Siết tín dụng bất động sản: Doanh nghiệp tìm nguồn vốn mới bằng cách nào?
Phần lớn các doanh nghiệp bất động sản đang phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Do đó, khi nguồn vốn bị siết lại, các doanh nghiệp không thể đầu tư.
Ảnh: Tinnhanhchungkhoan.vn
Siết tín dụng: Doanh nghiệp khát vốn, dự án “đứng hình”
Trong giai đoạn từ 2014 – 2018, thị trường BĐS phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên từ cuối năm 2018 tốc độ tăng trưởng tín dụng vào BĐS bắt đầu giảm, nguồn vốn trung và dài hạn bị cắt giảm từ 60% xuống 40%. Lộ trình này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS đã giảm dần trong thời gian qua, dẫn đến sự “chững” lại của thị trường bất động sản trong 9 tháng đầu năm.
Cụ thể, trong quý III vừa qua, tại Hà Nội và TP.HCM đều sụt giảm cả về nguồn cung và lượng giao dịch. Đáng chú ý, tại TP.HCM hầu như không có dự án nhà giá rẻ, nhà xã hội được tung ra thị trường, giá bán căn hộ cũng tăng nhanh; trên toàn quốc, phân khúc nghỉ dưỡng trầm lắng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quốc Hiệp, chủ tịch Hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam lý giải, mới đây Ngân hàng Nhà nước có chủ trương hạn chế vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40%, và hạn chế cho vay bất động sản. Điều kiện để vay bất động sản, các ngân hàng cũng siết chặt. Ví dụ như, tiền giải phóng mặt bằng, tiền nộp riền sử dụng đất cũng là sử dụng cho dự án, nhưng ngân hàng không giải quyết. Vì vậy các doanh nghiệp không thể có vốn để đầu tư. “Phần lớn các doanh nghiệp bất động sản đang phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Do đó, khi nguồn vốn bị siết lại, các doanh nghiệp không thể đầu tư”, ông Hiệp nhấn mạnh.
Từ năm 2018 đến nay, khi dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản bị siết chặt, thị trường luôn rơi vào tình trạng khát vốn. Trong thời gian qua, một số dự án như: dự án CT Plaza Nguyên Hồng (số 18 Nguyên Hồng, phường 1, quận Gò Vấp) do Công ty Cổ phần Nguyên Hồng làm chủ đầu tư; dự án CT Home Bình Thạnh (số 471 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh) do Công ty Cổ phần Xây dựng và Trang trí Nội thất Cát Tường làm chủ đầu tư… đã bị trễ hẹn bàn giao do thiếu vốn.
Nhiều dự án bất động sản trễ hẹn do chủ đầu tư thiếu vốn. Ảnh minh họa
Doanh nghiệp bất động sản tìm nguồn vốn mới bằng cách nào?
Trước thực trạng trên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, thị trường bất động sản TPHCM đang vào giai đoạn vô cùng khó khăn do giao dịch ảm đạm, thủ tục pháp lý ách tắc, ngân hàng siết nguồn tín dụng. Hàng loạt dự án bất động sản rơi vào bế tắc, có dấu hiệu “chết lâm sàng”. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tìm phương án mới cho câu chuyện huy động vốn.
Ông Nguyễn Đức Quân, phụ trách trái phiếu CT CP đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương cho rằng, vốn cùng với pháp lý là hai câu chuyện quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh hiện nay. Việc tìm kiếm các nguồn vốn lành mạnh trong dài hạn với lãi suất tốt luôn là ưu tiên hàng đầu để phát triển các dự án bất động sản.
Theo ông Quân, hiện tại nguồn vốn để phát triển dự án của các công ty đến từ 4 nguồn: chủ sở hữu, ngân hàng, nhà đầu tư và khách hàng. Trong bối cảnh các nguồn vốn từ ngân hàng đang có xu hướng thắt chặt, các doanh nghiệp đang hướng đến 3 nguồn vốn còn lại.
“Việc tiếp cận thị trường trái phiếu giúp giảm sự phụ thuộc của tập đoàn vào các lĩnh vực tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, sau khi phát hành, chúng tôi có thể sử dụng nguồn vốn để thực hiện các dự án hoặc M&A…”, ông Quân nói thêm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc nghiên cứu thị trường (Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam) cho biết, huy động vốn từ cổ phiếu và phát hành trái phiếu đang là xu thế hiện nay của các doanh nghiệp bất động sản. Đây được xem là hình thức linh hoạt, nhanh nhạy và chủ động của chủ đầu tư, là hình thức tích cực để giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Đồng thời, làm giảm bớt áp lực nguồn tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho biết, trên thực tế, câu chuyện huy động thêm vốn từ các nguồn vốn mới trong năm 2019 không phải một sớm một chiều có thể làm được.
Theo Nhipcaudautu.vn
1,5 triệu tỷ đồng tín dụng vào bất động sản
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tín dụng đổ vào bất động sản cả nước trong 8 tháng đầu năm 2019 là 1,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 14,6% so với cuối năm 2018, chiếm 19% tổng dư nợ nền kinh tế.
Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế trong 8 tháng chỉ tăng 8,5%, thấp hơn mức tăng dư nợ tín dụng vào bất động sản. NHNN sẽ tiếp tục kiểm soát chặt tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán...
Riêng tại TPHCM, báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng khá, với 2,236 triệu tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2018. Trong đó, tín dụng đổ vào bất động sản có xu thế giảm dần, chỉ có 269.000 tỷ đồng, tăng 3,41% so với cuối năm 2018, chiếm 12,3% tổng dư nợ tín dụng.
Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng để xây nhà, sửa nhà, mua nhà tại TPHCM khoảng 128.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Trong đó, có thể một phần không nhỏ chuyển sang đầu tư bất động sản, tiềm ẩn rủi ro về tín dụng.
MINH HUY
Theo sggp.org.vn
Siết chặt tín dụng bất động sản, ai là người hưởng lợi? Động thái siết chặt tín dụng của ngân hàng nhà nước được nhận định sẽ giúp thị trường bất động sản tái cơ cấu, phát triển lành mạnh và bền vững hơn... Bên cạnh những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của thị trường, động thái siết chặt tín dụng của ngân hàng nhà nước được nhận định sẽ giúp thị trường...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Tôi giảm 15kg để đóng xác chết trôi sông trong 'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên
Hậu trường phim
15:53:31 12/04/2025
"Tiểu tiên cá" Ánh Viên diện đầm nữ tính, khoe nhan sắc vạn người mê, ngày càng đẹp dù chẳng cần "dao kéo"
Sao thể thao
15:53:09 12/04/2025
Nói không ngoa: Tôi nấu ăn nhanh gấp 3 lần người bình thường nhờ thuộc lòng 6 mẹo hay
Sáng tạo
15:52:24 12/04/2025
Đức ủng hộ giải pháp thành lập nhà nước Palestine thông qua đàm phán
Thế giới
15:51:26 12/04/2025
Mỹ nữ đáng thương nhất showbiz: Bị bạn trai ca sĩ cự tuyệt kết hôn, còn mặt dày đòi phí chia tay?
Sao châu á
15:49:50 12/04/2025
Quần đảo ở Việt Nam được báo quốc tế ca ngợi như 'vườn địa đàng'
Du lịch
15:22:07 12/04/2025
Xót xa chia sẻ của cô bé 11 tuổi mất mẹ vì ung thư, sống nương tựa vào bà ngoại già yếu đi nhặt ve chai: Chỉ cần có 10 ngàn là bà cháu sống được 1 ngày...
Netizen
15:16:24 12/04/2025
4 bí quyết dưỡng tóc khỏe và bóng mượt
Làm đẹp
14:58:24 12/04/2025
Khán giả nóng mắt khi ca sĩ Britney Spears lại tung video khoả thân
Sao âu mỹ
14:21:36 12/04/2025
Đoạn video 18+ gây sốc của Lisa ở Coachella khiến dân tình nóng mắt
Nhạc quốc tế
14:11:10 12/04/2025