Siêu dự án đầy tai tiếng Happyland tại Long An sẽ tái khởi động trong năm 2019
Lãnh đạo UBND tỉnh Long An xác nhận, đến nay dự án “ sao xẹt” vì chủ đầu tư nợ như “chúa chổm” đã hoàn tất toàn bộ các thủ tục pháp lý, hoàn thành nghĩa vụ thuế, bồi thường giải phóng mặt bằng, bắt đầu tái động thổ, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng.
Tại lễ khai mạc hội xuân Văn hóa Du lịch Happyland 2019, lãnh đạo UBND tỉnh Long An cho biết, thời gian qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chính quyền địa phương, hệ thống các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Long An nói chung đã được thiết lập, trong đó có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và Chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch cho giai đoạn từ nay đến 2020 và định hướng đến 2030 để làm cơ sở cho đầu tư phát triển du lịch tỉnh nhà.
Nhiều khu du lịch mới được đầu tư xây dựng và hòa vào mạng lưới các điểm du lịch đã có nhằm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm du lịch của tỉnh, nhất là dự án Khu phức hợp giải trí HappyLand (nằm ở xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Đây là một trong những dự án du lịch trọng điểm quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013.
Hiện nay, Happyland hoàn thành một số hạng mục: Khu văn hóa Việt Nam (40ha), nơi được sử dụng để giới thiệu cho các đối tác và bạn bè quốc tế về một Việt Nam thu nhỏ với lối kiến trúc, văn hóa dân gian, văn nghệ, ẩm thực, làng nghề truyền thống 3 miền đất nước. Đặc biệt là cụm chợ nổi đặc trưng sông nước Vùng Đồng bằng sông Cửu long, khu vui chơi trẻ em, khu nghỉ dưỡng ven sông Vàm Cỏ Đông và trường đua xe mô tô, ô tô (30ha) chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam,…
Trước đó, vào cuối tháng 10/2018, Cục Thi hành án dân sự Long An cho biết, đơn vị này đang thực hiện kê biên tài sản theo Quyết định cưỡng chế ngày 18/5/2017 về kê biên xử lý tài sản tại khu phức hợp giải trí Khang Thông (Happypland, tại xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức), để đảm bảo thi hành án đối với chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Phú An.
Theo đó, tài sản phải kê biên gồm quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích hơn 19ha sát sông Vàm Cỏ Đông, thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức do UBND tỉnh Long An cấp năm 2011, sử dụng với mục đích đất cơ sở văn hóa đang được Công ty Phú An thế chấp từ năm 2015. Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với hơn 55ha đất cạnh đó do UBND tỉnh Long An cấp năm 2011 sử dụng với mục đích công nghiệp, nhưng đã được chuyển sang đất cơ sở văn hóa và đang được thế chấp từ năm 2012.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn có toàn bộ tài sản sẽ hình thành trong tương lai của hơn 86,4ha đất trong Khu công nghiệp Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An do UBND tỉnh Long An cấp năm 2005, được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay vào năm 2007.
Trong bối cảnh đó, bà Thảo phải tìm lối thoát bằng cách nhượng lại một phần dự án cho đối tác khác. Trao đổi với chúng tôi mới đây, bà Phan Thị Phương Thảo cho biết: “Chúng tôi buộc phải bán đi dự án này để các nhà đầu tư khác hoàn tất những gì chưa thực hiện được. Nói dự án đã hơn 7 năm, nhưng tôi đã phải mất hơn 5 năm để chạy lo các thủ tục pháp lý, tìm kiếm đối tác…”.
Theo thông tin từ Khang Thông, mới đây Tập đoàn Vina Oscar Hotel đã ký hợp đồng mua lại 88% cổ phần hạng mục khu giải trí 305 ha trong dự án Happyland với mức giá 668 triệu USD. Số tiền bán cho đối tác lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền phải thi hành án. Các thủ tục pháp lý, nghĩa vụ thuế, bồi thường giải phóng mặt bằng, đóng tiền sử dụng đất 1 lần cho 50 năm, san lấp mặt bằng hơn 318 ha… đã hoàn thành.
Cũng theo bà Thảo, dự án rộng gần 400ha, diện tích bị kê biên chỉ có 74ha. Những phần nào không thuộc diện bị kê biên, công ty sẽ giao cho nhà đầu tư mới thi công các dự án thành phần.
Thủ tục pháp lý để xây dựng dự án mất quá nhiều năm đã làm bà đánh mất khá nhiều cơ hội. Từ khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, bà lao vào chặng đường tìm kiếm đối tác để có thể triển khai nhanh các hạng mục như bản vẽ.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
"Siêu dự án" đường 56 nghìn tỷ sắp xây dựng, hàng triệu người dân vùng đô thị TP.HCM mở rộng sẽ hưởng lợi
Tuyến đường Vành đai 3 kết nối TP.HCM với 3 tỉnh Bình Dương - Long An - Đồng Nai là dự án trọng điểm, chiến lược để phát triển kinh tế xã hội của vùng đô thị mở rộng TP.HCM.
UBND TP.HCM vừa đề xuất Bộ Giao thông - vận tải kiến nghị Chính phủ cho triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn thành phố. UBND TP.HCM sẽ tạm ứng ngân sách hơn 2.900 tỷ đồng để bồi thường giải phóng mặt bằng. Tại Đồng Nai, tuyến đường này đang được UBND huyện Nhơn Trạch triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011, tuyến vành đai 3 có chiều dài 97,7km. Toàn tuyến được chia làm 4 đoạn gồm đoạn từ Bình Chuẩn - Tân Vạn (Bình Dương) dài 16,7km; đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (Đồng Nai) dài 34,3km; đoạn Bình Chuẩn (Bình Dương) - QL22 (TP.HCM) dài 17,5km và đoạn QL22 - Bến Lức (Long An) dài 29,2km.
Như vậy, sau khi tuyến đường này hoàn thành sẽ kết nối liên vùng TP.HCM với Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
Tổng số vốn khoảng 55.800 tỷ đồng, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng khoảng 5.630 tỷ đồng. Hiện mới chỉ có đoạn Bình Chuẩn - Tân Vạn dài 16,7km đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và đã đưa vào khai thác, các đoạn còn lại vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, đề xuất đầu tư.
Theo đó, đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch với chiều dài 34,3km qua địa phận tỉnh Đồng Nai 6,3km và qua TP HCM khoảng 28km. Đoạn này trong giai đoạn 1 được nghiên cứu chia làm hai dự án thành phần gồm dự án thành phần 1A và 1B.
Cụ thể, đoạn 1A từ TL25B (huyện Nhơn Trạch) đến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với chiều dài 8,75km. Đoạn này đã được nghiên cứu đầu tư bằng vốn ODA thông qua quỹ EDCF của Hàn Quốc tài trợ khoảng 190,96 triệu USD cho phần xây lắp và tư vấn. Hiện đang tiến hành thủ tục lựa chọn tư vấn.
Đoạn 1B (từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) đến ngã tư Thủ Đức trên Xa lộ Hà Nội (ngã tư Trạm 2 cũ) với chiều dài 8,96km, được nghiên cứu đầu tư theo hình thức BOT. Hiện đang tiến hành thủ tục sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư.
Đặc biệt, trên đoạn tuyến này sẽ có cây cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai nối quận 9 với huyện Nhơn Trạch. Theo nghiên cứu, cầu này được đúc hẫng như cầu Long Thành trên cao tốc TP.HCM - Long Thành, nhưng nằm cách về phía hạ lưu khoảng 3km.
Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long - đơn vị được Bộ Giao thông - vận tải giao quản lý dự án) kiến nghị đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Theo đơn vị nghiên cứu, khi hình thành tuyến đường Vành đai 3 sẽ kết nối tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, quốc lộ 1 và tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đang xây dựng tạo thành mạng lưới giao thông kết nối TP.HCM với các tỉnh liền kề và 7 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam...
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, tuyến vành đai 3 rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của TP.HCM nói riêng và các tỉnh lân cận nói chung. Bởi đây là tuyến huyết mạch mang tính kết nối vùng, giúp hạn chế phương tiện đi qua thành phố để lưu thông theo hướng Đông Tây, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Căn hộ Sài Gòn 10.000 USD/m2: Hồng Kông, Singapore cũng ngả mũ Rót hàng nghìn tỷ đồng nhưng cho tới nay, hình hài căn hộ siêu sang, dát vàng chưa thấy đâu còn chủ đầu tư thì ôm cục nợ, nếu tiếp tục dự án thì gặp khó khăn mà bỏ cũng không xong. Nhiều dự án siêu sang chết yểu Số phận lận đận Cuối năm 2009, thị trường bất động sản Hà Nội...