Siêu thị điện thoại đau đầu vì nhân viên ‘đi đêm’ với hãng
Đi đêm” bắt tay với các hãng điện thoại, những nhân viên “mafia” sẽ bỏ qua quyền lợi của khách hàng để dụ khách mua những sản phẩm mà họ nhận được chiết khấu cao.
Có nhu cầu mua chiếc smartphone để tặng người thân, anh Nguyễn Quang, một khách hàng tại Hà Nội tìm đến siêu thị điện máy T. trên phố Thái Hà để tìm hiểu. Tuy nhiên, ngay sau khi vừa bước chân vào khu vực bán điện thoại, biết anh có nhu cầu mua một chiếc smartphone dưới 5 triệu đồng, nhân viên tại đây đã nhanh chóng gợi ý anh tìm hiểu một sản phẩm của hãng P.
Anh Quang tỏ ra ngạc nhiên, hỏi vặn nhân viên vì sao lại là P mà không phải sản phẩm của thương hiệu khác thì nhân viên bán hàng sững người, giải thích hãng này có nhiều sản phẩm phù hợp với tầm tiền của anh, có nhiều tính năng.
Cuối cùng, anh Quang vẫn theo quyết định của mình lựa chọn một sản phẩm của hãng khác, tuy nhiên điều anh cảm thấy không ổn đó là trong khi một số hãng điện thoại khác ngay tại siêu thị này cũng bán nhiều sản phẩm giá dưới 5 triệu đồng, nhưng tại sao khách hàng lại không được tư vấn?
Trao đổi với ICTnews, đại diện một doanh nghiệp bán lẻ thiết bị số tại Hà Nội cho hay, tuy hiện nay chính bản thân các doanh nghiệp bán lẻ cũng thường xuyên đưa ra mức thưởng khác nhau cho sản phẩm nhân viên bán ra (lưu ý thưởng này do chính hệ thống bán lẻ đặt ra và trả thưởng, không có sự can thiệp từ phía hãng – PV), nhưng tình trạng một hãng điện thoại A hoặc B nào đó bắt tay “đi đêm” với chính nhân viên tại các cửa hàng, siêu thị điện máy để họ tiếp tay, ưu tiên hơn trong việc bán sản phẩm là có thực.
Khẳng định không có ý “buộc tội” hãng P liên đới trong câu chuyện của khách hàng Nguyễn Quang nói trên, nhưng vị đại diện doanh nghiệp này cho rằng trong thực tế, có trường hợp tương tự, nhân viên tư vấn cho khách mua sản phẩm vì nếu giao dịch thành công sẽ được nhận chiết khấu từ phía hãng.
Hãng móc ngoặc cho nhân viên được hưởng chiết khấu hấp dẫn, có thể từ 5-10% tùy theo sản phẩm bán ra để nhân viên “dụ” khách hàng, nhất là khách không am hiểu về công nghệ vào mua sản phẩm của mình.
Không chỉ riêng đối với điện thoại, câu chuyện “mafia” này còn xảy ra với cả các ngành hàng khác như tablet, laptop, TV…
Khi việc tư vấn cho khách dựa trên tiêu chí… chiết khấu hấp dẫn sẽ dẫn đến hệ lụy nhân viên tư vấn xem thường quyền lợi người tiêu dùng, đi ngược với văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp uy tín.
Video đang HOT
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm tại Trần Anh. Ảnh: Phan Minh
Đại diện FPT Shop, Thế Giới Di Động, Trần Anh… đều chia sẻ rằng trước vấn nạn này, các doanh nghiệp luôn thắt chặt kiểm soát để không để xảy ra tình trạng nhân viên “đi đêm”, đảm bảo quyền lợi của khách hàng được đặt lên cao nhất.
“Từ việc đào tạo nhân viên cho đến ra quy định, chúng tôi luôn yêu cầu nhân viên tư vấn phải dựa trên nhu cầu thực của khách hàng”, đại diện Trần Anh cho hay.
Tại Thế Giới Di Động, các sản phẩm được sắp xếp theo mức giá bán. Ảnh: Phan Minh
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng thừa nhận thực tế là để có thể phát hiện được nhân viên của mình có “đi đêm” với hãng hay không cũng không đơn giản. Muốn ngăn chặn tình trạng nhân viên “đi đêm” dụ khách mua sản phẩm, bên cạnh việc giám sát trong hệ thống bán lẻ thì kênh rất cần thiết còn lại chính là phản ánh từ khách hàng.
Các doanh nghiệp khuyến khích khách hàng nếu không hài lòng về việc tư vấn của nhân viên có thể gọi điện đến số hotline để phản ánh về thái độ phục vụ, trên cơ sở đó các doanh nghiệp mới có chứng cứ để xử lý. Trong trường hợp bị phát hiện, những nhân viên đó sẽ bị xử phạt rất nặng, thậm chí buộc thôi việc.
“Như tại Thế Giới Di Động, chúng tôi quy định mọi tư vấn của nhân viên đều phải dựa trên nhu cầu của khách hàng. Trong trường hợp phát hiện nhân viên sai phạm như “đi đêm” thì không chỉ một mình nhân viên chịu trách nhiệm mà cả tập thể siêu thị, người quản lý siêu thị, thậm chí người quản lý khu vực có siêu thị đó cũng có thể bị xử lý”, đại diện Thế Giới Di Động khẳng định.
Cũng theo doanh nghiệp này, hãng liên đới trực tiếp trong câu chuyện “đi đêm” cũng bị xử lý. Và khi kênh bán hàng của hãng bị ảnh hưởng thì doanh số của hãng đó sẽ sụt giảm tại hệ thống, gây ảnh hưởng lớn về lâu dài.
Theo giới kinh doanh, hiện nay một số hệ thống bán lẻ đã sắp xếp các sản phẩm trên quầy theo từng mức giá bán như dưới 1 triệu, dưới 4 triệu, dưới 5 triệu đồng…, do đó khi khách hàng có nhu cầu có thể tìm đến ngay các khu vực đã phân định sẵn theo mức giá với chi tiết tính năng, cấu hình để dễ dàng chọn lựa sản phẩm, cân đối khả năng chi trả, không phải phụ thuộc nhiều vào tư vấn của nhân viên.
Bên cạnh đó, phần nhiều các siêu thị điện máy như Trần Anh, Media Mart… vẫn sắp xếp sản phẩm theo khu vực của từng hãng riêng biệt. Điều này khiến cho khách hàng lúng túng, mất thời gian hơn để tìm kiếm cho mình sản phẩm phù hợp với túi tiền.
Theo ICTNews
Cửa hàng di động nhỏ tìm cửa sống khi ông lớn bành trướng
Đại diện nhiều cửa hàng di động nhỏ tin rằng nếu biết cách phục vụ nhóm khách hàng trung thành và đánh vào thị trường ngách, họ vẫn duy trì tốt công việc kinh doanh của mình.
Hơn 10 năm kinh doanh di động, chị Mỹ Huyền (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cùng chồng quyết định rời bỏ lĩnh vực này dù còn nhiều duyên nợ. Cửa hàng nhỏ trên một con phố lớn của thủ đô đóng cửa từ cuối 2015. Đây là địa chỉ quen thuộc với dân chơi mobile đầu những năm 2000 khi các dòng Palm, O2 xuất hiện tại Việt Nam. Sức ép từ các hệ thống lớn mở đối diện, lượng khách giảm khiến doanh thu cửa hàng không đủ trả tiền thuê mặt bằng.
Theo báo cáo của GfK, năm 2015 chứng kiến khoảng 3.000 cửa hàng di động nhỏ lẻ phải đóng cửa trước sự bành trướng của các ông lớn. Một báo cáo vào năm 2014 khẳng định, Việt Nam có khoảng 14.000-15.000 điểm kinh doanh tư nhân. Như vậy, hiện có khoảng hơn 10.000 cửa hàng di động nhỏ cạnh tranh với các đại gia bán lẻ, trong một cuộc chiến được xem là không cân sức, khi thị phần của các ông lớn tăng nhanh.
Khảo sát của Zing.vn với nhiều đơn vị kinh doanh cho thấy, sức ép mạnh mẽ từ các ông lớn di động đang tác động không nhỏ tới việc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, những địa chỉ này vẫn tin thị trường còn chỗ cho cửa hàng nhỏ lẻ.
Các cửa hàng nhỏ cho biết, họ không chọn đối đầu mà sẽ tìm cách thích nghi với sân chơi di động - nơi các ông lớn đang chiếm lĩnh. Ảnh: Thành Duy.
"Nếu biết cách phục vụ nhóm khách hàng trung thành và đánh vào các thị trường ngách, cửa hàng nhỏ vẫn có thể sống tốt bởi tại Việt Nam, có những nhóm sản phẩm, thị trường các ông lớn chưa thể chạm tới", anh Trung Trí - chủ một cửa hàng kinh doanh điện thoại tại Xã Đàn (Hà Nội) cho biết.
Thị trường ngách anh này nói đến chính là những sản phẩm di động chính hãng, nhưng đến từ các tên tuổi ít danh tiếng như Massgo, Mobiistar, Gionee, Wiko hay Mobell. Ngoài ra, vẫn còn một lượng rất lớn các mẫu di động xách tay, di động qua sử dụng đến tay khách hàng mỗi ngày được bán ra từ các cửa hàng nhỏ lẻ.
Nhóm sản phẩm phụ kiện cũng là sân chơi các ông lớn bán lẻ chưa chiếm được ưu thế. Những đơn vị này chủ yếu kinh doanh một số mẫu ốp lưng, sạc dự phòng, tai nghe nhưng chủng loại chưa phong phú. Trong khi đó, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ cho biết, họ sống chủ yếu nhờ phụ kiện với hàng loạt phụ kiện chụp ảnh, pin thay thế, bao da, bàn phím, loa Bluetooth...
Đồng tình với quan điểm này, anh Nguyễn Tuấn - đại diện một cửa hàng tại Cầu Giấy (Hà Nội) cho hay, việc gây dựng uy tín, tạo ra một nhóm khách hàng trung thành là yếu tố tiên quyết để đứng vững trước áp lực từ các hệ thống bán lẻ lớn.
Theo anh này, bản thân các cửa hàng nhỏ lẻ không xác định cạnh tranh với ông lớn, mà tìm cách sống chung. Họ tìm đến nhóm khách hàng riêng - những người coi giá bán là ưu tiên hàng đầu. "Khi nào cửa hàng nhỏ vẫn chiếm ưu thế về giá bán, chúng tôi vẫn có đất sống trên thị trường", anh Tuấn khẳng định.
Một số đại diện cửa hàng nhận định, sự bành trướng của các hệ thống bán lẻ lớn tạo ra thách thức, nhưng cũng là cơ hội cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Đây giống như một đợt thanh lọc thị trường. Ở đó, những đơn vị nào làm việc uy tín, có định hướng và tư duy rõ ràng sẽ trụ lại, loại bỏ những người làm ăn manh mún, thiếu chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, với việc thị trường di động phát triển mạnh, các cửa hàng nhỏ này cũng có cơ hội phục vụ nhiều khách hàng hơn - những người tìm kiếm các món phụ kiện mà những hệ thống lớn còn thiếu.
Trong khi đó, ông Trần Hữu Tùng - một đầu mối phân phối sản phẩm di động và phụ kiện tại Việt Nam - đồng quan điểm cửa hàng nhỏ lẻ vẫn tồn tại được, nhưng sẽ đi loanh quanh ở thị trường ngách, khó mơ doanh thu và lợi nhuận cao.
Theo ông Tùng, các kênh bán hàng nhỏ lẻ có thể tận dụng ưu thế bán hàng online để rút ngắn khoảng cách với hệ thống lớn. "Mức độ nhận diện thương hiệu của các hệ thống lớn là không phải bàn cãi. Tuy nhiên, với thời đại truyền thông mạng xã hội phổ biến như hiện nay, cửa hàng nhỏ lẻ có thể tận dụng. Vấn đề nằm ở chỗ họ cần có đủ kiến thức để làm", ông này gợi ý.
Về mặt tổng quan, 2016 được xem là năm "bình định thị trường" của các hệ thống bán lẻ di động lớn, khi lần lượt những Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viễn Thông A hay Vin Pro công bố mở thêm hàng trăm điểm bán mới.
Theo chị Mỹ Huyền, phần lớn các cửa hàng di động nhỏ lẻ thời kỳ đầu đã rời bỏ cuộc chơi. "Cũng giống như tiệm tạp hoá nhường chỗ cho siêu thị mini, kinh doanh di động hiện không còn dễ dàng như trước". Một nhóm các địa chỉ nhỏ năng động hơn vẫn tồn tại. Tuy nhiên, miếng bánh lớn nhất chỉ dành cho các tên tuổi có tham vọng, bán hàng có hệ thống và phục vụ lớp khách hàng mới tốt hơn.
Thành Duy
Theo Zing
Cái chết được báo trước của cửa hàng di động nhỏ lẻ Sự bành trướng của các hệ thống di động lớn đang bức tử phương thức kinh doanh nhỏ lẻ, vốn tồn tại nhiều năm qua thị trường Việt Nam. Gom đủ số tiền cần thiết từ Tết, anh Nguyễn Minh Quang (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tìm đến cửa hàng quen thuộc trên đường 32 để mua iPhone. Tuy nhiên, cửa hàng này...