Siêu thị bán hàng Tết giá vốn
Nhiều mặt hàng được Co.opmart và Co.opXtra giảm giá từ 15% đến 50%, hàng loạt sản phẩm sẽ được siêu thị bán giá vốn
Cùng với hàng nghìn mặt hàng đặc trưng phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết như bánh mứt, kẹo, lạp xưởng, trà nhãn vàng, nước giải khát,… rất đa dạng, nhiều chủng loại được Co.opmart và Co.opXtra giảm giá từ 15% đến 50%, hàng loạt sản phẩm sẽ được siêu thị bán giá vốn và chương trình tích điểm thưởng mức cao.
Cụ thể, trong 3 ngày từ 18 đến 20/01/2016, bên cạnh việc đưa ra mức giá bán hấp dẫn cho tất cả các mặt hàng tết, người tiêu dùng có thẻ Thành viên Co.opmart khi tích được 30 điểm mua hàng sẽ được tặng ngay 20 điểm thưởng, và thẻ VIP tích 30 tặng 30 điểm thưởng.
Kế tiếp đó, vào các ngày cuối tuần 22,23,24/01/2016, hàng trăm mặt hàng chăn ra, gối, tủ nhựa, vali, nồi cơm điện, bàn ủi, kem đánh răng, dầu gội đầu,… được Co.opmart và Co.opXtra bán giá vốn hoặc giảm giá đến 50%.
Điển hình là drap bọc cotton Hometex quy cách 1.6×2m, 1.8×2m giảm 50% giá bán chỉ còn từ 209.000đ đến 239.000đ/sản phẩm; Túi xách, valy du lịch giảm từ 140.000đ đến 339.000đ/sản phẩm; Bộ tô chén muỗng dĩa 11 món giảm chỉ còn 105.500đ/bộ; Bột giặt Tide hương Downy 5kg giá giảm hấp dẫn chỉ còn 142.000đ/gói; Bếp nướng điện Goldsun giá gốc 949.000 đồng giảm chỉ còn 545.000 đồng; Nước rửa chén Lix 4k 67.000 đồng giảm giá chỉ còn 45.000 đồng,…. và nhiều sản phẩm khác./.
CTV Mai Trang
Video đang HOT
Theo_VOV
Yêu cầu siêu thị mở cửa mồng 1 Tết: 'Không thể bắt buộc!'
'Nếu như xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cần phải có, phục vụ 24/24, kể cả ngày lễ tết nhưng siêu thị thì có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao'.
Ảnh minh họa.
Mới đây, tại buổi họp với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 9/1, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố sẽ yêu cầu các trung tâm thương mại, siêu thị cũng sẽ bán hàng muộn trong đêm Giao thừa và mở cửa sớm vào sáng mùng 1 Tết.
Sau khi yêu cầu trên của Chủ tịch Thành phố đưa ra, đã có nhiều ý kiến quan điểm trái chiều. Một số đồng tình ủng hộ, nhưng không ít ý kiến cho rằng mục tiêu đưa ra nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân là đúng, tuy nhiên không thể "bắt buộc".
"Nếu như xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cần phải có, phục vụ 24/24, kể cả ngày lễ tết nhưng siêu thị thì có cũng tốt mà không có cũng chẳng sao.
Người tiêu dùng thấy siêu thị mở cả 30, mùng Một thì thích nhưng nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, tốn kém thì không nên", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nêu quan điểm.
Ônh Long cho rằng, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp mở cửa thông Tết chứ không nên đưa ra chỉ thị hay áp dụng mệnh lệnh hành chính.
"Trên thực tế, có nhiều khi phải dùng các biện pháp hành chính trong nền kinh tế thị trường nhưng chỉ là trường hợp bất đắc dĩ. Cũng cần phải tuân thủ theo xu thế chung, không chỉ đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng mà cần đảm bảo quyền lợi của cả người kinh doanh nữa".
Trong khi đó, nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Giám đốc Công ty Luật quốc tế Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, vấn đề này hoàn toàn không thể áp đặt hay bắt buộc.
Theo luật sư Nguyễn Hồng Thái, yêu cầu của Chủ tịch Thành phố là muốn phục vụ tốt hơn cho nhân dân ngày Tết cổ truyền.
"Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh. Pháp luật cũng không có quy định doanh nghiệp phải hoạt động trong những thời điểm đêm 30 và mùng 1 Tết Nguyên đán hay bất cứ ngày nào trong năm.
Chưa kể ngày Tết, người lao động họ được phép nghỉ. Lấy ai bán, nếu họ đi làm thì phải trả lương cao. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Tính ra mở mồng 1 rất nhiều chi phí mà hiệu quả lại không cao, bán được ít hàng. Nhà nhà đi du lịch, đi chơi Tết, về quê, lấy ai mua hàng. Lỗ vốn ai chịu?".
Luật sư cũng cho biết, theo nghị định 167/2010 quy định không được tổ chức hoạt động kinh doanh từ 22h00 đến 6h00 sáng. Nếu bắt siêu thị, trung tâm thương mại mở cửa muộn trong đêm Giao thừa và mở cửa sớm vào sáng mùng 1 là không đúng với quy định.
Nói về vấn đề này, lãnh đạo một siêu thị tại Hà Nội chia sẻ, người dân Việt Nam có thói quen mua sắm để trữ ngày Tết từ những vật dụng nhỏ nhất cho đến các loại thức ăn, thức uống. Họ muốn những ngày này để đi lễ, đi du lịch, thăm người thân bạn bè...
"Do vậy, có mở cửa thông tới mồng Một thì sẽ vẫn vắng hoe thôi. Tết năm nào đường Hà Nội cũng lác đác vài người, lấy ai mua hàng. Trong khi đó, chi phí bỏ ra để duy trì hoạt động những ngày này không nhỏ.
Chưa kể tâm lý người lao động, ai cũng háo hức ở bên gia đình ngày này. Chẳng ai muốn đi làm cả. Họ không đi, chúng tôi cũng không ép được.
Tôi mong rằng, việc yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại mở cửa thông đến mồng Một chỉ là một sự khuyến khích. Các doanh nghiệp tuỳ vào khả năng và cách thức kinh doanh riêng để lựa chọn", vị này chia sẻ.
Theo Bizlive
Hàng loạt mặt hàng bắt đầu được giảm thuế nhập khẩu Bắt đầu từ (1/1/2016), hàng loạt mặt hàng như cá, ô tô... sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu từ 2% 10%. Theo Thông tư số 182/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 16/11/2015, từ ngày 1/1/2016, Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế đã chính thức có hiệu lực. Tại Thông...