Siêu bão tấn công, Fiji ra lệnh toàn dân tìm nơi trú ẩn
Hôm 17/12, đảo quốc Fiji đã ra lệnh cho toàn bộ người dân nước này tìm nơi trú ẩn khi cơn bão được coi là tồi tệ nhất lịch sử đổ bộ.
Theo Reuters , siêu bão Yasa, một cơn bão cấp 5 với sức gió dự kiến lên tới 250 km/h, giật 350 km/giờ và mang theo lượng mưa xối xả đã đổ bộ vào địa bàn tỉnh Bua ở phía bắc đảo Vanua Levu vào lúc 6h giờ địa phương hôm 17/12.
Thủ tướng Frank Bainimarama tuyên bố: “Ảnh hưởng của trận bão này ít nhiều là đến toàn bộ đất nước”. Ông kêu gọi gần 1 triệu dân của đảo quốc hãy tìm nơi trú ẩn an toàn trước lúc 16h – thời điểm bắt đầu lệnh giới nghiêm kéo dài 14 giờ.
Yasa được dự báo dễ dàng vượt qua sức gió của cuồng phong Winston hồi năm 2016, vốn là cơn bão mạnh nhất từng xuất hiện ở Nam Bán cầu. Nó từng khiến 40 người Fiji thiệt mạng và hàng nghìn người mất nhà cửa.
Hơn 95% dân số Fiji sinh sống trên đường đi của bão Yassa, theo Thủ tướng Bainimarama. Ông cho biết dự báo khí tượng cho thấy lũ quét và “ngập lụt nghiêm trọng ở ven biển” sẽ diễn ra, bao gồm những cơn sóng cao tới 10 m.
Video đang HOT
Fiji bị ngập cục bộ sau khi bão Yasa đổ bộ. Ảnh: Reuters.
Những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy các con đường bị chặn bởi lở đất, nước lũ và cây đổ. Tất cả đường sá ở Rakiraki, một huyện trên đảo chính với 30.000 cư dân, đều bị ngập nặng, theo truyền thông địa phương.
Lệnh giới nghiêm được đưa ra như một phần của tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì thiên tai, sẽ kéo dài 30 ngày tới.
“Điện đã bị cắt, chúng tôi không biết tình trạng ở những nơi khác, gió khá mạnh nhưng chúng tôi không sao”, một nhân viên khách sạn ở Bua chia sẻ.
“Khi trời sáng, chúng tôi sẽ biết về mức độ thiệt hại”, nhân viên này nói qua điện thoại.
Fiji đã ngừng hoạt động các phương tiện giao thông công cộng, và đang thực hiện các biện pháp bảo vệ với hơn 50 du thuyền nước ngoài đang neo đậu ở phía nam của chuỗi đảo.
“Các con thuyền đã được dời tới khu vực rừng ngập mặn, nơi có khả năng chống chịu tốt trước gió”, bà Cynthia Rash, giám đốc điều hành cảng Denarau Marina, chia sẻ.
Tĩnh lặng với Bãi Nhất
Khi đến xã Bình Thuận (Bình Sơn), mọi người vẫn thường ghé thăm rừng ngập mặn bàu Cá Cái - khu rừng với tầng tầng lớp lớp cây cóc trắng hơn 50ha mà ít ai biết rằng.
Nơi đây còn có một bãi biển đẹp mang tên Bãi Nhất. Đây là bãi biển ít người biết, thường chỉ có người dân bản địa lui tới nên còn khá hoang sơ, tĩnh lặng.
Bãi Nhất là một vũng nhỏ ẩn mình bên cạnh mỏm núi Nam Châm nhoài ra phía biển của xóm 4, thôn Thuận Phước. Đường về xóm 4 quanh quanh quẹo quẹo men theo bờ sông Đầm, nên du khách muốn đến Bãi Nhất, phải chịu khó chạy xe máy chứ đi xe ô tô thì chẳng thể đến tận nơi. Sau một hồi chạy xe vòng vèo, đến cuối con đường xóm nhỏ hẹp, mọi người chỉ cần đi bộ thêm mươi mét, qua khỏi lũy tre làng, là thấy bãi Nhất cùng mỏm núi Nam Châm toàn đá là đá hiện ra... vừa xanh rì, mát mắt, vừa hùng vĩ, ấn tượng.
Vùng nước biển ngay dưới chân núi Nam Châm tại Bãi Nhất. Ảnh: ĐÔNG YÊN
Bãi Nhất sở hữu bãi cát trải dài mịn màng, bên cạnh là rừng dương liễu chắn sóng được người làng trồng dọc theo bờ biển vươn xanh ngút ngàn, phơi mình dưới nắng gió. Song, nếu chỉ có bấy nhiêu thôi thì Bãi Nhất sẽ chẳng để lại ấn tượng gì nhiều trong lòng du khách. Điều làm nên nét độc đáo cho Bãi Nhất chính là mỏm núi Nam Châm nhoài ra phía biển với tầng tầng lớp lớp những phiến đá đen tuyền nằm ngay dưới chân núi, tạo nên nét chấm phá đặc sắc cho khung cảnh Bãi Nhất. Tương truyền, ngày xưa, tàu thuyền khi đi lại trên biển, ngang qua địa phận tỉnh Quảng Ngãi, đều lấy đỉnh núi Nam Châm - cao hơn mực nước biển 126m này làm mốc để xác định phương hướng.
Nhờ có núi Nam Châm, mà cảnh sắc tại Bãi Nhất được chia ra làm hai trạng thái rõ rệt. Sóng biển xô vào bờ, gặp phải "thạch trận" dưới chân núi Nam Châm liền tung bọt trắng xóa khiến vùng biển dưới chân núi lúc nào cũng dữ dội, ồn ào. Vùng nước biển cách chân núi một đoạn thì khác hẳn - luôn dịu êm với từng đợt sóng nhẹ nhàng "vỗ về" bãi cát dài hình cong lưỡi liềm. Xa xa, là những cây dương liễu lặng lẽ đổ bóng dưới nền cát bỏng rát, là những hàng lưỡi long, lưỡi hùm mọc thành từng hàng dọc theo mé biển.
Là bãi biển hoang sơ, nên Bãi Nhất chưa có nhà hàng, quán ăn nào. Có chăng, chỉ là một vài quán ven sông mọc lên ở đầu xóm 4 - cách bãi biển tầm 1km. Vậy nên, khi tìm về Bãi Nhất, du khách nên chuẩn bị trước đồ ăn, thức uống để mang theo, hoặc có thể thưởng ngoạn thỏa thích rồi quay trở ra các quán ngay đầu xóm để ăn uống.
Thoạt nghe thì có vẻ bất tiện, nhưng nhiều du khách lại yêu mến Bãi Nhất bởi chính nét hoang sơ này. Người ta tìm về Bãi Nhất để tìm sự bình yên, tĩnh lặng. Người ta tìm về Bãi Nhất cùng vài người bạn thân, cùng gia đình; thích thú mang theo một ít than, dăm ký cá, ốc... rồi cứ thế bày biện lên bãi biển, cùng xúm xít lại nấu ăn, sum vầy. Còn gì thú vị hơn, được đi khám phá một bãi biển đẹp, ít người biết; vừa thưởng thức dăm con cá nướng thơm lừng, rồi cùng lặng nghe tiếng sóng biển ầm ào xô vào bờ...
Thả rùa biển sáng sớm ở Côn Đảo Đến Hòn Bảy Cạnh vào sáng sớm bạn sẽ được chứng kiến rùa con thoải những bước chân đầu tiên trên cát và vươn ra biển khơi. Bình minh trên Côn Đảo vào một ngày cuối tháng 10, nhìn từ đảo lớn Côn Sơn hướng ra Hòn Bảy Cạnh. Du khách đến Côn Đảo hầu hết sẽ lưu trú và tham quan ở...