Siết sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn: Không nên giãn để bảo toàn an toàn về thanh khoản
Hiệp hội bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép các NH tiếp tục được sử dụng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tối đa 45% trong năm 2019. Kiến nghị trên nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6/2018, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây.
Bất động sản vẫn sống dựa vào vốn ngân hàng
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng việc siết vốn nói trên là chưa cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ổn định của thị trường bất động sản. Lý lẽ ông Châu đưa ra là, không chỉ DN bất động sản cần nguồn vốn vay trung, dài hạn từ NH để hoạt động kinh doanh, mà ngay cả vốn huy động trước từ khách hàng cũng có phần không nhỏ từ vốn vay NH. Tuy nhiên, do nguồn vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nên các NH chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản.
Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, tùy theo quy mô diện tích dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 15% hoặc 20% vốn đầu tư, còn lại 80-85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng NH và vốn huy động từ khách hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan, vì cho đến nay, bên cạnh vài quỹ đầu tư tài chính nước ngoài, cả nước mới chỉ có 1 quỹ đầu tư bất động sản với số vốn điều lệ rất nhỏ chỉ có 50 tỷ đồng, nên chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản.
Cũng cần nói thêm, trước đây, lẽ ra quy định tỷ lệ đối đa 40% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đã được áp dụng từ năm 2018 nhưng việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn quá nhanh sẽ gây khó khăn, áp lực cho các NH nên NHNN đã giãn lộ trình thực hiện sang đầu năm 2019 để NH có thời gian chuẩn bị.
Video đang HOT
Không thể không cẩn trọng
Giám đốc một NHTM CP ở TPHCM nêu quan điểm: Tín dụng các NH thời gian qua có thể “núp bóng” cho vay tiêu dùng để chảy vào thị trường bất động sản. Và đó là lý do NHNN có lộ trình siết lại tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong gian đoạn tới. Ngành NH không nên giãn và hoãn lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn để hạn chế rủi ro về thanh khoản, cũng như hạn chế việc các NH đẩy mạnh vốn vào bất động sản, làm gia tăng rủi ro hoạt động ngân hàng,
TS Trương Huy Mai nhận định, việc hạn chế “room” tăng trưởng tín dụng của ngành NH trong năm nay phần nào cho thấy NHNN muốn hướng dòng vốn vào các lĩnh vực an toàn và loại dần tín dụng ra khỏi lĩnh vực bất động sản. Hiện thị trường bất động sản vẫn tăng trưởng, chưa xuất hiện dấu hiệu bong bóng. Tuy nhiên, xét theo phân khúc, nếu như phân khúc trung bình – có nhu cầu rất lớn – đang thiếu cung thì ở phân khúc cấp cao lại có dấu hiệu dư cung, song giá vẫn không giảm.
Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6/2018, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, mức tăng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, con số này cũng thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Chính vì vậy nhiều chuyên gia đặt câu hỏi, con số dư nợ cho vay bất động sản tại các NH hiện nay liệu đã phản ánh đúng với thực tế số vốn họ đã cho vay vào lĩnh vực này? Bài học nợ xấu mà ngành NH đang ra sức xử lý hiện nay chính là đã cho doanh nghiệp bất động sản vay quá nhiều. Vì vậy, với Chỉ thị 04/CT-NHNN vừa được ban hành sẽ là “thước đo” cho các DN trong sử dụng vốn vay, nhất là bất động sản.
GIA MIÊU
Theo laodong.vn
TP.HCM: Kiến nghị giữ nguyên hạn mức tín dụng bất động sản tối đa 45%
Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ CHí Minh (HoREA) đã gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước kiến nghị tiếp tục cho phép các tổ chức tín dụng được sử dụng tỷ lệ tối đa 45% của nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn trong năm 2019.
Theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS, tùy theo quy mô diện tích dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu 15% hoặc 20% vốn đầu tư, còn lại 80 - 85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng.
Theo thông tư 19/2017 của Ngân hàng Nhà nước quy định kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn (năm 2018 là 45%). Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh BĐS là 200%, đã có những tác động rất lớn đến các DN BĐS, nhà đầu tư và người tiêu dùng.
Hiện các DN hoạt động kinh doanh BĐS cần nguồn vốn trung dài hạn, phụ thuộc lớn nguồn vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động trước từ khách hàng (khách hàng phần lớn vay ngân hàng). Do vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động nên ngân hàng chưa đáp ứng được vốn cho TTBĐS.
Theo thống kê phần tín dụng tiêu dùng có liên quan BĐS chiếm tỷ trọng tín dụng lên đến khoảng 14,43%. Riêng TP. Hồ Chí Minh, dư nợ BĐS là 10,8% cao hơn mức bình quân của cả nước. Nếu tính cả tín dụng cho vay tiêu dùng có liên quan bất động sản thì cho vay BĐS trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng dư nợ.
Theo HoREA, trong 8 tháng đầu năm 2018, dư nợ BĐS cả nước chiếm tỷ trọng khoảng 7% tổng dư nợ tín dụng, chưa bao gồm một phần tín dụng tiêu dùng có liên quan BĐS.
Điều này mặc dù có tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống tín dụng và cả doanh nghiệp bất động sản tuy nhiên việc tìm kiếm nguồn vốn thay thế từ các quỹ đầu tư bất động sản và thị trường chứng khoán vẫn chưa khả quan. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán vẫn chưa trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của TTBĐS do mới chỉ có rất ít DN BĐS niêm yết.
Bên cạnh đó, TTBĐS cũng bị sụt giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm cả về nguồn cung dự án, sản phẩm và giao dịch trên tất cả các phân khúc thị trường. Theo đó, tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm đạt khoảng 9%, chỉ bằng hơn một nửa so với chỉ tiêu 17% cả năm. Tăng trưởng tín dụng BĐS rất thấp, chỉ đạt 4,55% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây.
HoREA đã đưa ra 8 khuyến nghị đến các DN BĐS như: DN phải đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị DN... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới hiện nay; DN đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, giữ chữ tín, đảm bảo chất lượng công trình, tiến độ thi công, bàn giao nhà... để có thể huy động được nguồn vốn ứng trước của khách hàng theo đúng quy định của pháp luật kinh doanh BĐS.
Bên cạnh đó, DN cần tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường nội lực của doanh nghiệp; và coi trọng việc hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập để hình thành các tập đoàn BĐS trong nước hùng mạnh; các DN xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần để có điều kiện gọi vốn ngoài xã hội và định hướng trở thành công ty đại chúng để đủ điều kiện niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, hội đủ điều kiện phát hành trái phiếu DN, trái phiếu dự án, phát hành cổ phiếu và cao nhất là niêm yết trên sàn chứng khoán ở nước ngoài...
Từ những phân tích, nhận định trên đây, Hiệp hội nhận thấy chưa cần thiết áp dụng quy định kể từ ngày 01/01/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn. Hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh BĐS là 200%, đã có những tác động rất lớn đến các DN BĐS, nhà đầu tư và người tiêu dùng.
PHA LÊ
Theo baodansinh.vn
Rủi ro khi vốn vay tiêu dùng cho bất động sản Nhiều ngân hàng đang tìm cách cho vay đối với bất động sản dưới vỏ bọc là cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, chiêu "lách luật" này lại tiềm ẩn những rủi ro cho chính ngân hàng. Bản báo cáo tài chính của một ngân hàng niêm yết trên sàn CK. Có thể thấy, từ thời điểm cuối năm 2017 tới tháng 6...