Siêu lạ: Quán lẩu ở Hà Nội đến ăn phải tự lựa bát, lựa nồi, bày mâm nước lẩu ngồi húp xịn như hoàng gia, hay teen như công chúa đều chiều hết theo ý khách
Một không gian ẩm thực độc đáo vừa được phát hiện ra, khi đi ăn thực khách có thể tự tạo cho mình một góc “ sống ảo” cho riêng mình mà chẳng hề lo đụng hàng.
Có những lúc bỗng thấy “nhạt mồm nhạt miệng” lại nghĩ cách để kiếm cớ hẹn hò với chúng bạn, tụ tập làm bữa lẩu ăn cho thỏa thích thì chẳng còn gì bằng. Ấy thế nhưng cứ mỗi lần như vậy cả hội lại “vắt não”, lục tìm những cửa hàng nào ăn ngon, view đẹp, nhưng rồi chốt lại thì đa phần các cửa hàng giờ đây vẫn “một màu”, chẳng có gì mới mẻ.
Ấy thế mà may thay có một cửa hàng mới, nằm lọt trong phố cổ Hà Nội lại vô cùng đặc biệt nhanh chóng giải quyết vấn đề đó. Cửa hàng nhỏ xinh trên phố Hàng Cót mang tên “ Bếp Vikilady” điểm đến cực kỳ thú vị dành cho những người thích tự tay chuẩn bị, bày biện đồ đạc, tạo ra một bàn tiệc độc đáo, theo phong cách của chính bản thân mình mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ một khuôn mẫu cố định nào.
Không gian quán được thiết kế độc đáo.
Bên trong cửa hàng tuy không quá rộng nhưng lại được bố trí một cách khá thông minh, có những chiếc bàn với không gian riêng tư cho 2 người, nhưng cũng có cả vị trí cho nhóm lớn.
Trong cuộc sống luôn hối hả khiến những người phụ nữ hiện đại giường như “kín lịch” cho công việc, ấy thế nhưng cứ là phụ nữ thì chẳng ai là không thích bày biện, muốn được tự tay chuẩn bị bữa ăn cho những người thân của mình và dù chỉ cần được tự tay chuẩn bị những thứ rất nhỏ như chọn nồi, chọn bát, chọn khăn trải bàn cũng làm họ cảm thấy vui và trong lòng.
Cửa hàng được mở để tôn trọng tính cá nhân hóa và không giới hạn thực khách ở một khuôn mẫu nào cả, chẳng phải là phong cách lịch thiệc của châu Âu hay ấm cúng, gần gũi của những cửa hàng theo phong cách của châu Á, mỗi góc ở đây đều được bày biện khác nhau tạo cho thực khách nhiều cảm xúc.
Video đang HOT
Trong khi chờ nhà bếp chuẩn bị đồ ăn, thực khách sẽ bắt đầu đi sắm đồ.
Những chiếc tạp dề “bánh bèo” được chính nữ chủ nhân của cửa hàng may lấy nên chẳng đâu có chiếc thứ hai như thế.
Phần làm cho ai đến đây cũng cảm thấy háo hức nhất là chuẩn bị những vật dụng cần dùng cho một bữa lẩu, đầu tiên thực khách được chọn khăn trải bàn, nồi lẩu, bát đĩa và cả chiếc tạp dề theo màu và hoa văn mình yêu thích.
Bật mí nhỏ từ phía cửa hàng cho biết những chiếc nồi từ hình thù vô cùng dễ thương như quả bí, con lợn đến những chiếc nồi “đại bự” với hoa văn cầu kỳ là món đồ sưu tầm qua bao ngày tháng của chủ cửa hàng, nhưng không để làm của riêng mà được bày biện ở chỗ dễ thấy nhất, để những khách hàng đến đây có thể cùng chia sẻ niềm đam mê đó.
Những chiếc nồi được xem là “báu vật” của quán.
Nếu những cửa hàng khác có những bộ bát đĩa đồng bộ, thì đến nơi đây, set bát đĩa vô cùng sang chảnh này sẽ là của bạn mà chẳng có ai khác đụng hàng.
Mẩu ghi chú nhìn cũng thấy sự chu đáo của đội ngũ phục vụ đến thế nào.
Cảm nhận đầu tiên ở đây là nước lẩu khá ngon, ngọt vừa phải, hương vị đặc biệt được tạo nên từ hoa quả, trái cây theo mùa. Sốt chấm lẩu thần thánh ai ăn cũng nghiện, sủi cảo phô mai, sủi cảo tôm xanh, sủi cảo bò hấp dẫn từ cái nhìn đầu tiên.
Mức giá cũng được cửa hàng chia thành nhiều set khác nhau từ 360.000-900.000 đồng tương ứng với đó là set lẩu dành cho từ 3 đến 11 người.
Tiệm lẩu được phục vụ theo phong cách nhà hàng, nhưng lại có chiếc biển báo giá siêu lớn giúp thực khách cảm thấy vô cùng gần gũi như những cửa tiệm bình dân.
Khách hàng đến được hướng dẫn sử dụng dịch vụ độc đáo tại cửa hàng.
Cách phục vụ độc đáo thu hút lượng khách chủ yếu là các bạn trẻ, những người yêu thích trải nghiệm mới và phá cách.
Đồ nhúng lẩu được bày biện trên chiếc đĩa đặc biệt, chứ không phải là nhiều bát đĩa bày kín một chiếc bàn.
Váy cưới hoàng gia, người mặc giản dị, người dát vàng, kim cương
Từng công chúa, hoàng hậu ở mỗi quốc gia có sự lựa chọn trang phục khác nhau trong ngày trọng đại nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với văn hóa truyền thống.
Chiếc váy cưới mà Công chúa Anh Beatrice mặc trong hôn lễ ngày 17/7 vừa qua chính là tác phẩm của cố nhà thiết kế thời trang đình đám Norman Hartnell. Bộ váy này có "tuổi đời" lớn hơn cả Công chúa, bởi Nữ hoàng Anh từng mặc nó tới buổi ra mắt bộ phim Lawrence of Arabia (1962) và Lễ khai mạc Quốc hội Anh (1967). Ngoài ra, Nữ hoàng Anh còn cho cháu gái mình mượn chiếc vương miện đính kim cương bà đã đội trong ngày cưới của mình vào năm 1947.
Trong đám cưới bất ngờ của mình với Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn năm 2019, Hoàng hậu Suthida Tidjai mặc một bộ gồm áo và váy dài màu hồng ánh kim. Trước khi trở thành tân Hoàng hậu Thái Lan, bà từng là tiếp viên hàng không của hãng Thai Airways. Sau đó, bà gia nhập quân ngũ và được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo đội cận vệ của nhà vua với cấp bậc Thiếu tướng.
Năm 2018, Công chúa Nhật Bản Ayako sẵn lòng từ bỏ thân phận hoàng gia của mình để kết hôn với thường dân. Trong hôn lễ của mình, cô mặc một chiếc áo choàng kouchiki màu đỏ với chân váy naga-bakama màu nâu.
Trước đó 13 năm, Công chúa Nhật Bản Nori, con gái duy nhất của Thượng hoàng Akihito với Thái hậu Michiko, cũng rời hoàng thất để lấy chồng là thường dân. Bên cạnh bộ kimono truyền thống dùng để cử hành nghi lễ, bà lựa chọn thêm một chiếc váy cưới trắng trơn, dáng chữ A vô cùng đơn giản với một vòng ngọc trai.
Năm 2011, Hoàng hậu Jetsun Pema kết hôn với Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck. Lễ cưới của họ được tổ chức theo nghi lễ Phật giáo với trang phục truyền thống ở Bhutan. Trước đó, Hoàng hậu vốn là thường dân.
Năm 2015, cô dâu Dayangku Raabi'atul 'Adawiyyah Pengiran Haji Bolkiah chính thức trở thành thành viên của hoàng gia Brunei sau khi trao lời thề nguyện với Hoàng tử Abdul Malik. Cô dâu và chú rể đều mặc những bộ trang phục bằng vàng đính kim cương. Bó hoa cưới của Công chúa cũng được làm từ đá quý. Cô đeo vương miện kim cương với 6 viên ngọc hình giọt nước cùng nhiều trang sức đắt giá. Cô dâu cũng gây chú ý khi đi đôi giày nạm pha lê của Christian Louboutin cùng lắc chân vàng kiểu cách.
Năm 2002, Công chúa Lalla Salma kết hôn với Quốc vương Morocco Mohammed VI. Trong lễ cưới của mình, cô mặc trang phục truyền thống màu trắng được điểm xuyết đá quý. Được biết, Công chúa Lalla Salma là người vợ đầu tiên của Quốc vương được công khai thừa nhận và được phong tước hiệu hoàng gia.
Năm 2013, Công chúa Indonesia Hayu lên xe hoa với người bạn thân hơn 10 năm của mình, Hoàng tử Notonegoro. Cô dâu và chú rể lựa chọn trang phục truyền thống của dân tộc để mặc trong đám cưới và đeo nhiều trang sức bằng vàng nạm đá quý.
Những gương mặt nhí sinh ra đã đội vương miện trên đầu: Hoàng tử Anh đông fan từ bé, Hoàng tử Nhật lại không phải con trai của Thiên Hoàng Sinh ra ở vạch đích và mang trong mình trọng trách lớn lao từ khi còn tấm bé, những người kế vị tương lai này hiện đang nhận được sự quan tâm của toàn thế giới. Chúng ta vẫn thường hay bảo nhau chuyện tương lai đâu ai biết trước, nhưng đối với các cô bé cậu bé được gọi với danh xưng...