Siêu phẩm Dragon Ball Z: Kakarot có thể ngốn của bạn đến 100 giờ chơi nếu muốn hoàn thành
Bạn sẽ phải trải qua phần cốt truyện có nội dung rất dài cùng hàng loạt các nhiệm vụ rải khắp các phần chơi.
Vào ngày 17/1 vừa qua, Bandai Namco đã phát hành một siêu phẩm game Action – RPG mang tên Dragon Ball Z: Kakarot với đồ họa và lối chơi cực kỳ hấp dẫn.
Game được nhượng quyền thương mại từ bộ manga nổi tiếng Dragon Ball của họa sĩ Toriyama Akira, một bộ truyện đã quá quen thuộc được chuyển thể thành hàng nghìn tập phim cũng như các trò chơi khác nhau.
Với việc ra mắt Dragon Ball Z: Kakarot ngay đầu năm 2020, Bandai Namco đã chuyển hướng từ dòng game đối kháng thuần sang thể loại chiến đầu đi kèm với cốt truyện.
Cốt truyện của Dragon Ball Z: Kakarot tuy không có nhiều nhiều khác biệt so với nội dung bản gốc, nhưng đối với các fan lâu năm thì trò chơi này sẽ gợi lại rất nhiều hồi ức đáng nhớ cho các fan của Dragon Ball.
Tuy nhiên, để hoàn thành trò chơi này một cách trọn vẹn, bao gồm các nhiệm vụ phụ và mini game khác nhau, người chơi sẽ phải mất đến 100 giờ chơi, tương đương với hơn 4 ngày liên tiếp. Còn nếu chỉ tập trung vào cốt truyện chính, sẽ chỉ mất từ 35 – 40 giờ để hoàn thành.
Dragon Ball Z: Kakarot sẽ bắt đầu từ thời điểm Son Gohan, con của Son Goku bị bắt cóc cho đến khi tiêu diệt được Ma Bư, đây sẽ là một hành trình rất dài để game thủ dành thời gian trải nghiệm.
Theo oneesports
5 giờ trải nghiệm Dragon Ball: Kakarot khá thất vọng đối với tôi
Bỏ thời gian mong đợi tựa game được trông chờ nhất của dòng Dragon Ball để rồi sau 5 giờ chơi, chỉ nhận được là một thế giới tẻ nhạt và trống trải.
Tôi đã chơi Dragon Ball Z: Kakarot được năm giờ cho đến nay, và nó cảm giác như một phần là game đối kháng, một phần là đi làm fetch quest (quest phụ trong thế giới mở). Cơ bản là nó giống như đã xào nấu lại những ý tưởng chuyển thể từ series manga/anime gốc mà chắc hẳn ai cũng đã được chứng kiến cả tá lần từ các tựa game về trước.
Trải nghiệm qua phần đầu của trò chơi này có cảm giác như tìm thấy một chồng manga Dragon Ball Z trong một thùng rác và thực sự phấn khích và đem chúng về nhà. Sau đó bạn nhận ra rằng chúng đã bị xé nát và các trang bị dính lại với nhau và có mùi như nấm mốc. Bạn có định ném chúng ra ngoài? Cố gắng làm sạch chúng? Bỏ chúng vào một cái hộp sâu trong tủ quần áo và sau đó quên lãng chúng? Kakarot ra mắt mới đây trên Xbox One, PS4 và PC. Trong thời gian chơi nó, tôi đã cảm thấy rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ hơi thích thú sang cảm thấy có phần không mấy ấn tượng để rồi kết cục là chán nản toàn tập.
Kakarot bắt đầu với Goku và con trai ra ngoài đi dạo buổi sáng trong rừng. Sau khi Goku hoàn thành một cuộc huấn luyện giả tưởng ngắn với Piccolo trong lúc thiền định, trò chơi chuyển từ một cuộc chiến hành động thời gian thực 3D sang một khu vực mở nhỏ, nơi anh ta có thể chạy xung quanh. Các không gian như thế này nơi Goku (hoặc bất kỳ nhân vật nào mà người chơi đang điều khiển) có thể khám phá, thu thập thực phẩm và vật phẩm, và thậm chí chiến đấu với kẻ thù khác, là cốt lõi của những gì được cho là khiến Kakarot cảm thấy giống như một game nhập vai. Thay vì chuyển từ cutscene sang chiến đấu và quay lại cutscene một lần nữa như trong các trò chơi trước đây, việc đi lang thang này mang đến cơ hội để cày level, làm nhiệm vụ phụ và làm những việc khác những thứ như câu cá và nấu ăn.
Thật không may là các yếu tố này của game được kết hợp với nhau một cách thiếu tinh tế. Các nhân vật phụ có mặt ở khắp mọi nơi, đôi khi tham gia vào cuộc trò chuyện, hiếm khi có mục đích lớn hơn, dường như là lời nhắc nhở bạn rằng bạn đang ở trong vũ trụ Dragon Ball Z chứ không chỉ là một đồng cỏ cỏ bình thường nào khác. Cảm giác bay lượn bằng Goku không tự nhiên, giống như điều khiển máy bay trực thăng thay vì là một con người. Và bên cạnh đó là một hàng rào mỏng vô hình luôn đứng giữa các nhân vật và mặt đất.
Có những quả cầu để thu thập, có thể được sử dụng để nâng cấp các skill tree và mở khóa các bộ kỹ năng trứ danh. Trong thực tế, thu thập chúng có cảm giác như chơi một trò chơi nhặt đồ vậy. Các điểm phát sáng xung quanh bản đồ cho thấy các vật phẩm như táo, mồi câu cá và các thành phần khác có thể được thu thập để chuẩn bị bữa ăn và tăng chỉ số. Ngoài ra còn có các bảng cộng đồng nằm trên bản đồ, hiển thị các ma trận nhỏ nơi bạn có thể đặt các character token lụm được khi chơi cốt truyện. Các token này sẽ đem lại cho bạn những lợi thế và mặt chỉ số hay các hiệu ứng nhất định.
Cơ chế chiến đấu cho đến thời điểm hiện tại cũng không phải là một điểm sáng. Nó chủ yếu bao gồm việc mash nút tấn công và sau đó tiếp tục với một kỹ thuật, tiếp theo là chặn và né các đòn tấn công của địch cho đến khi cơ hội mở ra lần tiếp theo. Chuyển động vẫn còn có sự vụng về đi kèm với mọi chuyển động của những nhân vật có thể bay uýnh lộn nhau trong không gian 3D, và không có chiều sâu của một trò chơi tập trung vào cơ chế chiến đấu hơn như Xenoverse để bù đắp. Nó gần như khiến tôi ước Kakarot được chơi theo lượt để tiết kiệm cho tôi thời gian và công sức bởi những gì mà cảm thấy giống như nhịp điệu của một cuộc chạm trán RPG truyền thống bao gồm tấn công, tấn công, hồi máu, đỡ đòn, lặp lại.
Theo Famitsu, Kakarot là một hành trình dài khoảng 40 giờ, con số đó có thể lên tới 100 khi các nhiệm vụ phụ, thu lụm vật phẩm và các phần bonus khác được tính thêm. Những điểm thực sự sáng của trò chơi có thể còn cách tôi một đoạn khá xa. Nhưng dựa trên những gì tôi đã được chơi cho đến nay, tôi cảm thấy không mấy tự tin vào viễn cảnh này.
Theo Game4V
Dragon Ball Z: Kakarot đã có mặt trên Steam cho những fan Goku chính hiệu thưởng thức Dù anh em có là một fan cứng của Dragon Ball, hay cũng đã từng đọc qua bộ truyện tranh của series này, hoặc đơn giản chỉ là biết đến, thì tựa game Dragon Ball vẫn sẽ đem lại những trải nghiệm đặc biệt và lôi cuốn. Bởi đây không chỉ là một tựa game lấy chủ đề về một trong những bộ...