thông rồi xử nhau
Hình ảnh các đối tượng tham gia giao thông to tiếng, cãi nhau, thậm chí là ẩu đả đã không còn phải là chuyện hiếm của giao thông nước ta. Cứ sau khi xảy ra va chạm là nhiều người sẽ "làm ầm lên" với người kia, không cần biết là mình đúng hay sai. Họ đến để trách cứ, để chửi rủa, để kêu gào những rắc rối của họ đang phải gánh chịu từ người kia gây ra.
Nếu người còn lại cũng tức tối, hơn thua thì ngay cả đánh nhau, họ cũng không ngại. Bên cạnh đó, nhiều chủ phương tiện còn thấy rất phiền phức với những kiểu "ăn vạ" của nhiều người sau khi bị va chạm trên đường. Họ làm vậy để đòi tiền bồi thường một cách quá đáng. Dư luận không khỏi băn khoăn về hành vi ứng xử của con người với con người trong xã hội hiện đại.
Mới đây, chỉ vì một chút va chạm nhẹ khi tham gia giao thông trên đường, 2 nhóm thanh niên nảy sinh mâu thuẫn, tranh cãi rồi lao vào nhau hỗn chiến.
Được biết, sự việc xảy ra trên một tuyến phố tại TP HCM. Vụ va chạm diễn ra đúng vào giờ cao điểm, khi các phương tiện giao thông qua lại đông đúc khiến nhiều người tò mò chú ý.
Theo đó, ban đầu, có 2 chiếc xe máy va chạm với nhau khiến cả 2 đổ ra đường. Tuy nhiên, do không hòa giải và thông cảm, bỏ qua cho nhau được nên giữa 2 bên xảy ra lời qua tiếng lại.
Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bất ngờ có thêm một vài các thanh niên khác đến để "hỗ trợ" giúp bạn. Ngay lập tức, 2 bên lao vào nhau đấm đá túi bụi.
Chưa biết vụ va chạm có gây nên hậu quả đáng tiếc nào không, nhưng đây, một lần nữa báo hiệu thực trạng đáng buồn về văn hóa tham gia giao thông của một bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay.
Vụ va chạm khiến 2 xe máy đổ ra đường (Ảnh cắt từ clip)
Trước đó, vào trưa ngày 16/10, một nam thanh niên điều khiển xe máy chở hàng đi trên đường Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông. Khi vượt lên phía trước thì thanh niên này va chạm với cô gái đi xe máy cùng chiều, khiến cô gái loạng choạng tay lái.
Sự việc tuy không nghiêm trọng, nhưng cô gái tăng ga đuổi theo và yêu cầu nam thanh niên dừng lại. Sau vài lời đôi co, cô gái hùng hổ lao vào "ăn thua" với nam thanh niên. Cô gái dùng chiếc chìa khóa xe máy của mình xỉa vào đầu thanh niên chở hàng và đâm nhiều lần vào cổ và gáy anh ta gây chảy máu.
Chứng kiến cảnh tượng trên, một số người đi đường đã dừng lại vào can ngăn, giữ cô gái lại, đồng thời báo công an. Theo tìm hiểu, nam thanh niên trên là một sinh viên mới học xong đại học, quê ở Hưng Yên, hiện đang làm nhân viên chở hàng thuê cho một công ty kinh doanh. Nam thanh niên trên trần tình: "Chỉ va quệt nhẹ nhưng em đã xuống xe xin lỗi, vậy mà chị ấy vẫn chửi và liên tục tấn công em".
Một trường hợp khác phải kể đến, chiều 22/5, người đi đường qua đoạn cửa khẩu An Dương, thuộc địa bàn phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội được một phen hoảng hồn khi phải chứng kiến vụ dàn trận đánh nhau rồi nổ súng giữa hai nhóm thanh niên.
Trong lúc ẩu đả, một đối tượng đã rút súng bắn làm anh Hoàng Hữu Đức (SN 1989, ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) tử vong do bị viên đạn găm trúng cổ, làm đứt động mạnh vành.
Cơ quan công an tìm ra nguyên nhân vụ án mạng trên cũng xuất phát từ một vụ va chạm giao thông
Chỉ điểm qua một số vụ việc kể trên, người ta dễ dàng nhận thấy, không chỉ tai nạn giao thông mới có thể cướp đi mạng sống của người tham gia giao thông. Rõ ràng cách hành xử giữa những người đi đường với nhau cũng có thể khiến người ta mất mạng như chơi.
Mặc dù chỉ là va chạm nhỏ nhưng cách ứng xử thô bạo của người phụ nữ áo xanh khiến nhiều người rất bức xúc.
Cứ va chạm... là cãi vã
Chuyện tưởng chừng quá đỗi bình thường, khi người ta ra đường khó tránh khỏi va quệt giao thông, nhưng đáng tiếc là nhiều người đã phải bỏ mạng sau những cú va chạm như thế...
Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều án mạng liên quan đến va chạm giao thông đã khiến dư luận giật mình. Giật mình về mạng người quá nhỏ nhoi, các sát thủ ra tay quá tàn độc và ngạc nhiên vì nhiều cái chết đến từ những nguyên nhân rất nhỏ mà đáng ra chỉ cần một lời xin lỗi nhau là xong...
Thay vì nhường nhịn bỏ qua cho nhau hoặc nhờ lực lượng chức năng giải quyết thì nhiều người lại lao vào "choảng" nhau đến nỗi phải bỏ mạng.
Chỉ vì va chạm giao thông nhỏ mà đánh chửi, truy sát nhau rõ ràng là biểu hiện của sự sa sút về văn hóa của một bộ phận người dân, đặc biệt là của nhiều bạn trẻ.
Nhiều năm qua, không ít vụ va chạm giao thông diễn ra và hậu quả của nó không chỉ khiến phương tiện bị hư hại, mà còn gây ra những vụ hỗn chiến đổ máu, thậm chí dẫn đến án mạng. Đáng buồn hơn, sự việc đau lòng này diễn ra ngày càng nhiều ở các đối tượng thanh niên.
Bây giờ ra đường, người ta vô cùng sợ va chạm giao thông. Chỉ sơ sảy một chút là dễ dàng bị ăn đòn bởi ngày càng nhiều người tỏ ra manh động, thích thể hiện trước người khác.
Phòng Cảnh sát hình sự, công an TP. Hà Nội đánh giá, ngày càng có nhiều vụ trọng án xuất phát từ va chạm giao thông. Đặc biệt, không chỉ có thanh niên hư hỏng, các đối tượng côn đồ mà ngay cả những người dân bình thường, có học thức cũng có thể gây án khi mất bình tĩnh.
Thực tế chỉ ra, những sự việc "chả có gì" mà dẫn đến tai nạn là tại cả đôi bên đều cố tỏ ra "hung hăng", thậm chí nhiều đối tượng luôn "thủ" sẵn hàng nóng đi ra đường để... tiện sử dụng. Khi đã có vũ khí trong người, nhiều đối tượng không còn biết sợ, chẳng coi ai ra gì, thậm chí chủ động gây va chạm để đánh nhau cho sướng (!?)
Câu nói "chuyện to hay nhỏ, âu cũng là do mình" có lẽ thật thích hợp trong cách ứng xử của mỗi người sau khi xảy ra va chạm. Và khi ta biết đặt hoàn cảnh của mình vào người khác, hành động đúng mực, ta sẽ thấy cuộc sống đẹp lên từng ngày.
Giao thông thường xuyên ùn tắc ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của người dân lưu thông trên đường.
Khi có va chạm giao thông nên làm gì?
Những vụ giết người vì cãi cọ nhau khi va chạm giao thông là bài học đắt để mọi người thực hiện tốt văn hóa giao thông. Để giữ được an toàn cho mình, phải thật bình tĩnh khi xảy ra sự cố thì mới có thể tránh được va chạm không đáng có.
Đừng để những va chạm giao thông nhỏ nhặt biến thành trọng án, để lại nỗi đau cho gia đình và xã hội.
PGS.TS tâm lý học Huỳnh Văn Sơn - Trưởng bộ môn Tâm lí học Đại học Sư phạm TP.HCM nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Một trong những nguyên nhân chính đó là con người ngày nay chịu sức ép rất lớn về thời gian, căng thẳng thậm chí là stress trong cuộc sống. Khi ra đường họ muốn đi một cách nhanh nhất để giải quyết công việc. Khi va chạm giao thông do bị căng thẳng áp lực sau 1 ngày làm việc mệt nhọc nên đã không kiềm chế được.
Do không làm chủ được cảm xúc, hành vi của mình. Họ sẵn sàng "bùng nổ" gây hấn, mắng chửi người va quệt vào mình, rất dễ mất bình tĩnh. Nếu con người hiểu biết pháp luật, trưởng thành và mạnh mẽ trong suy nghĩ, sống có mục đích, họ sẽ rất trân trọng cuộc sống của mình và người khác, với những chuyện nhỏ như va chạm trên đường, họ có thể giải quyết một cách êm đẹp.
Trong những năm gần đây, lực lượng 141, CATP Hà Nội đã khám phá, thu giữ hàng trăm nghìn vũ khí các loại. Nói nôm na, nếu kiểm tra cốp xe của đám choai choai, nhất là loại "tranh ảnh" đầy người, thì đều có dao, kiếm, thậm chí cả súng nữa. Thế nên, khi xảy ra va chạm, có vũ khí trong tay, rất dễ nổi xung lên, tấn công đối phương không ghê tay.
Chỉ vì những va quệt nhẹ, có thể bỏ qua và xoa dịu nhau bằng lời nói nhưng nhiều người đã biến nó thành sự hằn học, hận thù... Những cái chết và nỗi đau cũng bắt đầu từ đó
Cảnh đánh nhau trên phố vì va chạm giao thông từng xảy ra trước đó
Để giảm thiểu những va chạm không đáng có, những cái chết thương tâm từ va chạm giao thông không chỉ cần mỗi người tạo cho mình văn hóa tham gia giao thông, biết nói lời xin lỗi, mà cần có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.
Rất nhiều người khi xảy ra va chạm giao thông, chỉ vì một phút nóng giận mà trở thành tội phạm. Và nếu như tất cả người dân ai cũng chấp hành tốt Luật Giao thông thì việc va chạm, gây tai nạn sẽ hạn chế đi nhiều. Trong trường hợp không may phương tiện có va chạm, mọi người nên bình tĩnh, cùng đứng lại để giải quyết cho ổn thỏa hoặc thông báo cho cảnh sát giao thông, công an nơi gần nhất.
Ý thức tham gia giao thông của nhiều người dân hiện nay còn rất kém. Lái xe với tốc độ cao, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, kẹp 3 , kẹp 4, rẽ không xi nhan, bóp còi inh ỏi... là các lý do rất lớn khiến các vụ tai nạn, va chạm xảy ra. Nhiều trường hợp, sau khi gây tai nạn, kẻ gây tai nạn còn cố tình bỏ chạy để trốn trách nhiệm.
Từ chuyện tắc đường, tới các nỗi nguy hiểm như vậy nên người dân thường có tâm trạng bực bội, đề phòng. Khi bị va chạm nhẹ, họ cũng dễ cáu gắt, xúc phạm nhau. Nếu cả 2 bên đều to tiếng, không nhường nhau thì xô xát dễ xảy ra.
Cần phải nói rằng, trong bất cứ trường hợp nào, nếu mọi người có cách ứng xử lịch sự, nhã nhặn với nhau thì sự việc sẽ được giải quyết mà không ai bị tổn thương.
Nhiều người đều thống nhất quan điểm, kỹ năng khi tham gia giao thông có tên: Xin chào và xin lỗi. Va chạm nào trên đường cũng là những sự cố đáng tiếc. Nhưng sau đó, người tham gia giao thông hành xử như thế nào mới là quan trọng.
Sự thật là nếu xảy ra va chạm, nếu người không chết, thì là đại may rồi. Chuyện phương tiện hỏng hóc ít nhiều, đều có thể sửa lại. Một khi sự việc xảy ra, tất ít nhiều có lỗi của mình. Thế nên, thượng sách là xin lỗi, bỏ qua, đi cho lành.
Ngược lại, đa phần mọi người ganh đua đúng - sai, cãi vã, đánh lộn lẫn nhau, có khi mất mạng.
Anh minh hoa
Ngay cả khi bắt nguồn từ một hành vi vi phạm giao thông nhưng xảy ra va chạm là chuyện không một ai mong muốn. Vì vậy, sự thông cảm từ phía người bị va chạm và sự áy náy, lo lắng đến đối phương của người gây ra va chạm nên là suy nghĩ nền tảng. Khi đó, nếu không nghiêm trọng, chỉ một lời xin lỗi đã có thể làm cả hai bên thấy dễ chịu, nhẹ nhàng. Còn nếu va chạm gây ra tai nạn thì động thái của hai bên cần hòa nhã, lịch sự. Trước hết là dừng xe, giúp đỡ đối phương cùng di chuyển vào lề đường và kiểm tra tình hình sức khỏe, tài sản của nhau. Sau đó thì cùng nhau bàn cách giải quyết hợp lý và thuận tiện nhất.
Nhiều người đang lo ngại về việc, kể cả khi mình đã cố gắng nhịn, cố gắng dùng phương pháp 'giải quyết trong hòa bình' để mọi thứ êm đẹp nhưng đối tượng kia vẫn cứ dùng dao, dùng dùi cui thủ sẵn để "xử" thì bản thân mình sẽ gặp rắc rối lớn.
Nếu bạn đi ô tô, nếu lỡ va quệt nhẹ, tốt nhất là không nên xuống xe ngay. Nên quan sát qua gương để xem người va chạm có sao không? Nếu họ không sao, họ có lỗi, đâm vào mình, vội dựng xe máy bỏ đi, thì cũng nên cho họ đi luôn. Vì dù sao chuyện cũng đã xảy ra rồi, có lao xuống giải quyết thì cũng chả đi đến đâu. Nếu đối phương lao hùng hổ lao đến, chửi bới, tốt nhất là hé kính xuống 1-2cm, để nói xin lỗi. Tuyệt đối không nên hạ hết kính xuống, mình ở thế bị động hoàn toàn, rất dễ bị đấm vào mặt, hoặc đâm dao, kiếm vào vùng cổ, cực nguy hiểm và rất khó chống đỡ.
Nên lắp đặt camera hành trình để có thêm chứng cứ phân xử đúng sai, giúp dễ nhận dạng kẻ tình nghi trong những vụ tai nạn, trộm cướp...nơi tuyến đường mình đã đi qua.
Chúng ta cần tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông. Nếu có va chạm, đặc biệt là chỉ va chạm nhẹ thì phải hết sức bình tĩnh để xử lý tình huống. Nếu cần thiết thì nhờ sự can thiệp của cơ quan chức năng. Không nên vì một việc nhỏ mà chửi bới, xúc phạm hay hành hung người khác.
Các cơ quan chức năng cũng cần phải xử phạt thật nghiêm minh các trường hợp vi phạm luật lệ an toàn giao thông, và cả các trường hợp vì va chạm giao thông mà hành hung người khác để răn đe các đối tượng có ý định vi phạm.
"Bí kíp" để đảm bảo an toàn khi va chạm giao thông Tai nạn là điều không ai mong muốn nhưng trong một số trường hợp, chúng ta không thể lường trước được điều gì sẽ xảy ra. Bởi vậy, bất cứ tài xế nào cũng nên "bỏ túi" một vài "bí kíp" để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Những thứ luôn mang theo mình Điều đầu tiên mà một tài xế cần nhớ là phải chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cần thiết bởi chúng sẽ giúp họ chủ động hơn khi giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không cần phải mang theo quá nhiều thiết bị mà chỉ cần một vài món đồ đơn giản là có thể phát huy tác dụng. Nhớ mang theo một cây bút và một vài tờ giấy để ghi chép nhanh những thông tin quan trọng, một chiếc điện thoại hoặc máy ảnh kỹ thuật số để chụp lại hiện trường. Ngoài ra, các tài liệu về bảo hiểm và giấy tờ đăng ký xe cũng nên được sắp xếp gọn gàng và dễ tìm thấy. Kiểm tra thương tích Điều đầu tiên sau khi xảy ra một vụ tai nạn là kiểm tra xung quanh xem có bất cứ ai bị thương hay không, tất nhiên, nếu người lái còn đủ tỉnh táo và an toàn. Nếu có, cần lập tức gọi cứu thương và tìm cách để sơ cứu càng nhanh càng tốt. Lúc này, nếu như đã chuẩn bị một bộ dụng cụ y tế ở bên trên, chắc chắn công việc sẽ thuận lợi và kịp thời hơn rất nhiều. Đảm bảo an toàn Trong trường hợp không có người nào bị thương và phương tiện vẫn hoạt động, cố gắng đưa xe vào lề đường hoặc một bãi đậu xe gần nhất nếu có thể. Điều đó sẽ ngăn chặn hiện tượng tắc nghẽn giao thông không cần thiết. Ngoài ra, cũng không nên đứng giữa đường khi có các phương tiện khác đang di chuyển. Ngược lại, nếu phương tiện không thể di chuyển, hãy kích hoạt đèn báo nguy hiểm để cảnh báo cho các tài xế khác. Gọi cảnh sát Giờ là thời điểm người lái có thể gọi cho cảnh sát giao thông. Đây không phải một ý tưởng tồi, đặc biệt khi bạn là người "vô tội". Ghi chép hiện trường Sau khi đã làm tất cả những việc trên, bạn cũng nên lưu trữ lại các thông tin cần thiết về hiện trường vụ tai nạn. Có thể là chụp một vài bức ảnh chiếc xe của mình, những phương tiện có liên quan hay bất cứ tài sản nào bị hư hại. Nếu có thể, cũng nên lấy được thông tin của những người liên quan như tên tuổi, địa chỉ. Gọi bảo hiểm Nếu cảm thấy khó khăn khi gọi cho cảnh sát, người lái có thể liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm cho phương tiện của mình càng sớm càng tốt. Nếu xe của bạn va phải một vật dụng hay một phương tiện khác bên đường, hãy cố gắng để thông báo với chủ sở hữu tài sản đó. Nếu không, ít nhất cũng nên để lại tin nhắn, hoặc thông tin liên lạc của bạn cho họ. Cuối cùng, bạn nên đưa xe đến các cửa hàng sửa chữa để khắc phục những thiệt hại xảy ra với "xế yêu". Một số hãng bảo hiểm có thể liên kết với các garage sửa xe nên khách hàng sẽ được hưởng một số ưu đãi nhất định. Trên đây là những lời khuyên hữu ích trong trường hợp xảy ra một vụ tai nạn. Mặc dù vậy, tốt hơn hết nên tránh để xảy ra sự cố bằng cách lái xe an toàn và tuân thủ chặt chẽ các quy định giao thông.
TheoTông hơp
"Xe mù", "xế độ" hết đường lưu thông Ngày 20-10, lực lượng CSGT công an các quận huyện thuộc Công an TP HCM đồng loạt ra quân xử lý xe mù , xe cà tàng vi phạm luật giao thông trên địa bàn. Thời gian qua, những chiếc "xe mù", xe "cà tàng" chở hàng hoá cao ngất, không còi, không đèn thậm chí không biển số phóng bạt mạng trên...