Siêu thị tất bật soạn hàng cho khách sáng 23-8 dù còn lúng túng nhân sự
Sáng 23-8, các siêu thị, cửa hàng vẫn mở cửa và bận rộn khâu nhập hàng, phân loại, đóng vỉ dù không đón khách đến mua sắm.
Một số điểm bán phải tạm đóng cửa do nhân viên không thể đến chỗ làm do chưa đáp ứng kịp thủ tục mới.
Nhân viên siêu thị Vissan trên đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, pha lóc, đóng vỉ thịt heo – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Các siêu thị cho biết vẫn thông báo nhân viên đi làm bình thường và giữ giờ mở cửa bán hàng theo quy định dù siêu thị không còn đón khách từ ngày 23-8.
Tại điểm bán Co.opFood trên đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, từ sáng sớm nhân viên cửa hàng đã tất bật nhập hàng hóa để kịp mở cửa lúc 6 giờ sáng.
Đại diện cửa hàng cho biết điểm bán này vẫn mở cửa đến 17h như bình thường và các mặt hàng được nhân viên soạn sẵn, pha lóc thịt, đóng vỉ, gắn tem giá…, chỉ khác là không bày lên kệ để người mua lựa chọn như những ngày trước.
Trong sáng nay, số lượng nhân viên của cửa hàng bị giảm 50% do không vượt qua được các chốt để đến chỗ làm. Một cửa hàng Co.opFood khác cũng trên tuyến đường này đã không thể mở cửa do không có nhân sự đến do nhiều chốt chặn.
Đại diện Emart Việt Nam cho biết đã chọn đóng cửa không nhận khách từ ngày 23-8 và chỉ cắt cử khoảng vài chục nhân viên thực hiện 3 tại chỗ cùng địa phương phối hợp soạn hàng cung cấp cho người dân. Do đó, lượng hàng nhập vào cũng giảm mạnh so với ngày thường khi chưa biết sức mua như thế nào.
Dù vậy, để chuẩn bị cho công tác bán hàng, nhiều siêu thị trắng đêm để chuẩn bị các combo, in ấn và cả công tác bán hàng đặc biệt nhất từ trước đến nay.
“Chúng tôi đang khẩn trương làm việc với Sở Công thương TP để có thể cung cấp giấy đi đường cho các nhân viên được giao nhiệm vụ cấp thiết trong hôm nay mới tính được các đơn hàng cho những ngày sau”, đại diện một hệ thống siêu thị cho biết.
Đại diện Central Retail Việt Nam cho biết trong sáng 23-8, các điểm bán trong hệ thống như Big C, Tops Market, Go! vẫn mở cửa bình thường. Nhà bán lẻ cũng đã soạn sẵn các loại combo theo nhóm dinh dưỡng, vitamin, rau, củ thịt cá… ngoài ra còn có combo dành cho từng đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt theo nhiều mức giá.
Trong khi đó, AEON Việt Nam đã soạn xong các combo bán hàng để người dân lựa chọn. Mặt hàng đưa vào các combo dựa trên nhu cầu cơ bản của người dân, đảm bảo đầy đủ thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ dùng sát khuẩn… sử dụng trong 2 tuần.
Các siêu thị AEON vẫn nhập số lượng hàng bình thường để dự trữ phục vụ người dân trong những ngày sắp tới.
Video đang HOT
3 siêu thị Satramart, hơn 100 cửa hàng Satrafoods tại TPHCM vẫn mở cửa hoạt động từ 7h đến 16h30 hằng ngày, thực hiện kinh doanh “3 tại chỗ”, đồng thời kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đảm bảo phương thức phân phối hàng hóa, thực phẩm thiết yếu phù hợp đến người dân theo hình thức “đi chợ hộ” của tổ COVID-19 cộng đồng.
“Trong khi chờ kết nối đơn hàng với địa phương, chúng tôi chủ động áp dụng phương thức bán hàng thiết yếu đặt trước hoặc chuẩn bị sẵn dưới dạng combo hay đơn hàng theo yêu cầu nhằm giúp người dân yên tâm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội”, đại diện SatraFood nói.
Đại diện Saigon Co.op cho biết đến nay các phương án bán hàng cho đầu mối tổ công tác đặc biệt của các phường đã có sẵn như mua chung, bán theo combo… Vấn đề hiện nay là hệ thống vẫn đang chờ kết nối từ các địa phương.
Dù không trực tiếp đón khách nhưng các siêu thị, cửa hàng vẫn chủ động nhập hàng hóa để sẵn sàng cung ứng cho thị trường – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Hàng được nhập về trong sáng 23-8 tại cửa hàng Co.opFood Bình Thạnh – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Do không còn đón khách đến mua sắm trực tiếp nên cửa hàng tận dụng khoảng không bên ngoài để thực hiện công tác chuẩn bị hàng hóa – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Theo hướng dẫn, cư dân trong các chung cư có siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn được tự đi mua sắm nhưng theo phiếu đi chợ được ban quản lý phát ra – Ảnh: TỰ TRUNG
Nhân viên cửa hàng Satrafoods dán thông báo không bán hàng cho khách lẻ từ ngày 23-8 – Ảnh: CTV
Cư dân một chung cư trên đường Mai Chí Thọ đi mua thực phẩm tại điểm bán trong khuôn viên chung cư – Ảnh: TỰ TRUNG
Từ ngày 23-8 đến 6-9, người dân TP.HCM sẽ không ra đường để mua sắm hàng thiết yếu, mà việc đi chợ hộ sẽ do một lực lượng chức năng của địa phương hỗ trợ.
Riêng tại các chung cư có siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong khuôn viên thì cư dân tại chung cư đó được đi mua sắm. Ban quản lý sẽ phát phiếu đi siêu thị luân phiên các ngày trong tuần và thông tin lại cho phường việc này.
Siêu thị TP.HCM trước 0 giờ 23.8: Công an, nhân viên siêu thị điều phối từ ngoài
Hôm nay 22.8, các siêu thị tại TP.HCM đã cho nhân viên điều phối, hướng dẫn người dân vào siêu thị từng đợt, có phiếu đi chợ ghi rõ được đi mua hàng hóa thiết yếu thì mới được xếp hàng.
Người dân xếp hàng mua hàng thiết yếu tại siêu thị Emart Gò Vấp (TP.HCM). ẢNH: TRẦN TIẾN
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên , từ sáng 22.8, nhiều người dân đã đến siêu thị Emart Gò Vấp (TP.HCM) mua nhu yếu phẩm, tại đây bảo vệ Emart yêu cầu người dân không đi xe vào trong để dành khuôn viên cho người dân xếp hàng chờ đến lượt.
Hơn 8 giờ sáng, lượng người xếp hàng đã trở nên đông đúc nhưng không chen chúc như tình trạng sáng hôm qua (21.8).
Emart điều phối người dân xếp hàng.. ẢNH: TRẦN TIẾN
Người dân có phiếu được vào phía trong khuôn viên Emart xếp hàng chờ đến lượt mua.
Là ngày cuối chuẩn bị tăng cường công tác chống dịch Covid-19 tại TP.HCM, nhiều người mua số lượng lớn nhu yếu phẩm. ẢNH: TRẦN TIẾN
Cũng theo tìm hiểu, từ sáng cùng ngày đã có lực lượng chức năng đến trước Emart điều phối, hướng dẫn người dân giữ khoảng cách và quay đầu khi lượng người phía trong Emart đã đông đúc. Một cán bộ tại đây cho biết từ sáng hôm qua lượng người vào Emart mua đồ bất ngờ đông đúc. Tuy nhiên việc ùn ứ một phần do người dân phía ngoài chờ vì đi 2 người.
Lực lượng cơ quan chức năng và nhân viên siêu thị điều phối, hướng dẫn người dân vào siêu thị đúng số lượng người cho phép. ẢNH: TRẦN TIẾN
Đến sáng nay, tổ công tác đã đến sớm để xử lý tình trạng ùn ứ tái diễn nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Những trường hợp đi 2 người và chờ phía ngoài, tổ công tác yêu cầu di tản không tụ tập đông trước cổng.
Do số lượng hàng hoá mua nhiều, một số người vẫn muốn nhờ người thân vào hỗ trợ chuyển hàng. Lực lượng bảo vệ tại siêu thị cho phép người dân dùng xe đẩy vận chuyển hàng ra ngoài. ẢNH: TRẦN TIẾN
Cũng trong sáng cùng ngày, PV ghi nhận tại các tuyến đường Nơ Trang Long, Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh) có lượng người dân ra đường đông đúc. Hầu hết các nơi đông người di chuyển tập trung tại các cửa hàng tiện lợi, quầy thuốc và nơi bán thực phẩm.
Một điểm mua nhu yếu phẩm tại đường Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh) vào sáng 22.8.. ẢNH: TRẦN TIẾN
Tương tự Emart, một số siêu thị như Lotte Mart, Aeon Mall cũng có lực lượng bảo vệ, nhân viên điều phối người dân vào siêu thị từ đầu cổng vào. Chỉ người dân có phiếu đi chợ vào ngày hôm nay (22.8) sẽ được xếp hàng, vào từng đợt để tránh tập trung đông người bên trong siêu thị, nhằm đảm bảo quy tắc 5K trong phòng chống dịch Covid-19.
Người dân vào siêu thị Lotte Mart (Q.7, TP.HCM) được yêu cầu chờ ở ngoài cổng, chỉ cho vào từng đợt và phải có phiếu ghi đi chợ vào hôm nay (22.8). ẢNH: PHAN THƯƠNG
Từ ngày 23.8, người dân vùng xanh, vùng vàng được đi chợ 1 lần/tuần
Từ ngày 23.8, TP.HCM sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn, trong đó tập trung tại những vùng có nguy cơ cao và rất cao ("vùng cam", "vùng đỏ"); tham gia công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt giãn cách xã hội; duy trì các tổ tự quản bảo vệ vùng xanh; đi chợ thay cho người dân, thực hiện an sinh xã hội.
Cụ thể, từ ngày 23.8, mọi hoạt động mua bán vẫn diễn ra bình thường. Có nghĩa là hàng hóa từ các nơi được đưa về TP.HCM như trước đây và các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố vẫn hoạt động bình thường, có khác là phương thức phân phối. Một số nơi người dân không được ra khỏi nhà mua sắm mà có lực lượng mua hộ.
Đặc biệt, các chợ truyền thống trong khu vực dân cư thuộc "vùng xanh", "vùng vàng" nếu đủ điều kiện phòng chống dịch, vẫn mở cửa hoạt động bình thường, người dân tại các khu vực này được phát phiếu đi chợ trung bình 1 lần/tuần
Còn lại, dân cư thuộc các "vùng đỏ", "vùng cam" sẽ không được tự ý đi siêu thị, mua hàng hoá thiết yếu mà do tổ dân phố, phường, thôn, xã, tổ công tác... phối hợp các hệ thống phân phối, siêu thị để mua hộ.
Tờ mờ sáng, người dân TP.HCM 'rồng rắn' xếp hàng chờ siêu thị mở cửa Từ 5h sáng, người dân TP.HCM đã đến xếp hàng ở các cửa hàng thực phẩm, siêu thị để được vào mua sắm hàng hóa dù 7h-7h30 các siêu thị mới mở cửa. Có nơi xếp hàng dài cả trăm mét, thậm chí xếp hàng cả trên cầu. Người dân TP.HCM xếp hàng đi mua sắm từ sáng sớm - Video: BÔNG MAI...