Siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi bắt nhịp lợi thế trong mùa dịch
Theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, hiện nay, có hơn 1/3 số hộ gia đình Việt Nam chọn mua hàng tại các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi.
Còn theo đánh giá của hãng Nielsen, tốc độ phát triển của hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam hiện đã tăng 200% mỗi năm. Bắt nhịp xu thế chung, hệ thống siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi tại Thanh Hóa cũng tăng tốc phát triển trong những năm gần đây. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát, hệ thống cửa hàng này đã tận dụng những lợi thế để phát triển bền vững.
Nhân viên Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần chuẩn bị thực phẩm giao online cho khách hàng.
Trong năm 2021, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Saigon Co.op đã phối hợp với Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khai trương cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food thứ tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Với định hướng tận dụng những lợi thế linh hoạt về diện tích và vị trí kinh doanh, các cửa hàng Co.op Food đều được đặt tại các cụm dân cư để đưa hàng bình ổn đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đại diện lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thực phẩm Saigon Co.op, cho biết: Nhận định thị trường Thanh Hóa với tiềm năng tiêu thụ hàng hóa lớn; trong khi đó, bối cảnh dịch bệnh khiến người dân hạn chế di chuyển và tiếp xúc nơi đông người như chợ dân sinh hay các siêu thị lớn. Do đó, đơn vị đã mạnh dạn phát triển thêm các cửa hàng tiện lợi. Đây là giải pháp cung cấp thực phẩm an toàn, tươi ngon, mang phong cách dịch vụ hiện đại, phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người dân. Tại các cửa hàng tiện lợi Co.op Food cung cấp khoảng 4.000 mặt hàng tiêu dùng, thuộc nhiều ngành hàng khác nhau như thực phẩm tươi sống, đồ đông lạnh, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, các sản phẩm đồ dùng thiết yếu cho gia đình cùng nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản của địa phương.
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 400 cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini; trong đó, chỉ tính riêng tại TP Thanh Hóa đã có tới hơn 100 cửa hàng. Ngoài hệ thống các cửa hàng tiện lợi có thương hiệu, phát triển theo chuỗi, như: WinMart, WinMart , Co.op Food, ATC Food… dọc nhiều tuyến phố chính, tại các khu vực đông dân cư trong các ngõ nhỏ cũng xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng tiện ích. Bên cạnh lương thực, thực phẩm, tại đây cung cấp khá đầy đủ các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân hàng ngày. Chị Nguyễn Thị Giang, sinh sống tại phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, chia sẻ: Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, do lo ngại tiếp xúc đông người tại các chợ và siêu thị lớn nên chị đã chuyển hướng mua sắm thực phẩm, đồ dùng thiết yếu tại cửa hàng WinMart gần nhà. Thực phẩm tại đây được vận chuyển về hàng ngày nên khá đầy đủ và tươi ngon, không cần phải tích trữ nhiều trong tủ lạnh. Đặc biệt, cửa hàng còn có dịch vụ đi chợ hộ nên những thời điểm dịch bệnh phức tạp, ngồi ở nhà cũng được cung cấp kịp thời thực phẩm một cách đầy đủ để chế biến bữa ăn cho gia đình.
Theo đánh giá của Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, với diện tích linh hoạt chỉ từ 50m2 – 400m2, việc đầu tư cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini là khá phù hợp và thuận lợi trong bối cảnh hiện nay. Ngoài lợi thế gần các khu dân cư, hệ thống hạ tầng, nhân lực dễ tích hợp và triển khai các hình thức bán hàng, thanh toán hiện đại thì hàng hóa, thực phẩm tại các cửa hàng, siêu thị tiện lợi còn có nhãn mác, nguồn gốc đầy đủ, có độ tin cậy cao trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm nên ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Trong bối cảnh dư địa của thị trường còn lớn, hệ thống cửa hàng này có khả năng phát triển nhanh hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng phục vụ của các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, Nhà nước cần sớm hoàn thiện, ban hành các quy chuẩn, hành lang pháp lý để quản lý loại hình kinh doanh này, tạo thuận lợi cho công tác giám sát, quản lý của các đơn vị thực thi nhiệm vụ.
Ngày 1.10, siêu thị nơi vắng lặng, nơi xếp hàng
Hôm nay (1.10), các siêu thị tại TP.HCM đồng loạt mở cửa đón khách trở lại nhưng không có cảnh quá đông người.
Người dân tại TP.HCM sáng 1.10 được đi mua hàng hóa trở lại. Ảnh M.PHƯƠNG
Từ sáng 1.10, các siêu thị, cửa hàng ở TP.HCM đã đón khách vào mua sắm trực tiếp sau khi thực hiện khai báo y tế, khử khuẩn... Người dân rất phấn khởi khi được tự tay lựa từng bó rau, trái ổi... nhưng không có tình trạng đổ xô đi mua hàng hóa.
Một cửa hàng Co.op Food tại quận 7 sáng 1.10 khá vắng khách
Mỗi quầy hàng trong siêu thị hầu như chỉ có một khách đang mua sắm
Hàng hóa đầy đủ và nhiều thực phẩm thiết yếu đang được Co.op Food giảm giá như xương heo giảm 50% còn 80.000 đồng/kg; các loại thịt heo được giảm 10.000 đồng/kg so với những ngày qua như sườn non còn 260.000 đồng/kg, thịt heo xay còn 129.000 đồng/kg...
Trái ngược với tình trạng vắng khách tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị mini thì tại các siêu thị lớn khách hàng đông hơn. Do các siêu thị hạn chế khách vô phía trong cùng lúc để thực hiện giãn cách nên khách hàng phải ngồi chờ xếp hàng dài phía ngoài siêu thị.
Tiệm sửa xe ngày đầu mở cửa: Vừa mở mắt đã thay 30 bình ắc quy!
Sảnh chờ bên ngoài siêu thị GO! Nguyễn Thị Thập với nhiều khách hàng từ sáng đến trưa 1.10
Người dân tại TP.HCM đã quen với việc đi siêu thị mua sắm phải xếp hàng chờ bên ngoài nên khá trật tự
Hầu hết siêu thị đều mở cửa lại theo khung giờ bình thường như trước đây là từ 8 giờ - 22 giờ hằng ngày. Trước đó, đại diện một số siêu thị cũng dự báo nhu cầu mua sắm của người dân tại TP.HCM sẽ tăng cao trong tháng 10 sau nhiều ngày phải ở nhà để phòng chống dịch Covid-19. Do vậy các siêu thị đã lên phương án gia tăng nguồn cung, đảm bảo hàng hóa đầy đủ với giá cả ổn định để cung cấp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế trong ngày 1.10 lượng khách đến các siêu thị không quá đông.
Tương tự phía trước siêu thị Lotte Mart Nguyễn Hữu Thọ, dòng người xếp hàng cũng khá dài
Khách hàng chờ đợi khoảng 30 phút bên ngoài sẽ đến lượt vào phía trong khi siêu thị Lotte Mart mỗi đợt chỉ cho khoảng 5-6 khách vào mua sắm
Phía trong siêu thị khách khá ít vì đã được bảo vệ phân luồng bên ngoài
Tất cả các loại rau xanh, trái cây, thịt, cá... hầu như đầy đủ, giá ổn định
Thịt heo, thịt bò, thịt gà và các loại sản phẩm từ gia cầm như lòng, mề gà... đều đầy đủ trên quầy kệ
Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội Sau hai tháng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, thành phố Hà Nội chuyển xuống áp dụng Chỉ thị 15 từ 6h ngày 21/9. Theo chỉ thị do Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành đêm 20/9. Từ ngày mai, các cơ quan, công sở, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (trừ cơ quan trung ương; các...