Siêu lừa chiếm đoạt của nhóm bầu Kiên 719 tỷ
Đúng với biệt danh “ siêu lừa”, Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo số tiền tới gần 4.000 tỉ đồng, trong đó chiếm đoạt của nhóm bầu Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng ACB, gần 719 tỉ đồng.
Ngày 18/10, Viện KSND tối cao cho biết vừa ra cáo trạng vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) chi nhánh TP HCM và nhiều đơn vị, cá nhân khác trên địa bàn Hà Nội và TPHCM.
Cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP HCM về 2 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Cùng với “siêu lừa” Huyền Như, 22 bị can khác bị truy tố về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Đáng chú ý, vụ án gây chấn động này có 13 bị can nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank cùng Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM.
Bầu Kiên và nhóm ở Ngân hàng ACB bị “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt gần 700 tỉ đồng
Theo cáo trạng, từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, để chiếm đoạt tiền của các cơ quan, đơn vị, cá nhân Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TP HCM tự thỏa thuận lãi suất vay tiền rồi làm giả 8 con dấu của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và 7 công ty, 2 ngân hàng Vietinbank và nhiều cá nhân, đơn vị khác để lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền gần 4.000 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, ngoài hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đơn vị, Huỳnh Thị Huyền Như còn là một “chuyên gia” làm giả. Cụ thể: Huỳnh Thị Huyền Như khai đã đến khu vực chuyên làm dấu tại đường Phạm Hồng Thái quận 1, TP HCM nhờ người khắc dấu với giá 8 triệu đồng. Như đã thuê người làm giả 8 con dấu của Ngân hàng Vietinbank (chi nhánh Nhà Bè), Công ty TNHH đầu tư Phúc Vinh, Công ty CP đầu tư Thịnh Phát, Công ty CP TM&ĐT Hưng Yên, Công ty CP ĐT&TM An Lộc, Công ty CP Bảo hiểm toàn cầu, Công ty Đức Minh Quang, Công ty CP CK Saigonbank-Beraja. Như còn làm giả hồ sơ, làm giả 110 hợp đồng tiền gửi, làm giả nhiều hợp đồng hồ sơ mở tài khoản, hợp đồng vay tiền bằng thẻ tiết kiệm, lệnh chi…
Video đang HOT
Tuy nhiên, đối với người đàn ông Như thuê khắc 8 con dấu giả vào tháng 7/2010 tại đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23-9, quận 1, TP HCM, qua điều tra không xác định được nên không có căn cứ xử lý.
Cơ quan điều tra đã thu giữ của các bị cáo: 8 con dấu giả của các ngân hàng; kê biên, thu giữ tài sản các loại trị giá hơn 624 tỉ đồng; gần 157.000 EUR, hơn 4.600 USD và thu giữ trên 217 tỉ đồng tiền mặt; 7 sổ tiết kiệm trị giá 30 tỉ; 4 xe ô tô trị giá 5 tỉ đồng; kê biên 20 bất động sản trị giá 361 tỉ đồng…
Riêng với Như, đến khi bị bắt thu giữ: hơn 39 tỉ đồng tiền mặt; thu hồi 31 tỉ Như đã thanh toán để mua nhà, đất của 5 công ty bất động sản; thu giữ 3 ô tô trị giá 5,6 tỉ đồng, kê biên 13 bất động sản có trị giá hơn 185 tỉ đồng và một số tài sản khác. Như cũng đã nộp 8 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
Như Báo Người Lao Động đã đưa, tại buổi làm việc với Ban Nội chính Trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu, Viện KSND tối cao đã nêu đây là 1 trong 10 vụ “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, số tiền chiếm đoạt lớn, liên quan đến nhiều cá nhân và đơn vị, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.
Được biết, theo dự kiến, Tòa án nhân dân TP HCM đưa vụ án ra xét xử trong quý 4/2013.
Bầu Kiên và đồng bọn bị “siêu lừa” chiếm đoạt 719 tỉ đồng Liên quan đến vụ việc này, cơ quan điều tra đã khởi tố 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; các Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, là nguyên các Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Từ tháng 5/2010 đến 11/2011, ACB ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM) với lãi suất từ 17,8% – 18,5%/năm song bị bà Như chiếm đoạt toàn bộ. Quá trình điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã tách ra để điều tra tiếp trong một vụ án khác.
Theo Nguyễn Quyết
Vết trượt của nữ đại úy CA lừa gần 24 tỷ đồng
Bản thân nguyên là Đại úy, cán bộ công an tỉnh Nghệ An nhưng vì lòng tham, vì những vụ lợi, toan tính cá nhân, Trần Thị Ngọc Hà đã lợi dụng vị trí công việc với nhiều thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt số tiền của 13 người lên tới gần 24 tỷ đồng...
Những quái chiêu lừa đảo
Sinh năm 1980, hộ khẩu thường trú ở khối 3 phường Tường Thi, TP. Vinh, Nghệ An, là cán bộ của Công an tỉnh Nghệ An nhưng hám giàu, thích cuộc sống hưởng thụ nên Trần Thị Ngọc Hà đã lợi dụng sự tín nhiệm của người thân, bạn bè và dùng chiêu trò vay trả lãi suất cao, vay tiền để đảo khế ngân hàng, mua đất để vay tiền tỷ của rất nhiều người.
Ban đầu để có tiền, Hà cũng đã dùng nhiều thủ đoạn như bán đất khống, dùng 1 giấy chứng nhận QSDĐ để bán cho nhiều người và cắm cho ngân hàng. Theo đó, để lấy được niềm tin của nhiều người, từ tháng 6/2007 đến tháng 10/2011, Hà đã "biến" mình thành một đại gia lắm tiền, đi xế xịn, làm ăn theo mô hình lớn, sở hữu rất nhiều mảnh đất trên địa bàn thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.
Người đầu tiên mà Hà nhắm tới là chị Lê Thị Hiệp, trú tại phường Quang Trung, thành phố Vinh, là mợ của mình. Ngày 28/10/2011, biết rõ rằng mình không khả năng trả nợ nhưng Hà vẫn đến gặp chị Hiệp, nói à cần tiền để đảo khế ngân hàng và hiện Hà đang đầu tư vào một dự án lớn ở đại lộ Lê Nin. Vì là mợ cháu và biết Hà là công an nên chị Hiệp không ngần ngại cho Hà vay 3 tỷ đồng.
Vay xong Hà không đảo khế ngân hàng như đã hứa mà đi trả nợ cho người khác và tiêu xài. Không những lừa đảo anh em, họ hàng, Trần Thị Ngọc Hà còn lừa cả người bạn thân thiết thuở hàn vi với mình. Biết được chị V.L, bạn mình ở phường Lê Mao chuẩn bị làm nhà nên ngày 28/2/2011, Hà đã chủ động tìm gặp và dùng thủ đoạn cần tiền để đảo khế ngân hàng nên mới nhờ chị L giúp. Vì tin lời Hà nên chị V.L đã đưa cho Hà 1 tỷ đồng, số tiền mà chị dành dụm bao năm trời mới có được.
Không dừng ở đó, lợi dụng mối quan hệ quen biết với cô giáo H.T.T.H (Giáo viên của một trường T.H ở thành phố Vinh), Hà đã ngon ngọt nhờ cô H điện thoại cho anh P.A (trú tại khối 9 phường Bến Thủy, thành phố Vinh) để vay tiền với lãi suất cao. Ngày 1/6/2011, Trần Thị Ngọc Hà đã chủ động tìm gặp anh P.A và nói là cần tiền để kinh doanh một dự án lớn và xin vay 2 lần tổng số tiền 3,8 tỷ đồng với lãi suất 3.000/1 triệu/ngày.
Những nạn nhân mà Hà lừa đảo có những người là công chức, những người có cuộc sống khá giả nhưng cũng có những người có hoàn cảnh nghèo khó, thu nhập thấp. Đó là trường hợp bà N.T.C , trú tại phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò. Khi biết được bà C đang rất cần vay tiền để cho con đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, Hà đã tỏ ra thân thiện nhiệt tình sẵn lòng giúp đỡ. Ngày 17/9, Hà đã lừa bà C làm thủ tục ủy quyền cho mình lô đất mang tên chồng bà C để Hà đi thế chấp ngân hàng vay tiền cho bà C. Sau khi cầm được bìa đỏ, Hà không thực hiện như lời đã hứa mà đem đến nhờ chị L.T.H (Đại diện Công ty TNHH Khánh An có trụ sở đóng tại thành phố Vinh) thế chấp vay tiền tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương (chi nhánh tại Vinh) với số tiền 2 tỷ đồng.
Trả giá
Cùng với những lời hứa ngọt như mía lùi, vay tiền lãi suất cao, vay tiền để đảo khế ngân hàng và cùng nhiều hành vi lừa đảo khác, chỉ trong vòng thời gian ngắn, Hà đưa 13 nạn nhân "vào tròng". Tổng số tiền mà nữ cựu Đại úy Công an này chiếm đoạt được là 23 tỷ 800.000 triệu đồng, trong đó người ít nhất là 1 tỷ đồng, người nhiều nhất là gần 5 tỷ đồng.
Vụ việc chỉ vỡ lở khi chị Lê Thị Hiệp là mợ của Hà đòi nợ ráo riết. Bị các nạn nhân đòi nợ và truy tìm, một số người quá bức xúc đã đe doạ "làm thịt", nên ngày 12/12 Hà đã làm đơn xin ra khỏi ngành và đến Công an thành phố Vinh để đầu thú.
Trần Thị Ngọc Hà trước vành móng ngựa
Tại Cơ quan điều tra, Hà khai nhận số tiền chiếm đoạt được đã dùng để mua đất, để trả nợ và tiêu xài cá nhân. Nhưng Hà không thể chứng minh được đã mua đất ở đâu, trả nợ cho ai, vào thời gian nào. Cơ quan điều tra xác định, Hà đã khắc phục hậu quả cho các bị hại hơn 2 tỷ đồng và đang chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử Trần Thị Ngọc Hà với tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được mở ra, người dân thành phố Vinh đã đến ngồi chất kín hội trường theo dõi phiên xét xử.
Đứng trước vành móng ngựa, nữ cựu đại uý cúi gằm mặt, nghe tiếng mắng nhiếc của các nạn nhân ngồi phía dưới. Thỉnh thoảng thị lại đưa tay quệt nước mắt và khai nhận rằng toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt được thị đã dùng đẻ chi tiêu cá nhân và giờ không còn đồng nào. Lời biện minh cho hành vi phạm tội của Hà khiến cho nhiều nạn nhân dưới khán phòng vô cùng tức giận, bức xúc chửi tục. Xét mức độ phạm tội của Trần Thị Ngọc Hà là đặc biệt nghiêm trọng, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trần Thị Ngọc Hà án tù chung thân về tội "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" và buộc phải bồi thường cho các bị hại hơn 20 tỷ đồng.
Vẫn chưa làm rõ được đồng phạm
Tại phiên tòa, nhiều bị hại bức xúc cho rằng, các cơ quan tố tụng đã bỏ lột đồng phạm bởi trong quá trình vay tiền đều có sự tham gia của Nguyễn Trường Trung (SN 1976), nguyên là cán bộ Công ty tư vấn Đường bộ Nghệ An và là chồng Hà. Cụ thể, Trung đã 3 lần ký vào giấy vay nợ của 3 người với số tiền hơn 7,2 tỷ đồng vì vậy các bị hại đề nghị phải khởi tố Trung về tội đồng phạm. Hơn thế nữa số tiền mà vợ chồng Hà lừa đảo chiếm đoạt hiện đang tẩu tán ở đâu cũng chưa được làm rõ?.
Trong khi đó, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Trường Trung vì tin tưởng vợ nên mới ký vào các hợp đồng dân sự với mục đích là để vay được tiền chứ không biết rằng trước khi vay, Hà đã có ý thức chiếm đoạt tiền của người khác, do đó chưa đủ cơ sở để khởi tố điều tra Nguyễn Trường Trung về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". HĐXX cho rằng, dù không đủ cơ sở để khởi tố hình sự nhưng Nguyễn Trường Trung phải có trách nhiệm trả nợ cùng Hà về số tiền mà hai vợ chồng cùng ký giấy vay nợ.
Trước khi diễn ra phiên toà này, toà án đã phải trả lại hồ sơ cho VKS tới 3 lần để điều tra lại vì liên quan tới chồng của Hà, người được xác định là đồng phạm. Tuy nhiên, Nguyễn Trường Trung trốn khỏi địa phương, nên VKS không có bổ sung thêm và sẽ xử Nguyễn Trường Trung ở một phiên tòa khác.
Cũng tại phiên toà Sơ thẩm này, luật sư Nguyễn Trọng Điệp, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, người bảo vệ quyền lợi cho các bị hại cho rằng: Trong cáo trạng của Viện KSND lập luận, Nguyễn Trường Trung không ý thức được hành vi lừa đảo của vợ nên Trung không phải là đồng phạm đã đi ngược lại với khoa học hình sự. Hơn thế, trong hồ sơ vụ án đã có đầy đủ chứng cứ hành vi gian dối của Trung là đã cùng với Hà mang một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đi thế chấp lừa đảo nhiều người. Đồng thời căn cứ trên những bút tích trong giấy vay nợ mà phía các bị hại cung cấp có chữ kí của Trung, điều đó chứng tỏ đơn tố cáo của các bị hại là có cơ sở. Do vậy, cho rằng NguyễnTrường Trung đứng ngoài cuộc là không khách quan, luật sư Điệp nói. Việc không khởi tố Nguyễn Trường Trung là không đúng theo quy định của pháp luật,- luật sư Điệp nói rõ quan điểm.
Theo Hồ Hà
Hủy án vụ chủ DN bắt tay cán bộ ngân hàng lừa dân Biết chủ doanh nghiệp có sai phạm nhưng một phó phòng giao dịch ngân hàng vẫn bắt tay để hưởng hoa hồng 3% trên tổng số tiền được vay. Bị cáo Thuận tại phiên phúc thẩm. Ngày 10/10, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra...