Siêu xe điện: xu hướng của giới nhà giàu
Xe điện là loại phương tiện được kỳ vọng trở thành vị cứu tinh cho vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng tồi tệ. Loại xe này có nhiều ưu điểm từ việc không gây phát thải, ít tiếng ồn, cho tới khả năng bứt tốc tốt.
Một vài trong số các xe điện thậm chí còn được coi là bậc “đế vương” trong làng siêu xe bởi những tính năng hiện đại và mức giá không hề rẻ, lên đến hàng chục tỉ đồng.
Aspark Owl: tăng tốc nhanh
Aspark Owl màu trắng bạc sang trọng.
Thiết kế ngoại thất của Aspark Owl pha trộn đường cong và góc cạnh với trần xe được làm từ khung thép không gỉ. Đây là siêu xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của Nhật Bản.
Aspark Owl được giới thiệu tại Triển lãm Ô tô quốc tế Dubai hồi tháng 11 vừa qua. Xe có khả năng tăng tốc từ 0 lên 96,5km/giờ trong 1,69 giây, nhanh nhất hiện nay.
Aspark Owl có tốc độ tối đa hơn 400km/giờ và chạy từ 0-300km/giờ trong 10,6 giây.
Nội thất xe khá đơn giản. Bên trong xe có bốn màn hình, trong đó hai màn hình để chiếu hình ảnh phía sau, được truyền từ camera gắn trên gương chiếu hậu.
Ngoài ra, với chiều cao 99cm, Aspark Owl là một trong những siêu xe thấp nhất hiện nay.
Aspark cho biết sẽ sản xuất 50 chiếc vào quý 2-2020 và có giá bán khoảng 3,2 triệu đô la Mỹ (khoảng 74,2 tỉ đồng).
Lotus Evija: xe không kính chiếu hậu
Video đang HOT
Lotus Evija.
Siêu xe này của nước Anh được thiết kế giúp giảm lực cản của gió, lướt đi ổn định ở tốc độ cao. Evija có thể tăng tốc từ 0-100km/giờ trong vòng chưa đầy ba giây và đạt vận tốc tối đa hơn 320km/giờ.
Lotus Evija xuất hiện tại Tuần lễ xe Monterey Car Week (Bắc Mỹ) hồi tháng 8 năm nay.
Nguồn điện được cung cấp từ bộ pin đặt giữa thân xe, cho phép xe di chuyển quãng đường 400km trong một lần sạc đầy.
Vẻ ngoài ấn tượng của Lotus Evija.
Đây còn là bộ pin có tốc độ sạc nhanh, có thể sạc được 800kW điện trong 9 phút. Thiết kế liền khối cũng khiến Lotus Evija trở thành siêu xe nhẹ nhất với khối lượng 1.680kg.
Phần đầu xe được chia cắt thành hai mặt phẳng, với bộ phận chắn bùn nhô ra và đèn pha thanh mảnh.
Điểm đáng chú ý là Evija không có kính chiếu hậu, bởi nó được thay thế bằng camera tự động kích hoạt khi xe được mở khóa.
Khách hàng được đặt mua bản giới hạn 130 chiếc với giá 2,1 triệu đô la và nhận xe vào năm 2020.
Rimac C_Two: một lần sạc cho 650km
Rimac two với màu xanh biển.
Rimac C_Two phiên bản thương mại với vẻ ngoài và nội thất sang trọng, chỉ được sản xuất giới hạn trong 150 chiếc. Đây là siêu xe chạy điện của hãng Rimac (Croatia) được giới thiệu tại Triển lãm Ô tô Geneva (Thụy Sĩ) hồi tháng 3 năm nay.
Siêu xe điện Rimac Two.
Xe được khoác lên một lớp sơn mới màu xanh biển so với phiên bản cũ hồi năm 2018. Mỗi lần sạc đầy, xe có thể chạy được 650km.
Rimac C_Two có thể tăng tốc lên 96km/giờ trong 1,85 giây. Nó chỉ mất 11,8 giây để hoàn thành cú nước rút 300km/giờ để sau đó cán mốc tốc độ tối đa 412 km/giờ.
Xe có giá bán lẻ từ 2,1 triệu đô la.
Theo Minh Hiếu/sgtiepthi.vn
Siêu xe điện Aspark Owl nhanh nhất thế giới, tăng tốc 0-96 km/h trong 1,69 giây, vượt mặt Bugatti Chiron
Aspark Owl -chiếc hypercar chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của Nhật Bản gần đây đã ra mắt tại Triển lãm ô tô Dubai năm nay
Mặc dù tên của mẫu xe có chút gây tò mò, nhưng thiết kế ngoại hình của siêu xe điện này hoàn toàn thuyết phục người nhìn.
Được quảng cáo là chiếc xe tăng tốc nhanh nhất thế giới, Owl sẽ tăng tốc từ điểm dừng đến 96 km/h chỉ trong 1,69 giây. Chúng ta có thể so sánh, Bugatti Chiron mất 2,4 giây để hoàn thành lần chạy nước rút tương tự, trong khi Roadster thế hệ thứ hai sắp tới của Tesla cần 1,9 giây.
Aspark Owl
Để đạt được mức hiệu suất này, mẫu xe EV có bốn động cơ điện cung cấp tổng công suất 1.985 mã lực và mô-men xoắn 2.000 Nm. Chiếc xe cũng đi kèm với một hệ thống vectơ mô-men xoắn tất cả các bánh xe và bốn chế độ lái, với một cài đặt bổ sung khi bạn muốn tăng tốc tối đa.
Các động cơ chạy trên hệ thống điện 800 volt và lấy năng lượng từ pin lithium-ion có công suất 64 kWh cung cấp phạm vi lái xe lên tới 450 km. Khi cắm vào bộ sạc có công suất 44 kW, pin được sạc đầy chỉ trong 40 phút.
Thiết kế cửa cánh bướm độc đáo
Các thành phần hệ thống truyền động này được kết hợp với cấu trúc carbon monocoque chỉ nặng 120 kg, hệ thống treo thủy lực xương đòn kép cho phép người lái điều chỉnh chiều cao đi xe trong khoảng từ 80 mm đến 160 mm.
Kiểm soát cỗ máy tốc độ này nhờ vào đĩa phanh gốm carbon ở cả bốn góc, với 10 pít-tông phía trước và bốn pít-tông phía sau.
Để sở hữu mẫu xe này, bạn phải chuẩn bị số tiền 2,9 triệu Euro
Vật liệu sợi carbon cũng được sử dụng cho thân xe, xe chỉ nặng 180 kg và với chiều dài 4,791 mm và chiều rộng 1.935 mm. Chiều dài cơ sở kéo dài 2.750 mm, chiều cao xe chỉ 993 mm.
Các khía cạnh đáng chú ý khác của ngoại thất bao gồm cánh gió phía sau và máy ảnh thay cho gương bên thông thường. Hình dạng độc đáo của xe được thiết kế để giảm thiểu lực cản.
Mặc dù có khung và thân máy nhẹ, trọng lượng khô của Owl vẫn ở mức 1.900 kg do hệ thống truyền động, pin và một số tiện nghi được trang bị cho xe. Aspark Owl nhận được một camera lùi, hệ thống thông tin giải trí, hệ thống kiểm soát khí hậu, bốn màn hình hiển thị bên trong.
Xe chỉ có sẵn hai chỗ ngồi, và cánh mở kiểu cánh bướm rực rỡ sẽ thu hút nhiều sự chú ý của người qua đường.
Aspark Owl sẽ được sản xuất tại Torino, Ý với sự hợp tác của Manifattura Automobili Torino, với chỉ 50 chiếc được lên kế hoạch ra mắt. Nếu bạn muốn sở hữu mẫu xe này, hãy chuẩn bị số tiền lên tới 2,9 triệu Euro ngay nhé.
Theo Paultan
Khi bạn chớp mắt liên tục 5 cái, siêu xe điện của người Nhật đã kịp đạt 100km/h! Sau nhiều năm hé lộ, cuối cùng siêu xe điện Aspark Owl của Nhật bắt đầu được sản xuất với gia tốc "vũ bão" 0-96km/h chỉ trong 1,69 giây. Với đa số người bình thường, một cái chớp mắt chỉ diễn ra trong khoảng 0,4 giây. Như vậy chỉ sau hơn 4 cái chớp mắt liên tục, hypercar chạy điện Nhật Bản Aspark...