Siêu hit ‘Let It Go’ của ‘Frozen’ từng là ca khúc của nhân vật phản diện
Elsa từng được cân nhắc là phản diện chính của Frozen, cho đến khi…
Sự thành công của Frozen không thể thiếu sự đóng góp của bản hit từng chiến thắng giải Oscar Let It Go được trình bày bởi Idina Menzel, cũng là nữ diễn viên lồng tiếng cho Elsa. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng ban đầu đây lại là ca khúc được cân nhắc dành cho một nhân vật phản diện. Lùi về quá khứ, tựa phim hoạt hình đình đám ra mắt năm 2013 này lấy cảm hứng kha khá từ những sự kiện trong câu chuyện The Snow Queen của Hans Christian Andersen, vốn lấy chủ đề về gia đình và tình yêu chống chọi lại kẻ ác nhân tàn bạo.
Let It Go vốn dĩ là ca khúc dành cho kẻ phản diện.
Cụ thể, The Snow Queen kể về hai anh em Kai và Gerda sống trong một thế giới tràn ngập một thảm họa mà theo lời bà họ kể, trông như “những chú ong tuyết trắng”. Dĩ nhiên chúng không phải là ong, nhưng chúng được tạo nên từ những mảnh gương vỡ và mang trên mình dịch bệnh oái oăm nhất. Khi bị “ong tuyết” châm, trái tim nạn nhân sẽ đóng băng, thay đổi cách nhìn cuộc sống của họ, biến nó trở nên kì dị và méo mó.
Vào một ngày đông lạnh giá, Kai đã bị một con “ong tuyết” chích, và bị bắt đi bởi Bà chúa Tuyết. Dù cho bị đồn đoán là đã chết, nhưng bi kịch của Kai rồi cũng đến tai Gerda, và cùng với sự giúp sức của tự nhiên và thần thánh, cô bé đã đứng lên đi tìm sự thật và giải thoát cho anh mình.
Câu chuyện Bà chúa Tuyết nổi tiếng truyền cảm hứng cho Frozen.
Từ phần tóm tắt trên, có thể thấy Frozen của bộ đôi đạo diễn Chris Buck và Jennifer Lee cũng có nhiều nét tương đồng. Elsa mang năng lực điều khiển băng tuyết, khá giống với Kai hay Bà chúa Tuyết, còn Anna thì lại là sự kết hợp giữa Gerda và Kai, khi vừa lên đường tìm kiếm chị mình, lại vừa bất đắc dĩ trở thành nạn nhân dưới ma thuật của Elsa. Bên cạnh đó, việc Elsa không thể kiểm soát được siêu năng lực của mình cũng chính là “bài toán nan giải” nhất của Frozen, nhưng cũng đồng thời xây dựng cô từng bước trở thành vị anh hùng của Arendelle.
Elsa và Anna là sự hòa trộn giữa Kai, Gerda và cả Bà chúa Tuyết.
Let It Go từng thay đổi tính cách Elsa
Trước khi phim chính thức ra mắt, Elsa từng được xây dựng như phản diện chính trong Frozen, mãi cho đến khi Buck và Lee nghe qua Let It Go thì ý tưởng này mới bị thay thế, thay đổi Elsa trở thành nhân vật chính diện trung tâm. Lee sau đó cũng viết lại phần mở đầu của ca khúc để phù hợp hơn với phương án hiện tại dành cho Nữ hoàng Băng giá. Dù cho ca khúc về lý thuyết không hề thay đổi gì mấy, song chính thông điệp ẩn đằng sau đã chuyển hướng, kể về việc một con người cuối cùng trút bỏ được hết gánh nặng thay vì trở thành kẻ độc ác.
Sẽ ra sao nếu Elsa là kẻ phản diện thật sự?
Love is an Open Door mới chính là ca khúc phản diện thật sự
Vì Elsa bị “rớt đài” khỏi vị trí phản diện chính của Frozen, nên một nhân vật nào đó phải lấp đầy khoảng trống ấy. Theo như tiến trình phim, khán giả có thể nhận ra kẻ ấy không ai khác chính là Hans – Hoàng tử của Quần đảo phương Nam, cũng là người đã đánh cắp trái tim Anna tội nghiệp và rắp tâm chiếm đóng Arendelle. Nhìn rộng ra, có thể thấy bất cứ nhân vật phản diện nào của Disney cũng có riêng cho mình một ca khúc, như Be Prepared của Scar, Hellfire trong The Hunchback of Notre Dame, hay Poor Unfortunate Souls? của mụ bạch tuột Ursula.
Vì thế, Hans cũng không phải là ngoại lệ khi giai điệu độc ác riêng của y, bất ngờ thay lại là Love is an Open Door, một bản song ca thoạt nghe vô cùng vui tươi và lãng mạn dẫn dắt bởi y và Anna, nhưng ẩn sau đó chính là sự lừa dối, độc địa, kiểm soát và thao túng mãnh liệt, trái ngược hoàn toàn với ý nghĩa của Let It Go.
Love is an Open Door là giai điệu của kẻ ác lừa bịp Hans.
Frozen 2 chính thức công chiếu ngày 22/11/2019.
Trailer Frozen 2
Theo saostar
'Nữ hoàng băng giá' và điều kỳ diệu tại phòng vé Nhật Bản
Tác phẩm hoạt hình "Frozen" (2013) của Disney thu gần 250 triệu USD tại riêng xứ sở mặt trời mọc, và hiện đứng thứ ba trong danh sách các phim ăn khách nhất lịch sử Nhật Bản.
Sau 19 tuần trình chiếu tại Nhật Bản, Frozen thu gần 250 triệu USD. Không phải Trung Quốc, xứ sở mặt trời mọc mới là thị trường nước ngoài đem lại nhiều doanh thu nhất cho chủ nhân giải thưởng Oscar Phim hoạt hình xuất sắc năm 2014.
Bộ phim hoạt hình của Walt Disney cập bến các rạp chiếu Nhật Bản từ 14/3/2014, tức khá muộn so với nhiều thị trường khác. Tại đây, tác phẩm mang tên Anna to Yuki no Jou ( Anna và Nữ hoàng băng giá). Đây là tựa đề một câu chuyện cổ tích của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen, và là nguồn cảm hứng để Disney xây dựng nên kịch bản cho Frozen.
Cho tới đầu tháng 7/2014, Frozen liên tiếp đứng đầu phòng vé Nhật Bản suốt 16 tuần lễ, và tạo ra kỳ tích khiến chính "nhà chuột" cũng phải ngạc nhiên.
Frozen là bộ phim có doanh thu cao thứ 3 mọi thời đại tại Nhật Bản.
Trong khoảng thời gian đó, Frozen thu tổng cộng 248 triệu USD (tương đương gần 25,5 tỷ yen), và trở thành bộ phim có doanh thu cao thứ ba trong lịch sử đất nước mặt trời mọc, chỉ sau bom tấn Titanic và Spirited Away của đạo diễn huyền thoại Hayao Miyazaki.
Sự ủng hộ từ lực lượng khán giả phái đẹp
Trên thực tế, Nhật Bản vốn được biết đến là thị trường ưa chuộng phim hoạt hình nói chung, cũng như thương hiệu Disney nói riêng. Bằng chứng là khu du lịch nghỉ dưỡng Tokyo Disney Resort được xây dựng tại đây đã thu hút hơn 550 triệu lượt khách kể từ khi mở cửa hồi 1983, tức nhiều gấp bốn lần dân số Nhật Bản.
Một yếu tố quan trọng giúp tạo nên thành công cho Frozen tại Nhật Bản là dàn diễn viên lồng tiếng bản địa xuất sắc. Anna và Elsa do lần lượt Sayaka Kanda và Takako Matsu - hai ca sĩ và diễn viên nổi tiếng - góp giọng.
Hai video ca khúc Let It Go bằng tiếng Nhật do Takako Matsu thể hiện thu hút hơn 95 triệu lượt xem trên YouTube. Còn album nhạc phim song ngữ cũng liên tục nằm trong top 10 bảng xếp hạng âm nhạc Nhật Bản từ tháng 3 đến 7/2014.
Frozen nhận sự ủng hộ to lớn từ đối tượng khán giả phái đẹp tại Nhật Bản.
"Ari no mama de" là cụm từ tiếng Nhật của "let it go", có thể hiểu là "cứ để vậy đi". Câu hát nay trở thành khẩu hiệu phổ biến tại Nhật. Tinh thần giải phóng phụ nữ của bộ phim càng trở nên nổi bật tại một đất nước nổi tiếng bảo thủ và phái đẹp phải hứng chịu nhiều sự bất bình đẳng như Nhật Bản.
Tận dụng điều đó, Disney đẩy mạnh chiến dịch quảng bá, hướng vào đối tượng là phụ nữ trẻ ở Nhật Bản. Lực lượng khán giả nòng cốt đã tạo ra một hiện tượng phòng vé bản địa, từ đó giúp Disney thu hút thêm khán giả đến từ các độ tuổi khác.
"Tôi đến xem vì mọi người đều đang bàn tán về tác phẩm. Trên báo, các nhà phê bình cũng rất ca ngợi bộ phim này", khán giả 83 tuổi Tamiko Mizune từng chia sẻ với tờ Hollywood Reporter.
"Chủ đề phim đơn giản nhưng mạnh mẽ. Đồ hoạ đẹp ngỡ ngàng và nhạc phim cũng rất hay. Cụm từ 'Ari no Mama de' thực sự đánh trúng tâm lý người xem. Hầu hết người quen của tôi đều đã đến rạp xem phim", bà Mizune bình luận.
"Hôm đi xem Frozen là lần đầu tiên trong ba năm trở lại đây tôi tới rạp xem phim. Tôi thậm chí còn không nhớ bộ phim gần nhất mình xem ngoài rạp là gì", Yoshiho Muramatsu - nữ sinh 19 tuổi khoa sinh thái học ở Kanagawa, nam Tokyo - chia sẻ. "Tôi xem phim bởi được các bạn rủ rê. Mọi người trên trường đại học đều đi xem hết rồi".
Lôi kéo khán giả đi xem lại nhờ các phiên bản phụ đề và lồng tiếng
Bên cạnh chiến dịch quảng bá thông minh, Disney còn có chiến lược tấn công thị trường rất chuẩn xác khi cho ra mắt thêm phiên bản 3D lồng tiếng Nhật vào dịp Tuần lễ Vàng diễn ra vào tháng 5 ở Nhật Bản. Ban đầu, phim chỉ có bản 3D phụ đề tiếng Anh và 2D lồng tiếng Nhật.
Điều đó giúp tăng số lượng người đến xem lại bộ phim. Trong đó có Keitaro Saito, giám đốc một công ty quảng cáo ở Tokyo. Anh đã dắt theo con trai 4 tuổi đến xem cả hai phiên bản 3D của bộ phim.
"Con trai tôi không đọc được phụ đề tiếng Anh, nên chúng tôi còn đi xem thêm cả bản 3D tiếng Nhật. Chúng tôi vừa mua đĩa phim về cho con. Giờ cậu bé đã hát được nhạc phim cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật", anh Saito chia sẻ.
Chiến lược dành cho Frozen của Disney tại thị trường Nhật Bản tỏ ra rất hiệu quả.
Yosuke, một sinh viên dược ở Tokyo, thì đi xem Frozen bản 2D tiếng Anh hai lần. Người này phát biểu: "Tôi thích Kristen Bell (người lồng tiếng cho nhân vật Anna). Vì đây là bộ phim ca vũ nhạc, nên tôi muốn được xem tại rạp. Có một cô bạn tôi đã xem phim đến lần thứ tư. Giờ cô ấy có thể hát được tất cả bài hát trong phim".
Frozen là bộ phim Hollywood hiếm hoi gặt hái thành tích cao tại Nhật Bản. Kể từ 2007, tỷ lệ doanh thu của Hollywood tại Nhật chưa bao giờ vượt quá 50% tổng tiền bán vé toàn năm ở đất nước này.
Tác phẩm hiện đứng thứ hai trong danh sách những bộ phim do Mỹ sản xuất có doanh thu cao nhất tại Nhật Bản. Và Disney chắc chắn đang chờ đợi tin vui từ xứ sở hoa anh đào trong những tuần tới đây khi Frozen 2 chính thức ra rạp.
Trailer Frozen 2
Theo zing
Review Frozen 2: Hậu truyện quá an toàn của thương hiệu Nữ Hoàng Băng Giá Sơ hưu phân nhac phim xuât săc, "Frozen 2" viêt tiêp câu chuyên phiêu lưu cua hai chi em Elsa va Ana đa va đang lam khô vi tiên cua không biêt bao phu huynh trên thê giơi. Bài viết có tiết lộ nội dung phim, xin độc giả cân nhắc Tiêp nôi thanh công cua siêu phâm hoat hinh Frozen năm 2013,...