Siết tín dụng bất động sản: Bài 2 – Thận trọng dòng vốn vào bất động sản
Sau những thông tin về việc kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, dòng vốn chảy vào lĩnh vực này đang thu hẹp so với trước.
Nhiều ý kiến lo ngại thị trường sẽ gặp khó khi tín dụng bị “siết” đột ngột.
Kể từ tháng 3/2022, một số ngân hàng đã ra thông báo tạm dừng cho vay lĩnh vực bất động sản.
Theo đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) yêu cầu không cấp tín dụng với lĩnh vực bất động sản, ngoại trừ cho vay cán bộ, công nhân viên và người mua, xây, sửa bất động sản để ở. Ngân hàng này cũng không thực hiện huy động – cho vay cầm cố sổ cùng lúc. Thông báo được áp dụng đến hết tháng 6 năm nay.
Liên quan đến thông báo này, ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Sacombank cho biết ngân hàng có thể có điều chỉnh chính sách cho vay bất động sản trong từng thời điểm, chứ không tạm ngưng trong thời gian lâu dài.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cũng ra thông báo tạm dừng giải ngân khoản vay mua bất động sản (gồm chưa hoặc đã có giấy chứng nhận) kể từ cuối tháng 3/2022.
Theo lý giải của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank, việc hạn chế cho vay bất động sản của ngân hàng là nhằm tuân thủ quy định chung của Ngân hàng Nhà nước. Tuy vậy, Techcombank vẫn tham gia tài trợ các khách hàng và dự án tốt.
Đây được coi là những động thái bước đầu của lộ trình kiểm soát tín dụng vào bất động sản, kiểm soát lượng cung tiền trên thị trường một cách thận trọng hơn.
Dựa trên báo cáo tài chính đã công bố, dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản tính đến hết năm 2021 tại các ngân hàng đều không vượt quá 30% tổng dư nợ cho vay khách hàng. Thậm chí, nhiều nhà băng còn kiểm soát tỷ trọng này ở mức dưới 10%.
Trong đó, Techcombank hiện là ngân hàng có tỷ lệ dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản lớn nhất toàn ngành với khoảng 27,6% tổng dư nợ, tức hơn 95.900 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2021. Như vậy, nếu xét theo giá trị tuyệt đối, dư nợ cho vay bất động sản tại Techcombank đã tăng 4.500 tỷ đồng so với cuối năm 2020 nhưng xét về tỷ trọng lại giảm hơn 5,3 điểm %.
Theo lãnh đạo Techcombank, bất động sản là lĩnh vực ngân hàng này có lợi thế và có thể kiểm soát được rủi ro.
“Tại Techcombank trong 5 năm qua chưa gặp vấn đề nào đối với các khoản vay bất động sản, tỷ lệ nợ xấu với danh mục tín dụng này gần như bằng 0. Do đó, ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì những định hướng với cho vay bất động sản. Và trong dài hạn, Techcombank kỳ vọng có những cơ hội đầu tư tốt cho người dân Việt Nam”, ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc Techcombank cho hay.
Chủ tịch ngân hàng này, ông Hồ Hùng Anh cũng khẳng định Techcombank những năm qua tập trung cho vay người có nhu cầu mua nhà, các dự án tốt, hạn chế tối đa việc cho vay khu đất là đầu cơ không mang lại giá trị.
Kế sau Techcombank về tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) với tỷ lệ lần lượt 25% và 21,6% trên tổng dư nợ của mỗi ngân hàng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều đáng nói là cũng giống như Techcombank, hai ngân hàng này dù ghi nhận số dư tuyệt đối cho vay bất động sản tăng trong năm qua nhưng đều giảm về tỷ trọng cho vay lĩnh vực này trên tổng dư nợ so với năm trước đó.
Xu hướng trên cũng được ghi nhận tại một vài ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)…
Ở chiều ngược lại, một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)… lại có tăng trưởng dương cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản trong năm qua. Dù vậy, đây đều là các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động dưới 10%.
Phục vụ nhu cầu thật
Trước nhiều lo lắng về nguy cơ nghẽn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản khi nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ tín dụng được triển khai, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV khẳng định Ngân hàng Nhà nước hiện chưa có văn bản chính thức nào yêu cầu các tổ chức tín dụng không cho vay trên 8% đối với bất động sản.
“Việc một số ngân hàng gần đây tạm dừng giải ngân cho lĩnh vực này chỉ là tình trạng cục bộ do đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng trong quý I/2022 nên đương nhiên lĩnh vực bất động sản phải “phanh” lại. Hoặc một số dự án, chủ đầu tư còn tồn tại vấn đề về pháp lý nên cũng phải tạm dừng”, vị chuyên gia lý giải.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng từ 700.000 đến 1 triệu tỷ đồng vốn trung dài hạn (ngoài phần vốn tín dụng ngân hàng). Do đó, cần có cách tiếp cận, phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính song song với kiểm soát rủi ro, nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn. Đồng thời, cần sớm giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trong các vụ việc vừa qua.
Cùng quan điểm thận trọng, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SBLaw cho rằng nếu thắt chặt dòng vốn vào bất động sản bằng các biện pháp “sốc” có thể gây ách tắc hàng loạt dự án bất động sản, kéo theo nhiều ngành khác bị ảnh hưởng như vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị… Mặt khác, người dân có nhu cầu mua nhà cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng do khi siết tín dụng, dự án sẽ ít đi dẫn đến cung giảm trong khi cầu vẫn tăng khiến giá tăng. Vì vậy, ông Hà nhấn mạnh việc siết tín dụng bất động sản cần xem xét một cách thận trọng.
Trên thực tế, cho vay bất động sản vẫn là khoản cho vay lãi nhất của các ngân hàng. Đối với sáu lĩnh vực ưu tiên, các ngân hàng cho vay với lãi suất không quá 6%/năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay bất động sản từ 11-12%/năm, chưa tính đến các khoản khác. Tuy nhiên, sau vụ việc Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt tạm giam, nhiều ngân hàng đã cẩn trọng hơn khi cho vay các chủ đầu tư dự án bất động sản.
ADVERTISING
X
Dù vậy, lãnh đạo các ngân hàng nhận định việc kiểm soát chặt tín dụng bất động sản không có nghĩa là dòng tiền không vào lĩnh vực này nữa mà chỉ hạn chế vào những phân khúc đầu cơ, rủi ro của những dự án lớn.
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cho biết Ngân hàng Nhà nước luôn có chỉ tiêu để quản lý việc cho vay bất động sản tại các ngân hàng thương mại. Riêng ABBank luôn giữ mức rủi ro ổn định, quan tâm đến các chủ đầu tư có năng lực tài chính, uy tín và cam kết chặt chẽ với ngân hàng.
Theo ông Quân, việc kiểm soát tín dụng bất động sản nhằm thanh lọc doanh nghiệp trong lĩnh vực này, loại bớt những chủ đầu tư kém uy tín, giúp thị trường nhà đất phát triển tốt hơn.
“Trong thời gian tới, ABBank vẫn tiếp tục hỗ trợ vốn để đưa các dự án bất động sản đi vào cuộc sống, tập trung chủ yếu vào mảng bất động sản mua để ở”, ông Quân khẳng định.
Còn theo Tổng Giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng, tỷ lệ cho vay bất động sản tại ngân hàng này kiểm soát dưới 8% tổng dư nợ và vẫn đang giải ngân bình thường với khách hàng có đủ điều kiện vay khi hạn mức tín dụng vẫn còn.
Số liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản đã giảm dần từ trên 26% năm 2018 còn khoảng 12% năm 2020, thấp hơn tăng trưởng chung của nền kinh tế. Ngay cả trong năm 2021 khi lãi suất huy động giảm mạnh, thị trường vàng biến động, chứng khoán tăng cao và do tác động của đại dịch COVID-19…, người dân đổ tiền vào đầu cơ lướt sóng nhà, đất song dư nợ tín dụng bất động sản tính đến cuối năm 2021 chỉ đạt 2 triệu tỷ đồng, duy trì mức tăng 12% so với năm trước.
Tính đến hết quý I/2022, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 5,04%; trong đó dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 784.000 tỷ đồng và đang nằm ở ngưỡng an toàn.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, thời gian qua, tín dụng vào bất động sản đã được kiểm soát rất chặt chẽ, tới đây có thể sẽ kiểm soát chặt hơn nữa. Tuy nhiên, vốn vẫn ưu tiên phục vụ nhu cầu chính đáng cho người dân mua nhà, đất để ở thật, hạn chế đáp ứng cho mục đích đầu cơ.
"Siết" tín dụng bất động sản: Cẩn trọng tác dụng ngược
Việc siết tín dụng này sẽ càng làm cho thiếu nguồn cung tăng lên và gây ra sốt giá nhiều hơn.
Vì các chủ đầu tư khó tiếp cận vốn để phát triển nguồn cung nhà.
Siết tín dụng bất động sản
Ngay sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lần lượt một số ngân hàng cùng thông báo dừng cho vay bất động sản. Đơn cử, ngân hàng Sacombank đã yêu cầu các chi nhánh, phòng giao dịch không cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, ngoại trừ cho vay cán bộ nhân viên và người thân mua, xây, sửa bất động sản để ở. Thời gian áp dụng sẽ đến hết tháng 6.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, dư nợ cho vay bất động sản của ngân hàng chiếm khoảng 22% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay người dân, tiêu dùng xây, sửa nhà chiếm khoảng 65%, còn lại cho vay doanh nghiệp bất động sản, tương đương khoảng 30.000 tỷ đồng, tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ gần 400.000 tỷ đồng của Sacombank.
"Dù tỷ trọng cho vay doanh nghiệp bất động sản rất nhỏ nhưng chúng tôi cũng đang tạm ngừng cung cấp tín dụng vào lĩnh vực này đến hết tháng 6", bà Diễm chia sẻ.
Hay Techcombank cũng thông báo tạm dừng giải ngân các khoản vay mua bất động sản đã có giấy chứng nhận và vay thứ cấp mua bất động sản (gồm chưa hoặc đã có giấy chứng nhận) kể từ ngày 25/3.
Tại OCB, Tổng giám đốc Nguyễn Đình Tùng cho hay, tín dụng bất động sản được chia thành 2 nhóm: Bất động sản kinh doanh và bất động sản tiêu dùng/mua nhà ở. Tính đến cuối năm 2021, tổng dư nợ bất động sản của OCB là 32%, trong đó 72% cho vay để mua nhà, 9% cho vay liên quan đến các dự án bất động sản.
Theo ông Tùng, các dự án bất động sản mà OCB cho vay phần lớn là các dự án của đối tác, ngân hàng muốn tạo nguồn hàng để tiếp tục cho vay bán lẻ. Tức là, năm nay có thể cho vay bất động sản kinh doanh, nhưng sang năm sẽ trở thành tín dụng bất động sản tiêu dùng.
"Năm 2022, OCB định hướng giảm tín dụng bất động sản và đưa tỷ trọng về dưới 8%, tín dụng bất động sản kinh doanh cũng sẽ giảm cho vay đối với các khách hàng tập trung lớn, mà đa dạng hóa khách hàng hơn", ông Tùng thông tin.
Cũng theo ông Tùng, trên thị trường sản phẩm cho vay mua nhà dành cho phân khúc thu nhập trung bình rất ít. Bởi lẽ, phân khúc này không đem lại doanh thu, lợi nhuận trong ngắn hạn. Tuy nhiên, OCB vẫn đang ủng hộ sản phẩm cho người thu nhập trung bình vay mua nhà.
Còn tại VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc nhà băng này cho hay, lĩnh vực bất động sản vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu cho vay và tiếp tục được duy trì, đẩy mạnh thời gian tới.
"Hiện cho vay kinh doanh bất động sản chiếm chưa tới 10% tổng dư nợ, cho vay cá nhân mua nhà chiếm 40% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của VPBank. Sắp tới, ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay phục vụ nhu cầu ở thực, tiếp tục kiểm soát tín dụng bất động sản nghỉ dưỡng và đầu cơ", ông Vinh thông tin.
Trên thực tế, NHNN có định hướng kiểm soát chặt tín dụng bất động sản, nhưng vẫn khuyến khích tín dụng cho cá nhân vay mua nhà, nhất là đối với những người có thu nhập trung bình, vốn không được các ngân hàng chú ý.
Báo cáo của NHNN cho thấy, tính đến ngày 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt gần 784.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm ngoái và tăng gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn hệ thống. Bên cạnh đó, tín dụng cho vay mua nhà, sửa nhà cũng tiếp tục tăng mạnh, đưa tổng dư nợ cho vay bất động sản đạt trên 2 triệu tỷ đồng, chiếm sư khoảng 20% tổng dư nợ cho vay của toàn nền kinh tế.
Cẩn trọng tác dụng ngược
Theo các chuyên gia kinh tế, việc Chính phủ và NHNN thời gian qua đẩy mạnh "siết" tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, ngoài mục đích để ngăn chặn bong bóng đổ vỡ, còn có mục tiêu kéo giảm giá nhà, hạn chế sốt đất. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp lại lo ngại việc này có thể sẽ có những tác dụng ngược.
Tại chương trình Cafe Doanh nhân Huba lần thứ 62 do Hiệp hội doanh nghiệp TP. HCM tổ chức với chủ đề: "Xu hướng thị trường bất động sản 2022", ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc siết tín dụng này sẽ càng làm cho thiếu nguồn cung tăng lên và gây ra sốt giá nhiều hơn. Vì các chủ đầu tư khó tiếp cận vốn để phát triển nguồn cung nhà.
Để tháo gỡ tình trạng này, theo ông Võ, rất cần Chính phủ, các tỉnh, thành rà soát lại toàn bộ các dự án hiện có. Dự án nào cần siết tín dụng, nhất là dự án hình thành trong tương lai thì cần phải siết. Dự án nào đã hình thành trên thực tiễn và nhà đầu tư có năng lực tốt thì mạnh dạn giải ngân.
"Chính phủ, UBND các tỉnh cần rà soát dự án, xem dự án nào đang triển khai. Nếu dự án nào chưa triển khai, nếu là sản phẩm hình thành trong tương lai thì có thể xem xét tạm dừng cấp tín dụng vì sợ nợ xấu. Còn với dự án nhà ở có thể tạo cung nhà thật 100% trong ngắn hạn tầm 6 tháng trở lại và vẫn tiếp tục cấp tín dụng phù hợp nhằm tạo ra nguồn cung nhà ở cho thị trường", ông Võ khuyến nghị.
Theo ông Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch HUBA, thị trường bất động sản hiện nay do chính những doanh nghiệp bất động sản đang dẫn dắt. Trong khi đó, theo quy tắc thị trường thì phải là do người mua dẫn dắt. Do người dân không có sản phẩm nên phải mua tất cả những gì thị trường tung ra. Và đó là lý do tại sao giá bán ngày càng cao.
Ông Nghĩa cho biết thêm, gần như ba năm nay, nguồn cung trên thị trường rất hạn chế và giảm liên tục theo thời gian. Trong khi đó, các doanh nghiệp muốn giảm giá nhà cũng khó bởi giá đất hai năm nay tại nhiều khu vực đã tăng gấp đôi so với trước đây. Ngoài ra, việc tính tiền sử dụng đất rất khó, có những dự án 10 năm nay không đóng tiền sử dụng đất được. Do đó, doanh nghiệp không có dữ liệu đầu vào để đưa ra giá bán hợp lý.
"Đúng là doanh nghiệp lời nhiều nhưng xét trên bình diện chung thì không lời. Bởi có thể phải mất 5 năm doanh nghiệp mới hoàn thành một dự án để bán, tiền lãi đó bù hết vào chi phí nuôi bộ máy, chi phí tài chính. Điều này khiến mức giá trên thị trường bị đẩy lên cao và người dân không mua được", ông Nghĩa nhấn mạnh.
Vị này dự báo, trong năm nay, nguồn cung sẽ tiếp tục khan hiếm và giá khó giảm. Bởi một dự án dù bây giờ có được phê duyệt đi nữa thì ít nhất phải hai năm tới mới có sản phẩm ra thị trường. Tức là phải đến cuối năm 2023, các vấn đề giải quyết nguồn cung mới được tháo gỡ.
"Tuy nhiên, một thực tế khác có thể xảy ra là việc NHNN siết tín dụng sẽ dẫn đến việc người vay tiền mua bất động sản nhiều phải bán ra, kéo theo một lượng cung lớn được đưa ra thị trường thứ cấp, giúp bình ổn giá trở lại. Do tín dụng bị siết nên tình trạng đầu cơ sẽ giảm, nhu cầu thực vẫn có nên mua để ở rất tốt", ông Nghĩa nhận định.
Mỗi giai đoạn sốt giá bất động sản tăng gấp 10 lần Chuyên gia cho biết, nước ngoài không có chu kỳ lặp lại sốt giá, nhưng tại Việt Nam, năm 1990 - 1992 đất tăng gấp 10 lần, năm 2000 - 2002 tăng gấp 10 lần, cứ thế tăng lên và giờ đã tăng rất nhiều lần. Siết tín dụng, nguồn cung càng giảm Tại hội thảo: "Khơi thông dòng vốn cho thị trường...