“Siết” một loạt luật để chống làm oan, sai người dân
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết án hình sự, hạn chế thời hạn tạm giam cá nhân, đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội, không làm oan công dân, đảm bảo quyền, chế độ của người bị giam giữ chờ thi hành án tử hình… là những nội dung thống nhất trong hệ thống luật tố tụng hình sự.
Vụ án oan mới nhất được làm rõ với “người tù thế kỷ” Huỳnh Văn Nén.
1/7/2016, thả ngay người bị tạm giam quá hạn của luật mới
Tại cuộc họp báo công bố Bộ Luật Tố tụng hình sự chiều 18/12, Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hải Phong đã cho biết một số điểm nhấn đáng chú ý.
Theo đó, bộ luật đã sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp. Như công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác; các cơ quan tố tụng thực hiện theo nguyên tắc suy đoán vô tội; không ai bị kết án hai lần vì một tội danh, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; bảo đảm sự kiểm tra, giám sát trong hệ thống từng cơ quan tố tụng và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Bộ luật cũng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan tố tụng, tạo điều kiện để các cơ quan thực hiện tốt trách nhiệm luật địnhtrình tự, thủ tục trong từng giai đoạn tố tụng nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập của thực tiễn. Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đồng thời hướng đến phân định thẩm quyền hành chính với thẩm quyền tư pháp, tăng quyền, tăng trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán.
Các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân cũng được quy định chặt chẽ. Mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án phải được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự; cụ thể hóa các căn cứ được coi là cản trở điều tra, truy tố, xét xử nhằm tránh lạm dụng…
Các quy định của bộ luật cũng hướng đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ án hình sự, chống sự tùy nghi, lạm dụng.
Để đảm bảo tính minh bạch, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động tố tụng tư pháp, bộ luật quy định bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can tại nơi giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Luật cũng bắt buộc kiểm sát viên phải hỏi cung khi bị can kêu oan hoặc khi phát hiện hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Theo Nghị quyết thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, kể từ ngày Bộ luật có hiệu lực thi hành (1/7/2016), đối với những vụ án do cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, viện kiểm sát, tòa án đang thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền mà chưa kết thúc, các cơ quan này tiếp tục giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cho đến khi kết thúc vụ án, còn các vấn đề khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật năm 2015.
Những bị can, bị cáo đang bị tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 nhưng đến ngày 1/7/2016 không được tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hoặc thời hạn tạm giam vượt quá thời hạn theo quy định của Bộ luật năm 2015 thì viện kiểm sát, tòa án quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đang áp dụng hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.
Không làm oan người vô tội
Video đang HOT
Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh trình bày về 2 luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cũng trong chiều 18/12, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, đều có hiệu lực thi hành từ 1/7/2016 được công bố.
Theo Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục pháp chế và cải cách hành chính – Bộ Công an, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam được xây dựng, ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, bất cập, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý giam giữ phục vụ có hiệu quả cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Luật cũng đồng thời bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính trong tình hình mới.
Với 11 Chương, 73 Điều, Luật quy định cụ thể về hệ thống tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; chế độ quản lý giam giữ; chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam; người bị kết án tử hình đang bị tạm giam. Luật cũng quy định việc kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam; khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam…
Với Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Trung tướng Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh, luật đã ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động điều tra hình sự.
Các quy định của luật cũng bảo đảm trong hoạt động điều tra hình sự, sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch và được kiểm soát chặt chẽ; điều tra nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
P.Thảo
Theo Dantri
'Cảnh sát' bí mật điều tra vụ án Huỳnh Văn Nén thế nào?
Tôi ám ảnh nghi ngờ Huỳnh Văn Nén không phải là hung thủ giết bà Lê Thị Bông, bởi ánh mắt người cha già của Nén luôn tin con mình vô tội...", ông Nguyễn Thận tâm sự
Điều tra như cảnh sát hình sự
"Sau khi nhận được lá đơn tố giác của Nguyễn Phúc Thành từ tay bà Lụa (mẹ Thành), đêm hôm đó (2/9/2000) tôi không tài nào ngủ được. Cả đêm hôm sau nữa cũng trằn trọc về không yên về số phận của không chỉ một con người là Huỳnh Văn Nén mà còn 9 người nữa là anh em bên vợ nhà Nén cũng đang vướng vòng lao lý trong vụ án vườn điều. Bởi nếu Nén bị bắt oan, thì rất có thể lời khai của Nén về hung thủ án vườn điều cũng là do Nén nghĩ ra", ông Thận cho biết.
Nghi ngờ này của ông Thận càng có cơ sở, bởi trước đó, ông Thận cũng là người trực tiếp xuống hiện trường vụ án vườn điều và thấy nhiều dấu hiệu bất thường tại hiện trường vụ án.
27 ngày sau khi nhận được đơn của Thành, ông Thận mới ký tờ trình số 29/CV/UB-TM gửi đến các cơ quan thực thi pháp luật, đính kèm hình ảnh của Thành và hai người bị Thành tố cáo, báo cáo việc có lá đơn tố giác tội phạm, hung thủ giết bà Lê Thị Bông không phải là Huỳnh Văn Nén mà là một người khác.
Hỏi ông Thận tại sao sau nhiều ngày mới làm tờ trình này, ông bảo vì phải xác minh tính chính xác của sự việc, mình là cán bộ, không có mâu thuẫn gì với những người bị tố cáo, cũng không họ hàng thân thích với Huỳnh Văn Nén nên việc xác minh phải cực kỳ thận trọng.
Ông Huỳnh Văn Nén (ở giữa) trở về trong vui mừng của người thân.
"Chưa yên tâm việc các đơn thư có đến được các cơ quan chức năng hay không, nên đầu tháng 10/2000, tôi trực tiếp đến gặp TAND Tối cao, VKSND Tối cao trình bày sự việc, đồng thời đưa các tài liệu liên quan. Thế nhưng, mười mấy năm trôi qua những lá đơn và hồ sơ của tôi vẫn rơi vào im lặng.
Các cơ quan có thẩm quyền chưa một lần tìm đến tôi để hỏi hay xác minh về những vấn đề liên quan. Gặp lại những cán bộ tâm huyết của tôi năm xưa họ vẫn còn khẳng định vụ án còn nhiều điều chưa được làm sáng tỏ. Vụ án được xét xử rất vội vàng, nhiều hành động dù không bộc lộ ra nhưng nhằm làm cho Nén không có cơ hội kháng cáo", ông Thận nói.
Ông Thận cũng đã từng không tin Nén có tội, càng không tin những kiến nghị của mình bị quên lãng theo thời gian. Cảm nhận được tình thương con của bố Nén, ông Thận lại tiếp tục làm đơn gửi các cơ quan có liên quan để được xem xét lại vụ án năm xưa.
Ngày 18/11/2013, ông Thận có đơn kiến nghị thì hai ngày sau (20/11/2013), Nguyễn Phúc Thành lại có bản tường trình về việc Nén không phải là hung thủ, nội dung giống như đơn tố cáo khẩn cấp mà anh Thành viết khi còn thụ án trong trại giam Sông Cái.
Ông Thận trăn trở rằng, những ngày Nén mới bị bắt giam, ông đã ít nhất một lần nghe tiếng khóc của Nén phát ra từ hội trường UBND xã trong quá trình điều tra. Tiếng khóc thét của Nén ám ảnh ông trong một thời gian dài. Nhiều người hỏi ông rằng, tại sao ông là một cán bộ Nhà nước, không họ hàng thân thích với Nén, lại phải ngược xuôi Nam - Bắc trên chặng đường kêu oan cho Nén?
Ông Thận trả lời rằng, đó là vì số phận của một con người có thể đang nằm trong tay ông. Là một người thầy và là một đầy tớ của dân, ông không để, dù chỉ một người bị oan sai. Nếu ông không dám nói lên sự thật, không dám đối mặt với những khó khăn thì không còn là ông nữa.
Hàng trăm lá đơn gửi đi mang theo những hi vọng, nay đã được hồi đáp bằng việc ông Nén được minh oan.
"Đã có lúc tưởng như tôi gục ngã"
Ông Thận trình bày rằng: "Tôi luôn tâm niệm nếu oan sai thì phải được minh oan. Trên con đường đi tìm công lý cho Nén, tôi gặp rất nhiều khó khăn khi nhiều người nhìn tôi với ánh mắt không mấy thiện cảm. Rồi thì tiền bạc, thời gian, sức khỏe...đã có lúc có thể đánh gục tôi. Những tập hồ sơ gửi đi, mang theo bao hi vọng nhưng không được chú ý đã khiến tôi có lúc nản chí.
Nhưng anh mắt của ông Truyện (cha ông Nén) cùng lời van xin của ông hãy cứu lấy Nén đã thôi thúc tôi. Để rồi, tôi cùng ông Truyện đã cùng rong ruổi trên nhiều cung đường, bỏ ra hàng chục năm chỉ với một hi vọng, sự thật được đưa ra ánh sáng".
Ông Thận nhớ lại rằng, vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) vào đầu tháng 11/2013 được dư luận cả nước quan tâm. Khi đó, ông xem lại hồ sơ thì thấy vụ án của Nén cũng tương tự như vụ ông Chấn. Cũng trong thời gian ấy, bệnh tim của ông tái phát. Biết cơ hội minh oan cho Nén đã đến, ông quyết tâm thực hiện "canh bạc" cuối cùng.
Như trời xui đất khiến, khi tôi đang gấp rút chuẩn bị hồ sơ thì ngày 14/11/2013, ông Truyện từ Cà Mau lên thăm tôi và nhờ tôi cùng đi với ông ra Hà Nội lần cuối cùng nhưng tôi chưa thể đồng ý ngay vì bệnh tật, lại phải báo tổ chức để không vi phạm quy chế làm việc.
Hôm sau, ông Truyện lại lên thăm và nói trong nước mắt: "Nếu chú không đi thì không bao giờ có thể cứu thằng Nén". Ông cầm lòng không được và nhận lời cùng ông Truyện ra Hà Nội gửi đơn kêu oan cho Nén.
Ông Nén được minh oan nhờ người thầy vĩ đại Nguyễn Thận.
"Chuyến đi ấy tôi tưởng mình đã bỏ mạng giữa đường, khi tim tôi bắt đầu trở chứng. Trên đường trở về sau khi gửi đơn kêu oan, tôi trở bệnh không thở được, huyết áp tụt nên tôi đã phải theo chân một nhà báo đi cùng vào nhà người quen để nghỉ ngơi và uống thuốc.
Thấy tôi kông khỏe, người này nói tôi nên nhập viện nhưng tôi không chịu vì không có... tiền, lại phải về gấp lo việc nhà. Đó là những ngày gian khổ, nhưng lại mở đầu cho một việc các cơ quan tố tụng các cấp xem xét lại vụ án", ông Thận vui mừng.
Nỗi oan khuất đã thấu trời trong vụ án vườn điều, còn vụ án của Nén, công lý vẫn đang bị che mờ. Ánh sáng công lý dần khép lại theo tuổi của người cha Nén. Ánh mắt khắc khoải của người cha già của Nén đã ám ảnh ông Thận. Cảm phục trước tấm lòng luôn hướng về con của ông Truyện, ông Thận đã quyết tâm theo đuổi vụ án đến cùng.
Hỏi ông Thận vì sao ông đã bỏ công sức đi kêu oan cho một người không thân thích, ông trả lời rằng: "Ánh mắt của cha Nén luôn cầu khẩn và tin rằng Nén không có tội. Ông ấy nói rằng linh cảm của một người cha cho ông ấy biết Nén đang bị oan, nếu không minh oan được cho Nén thì cha Nén sẽ chết không nhắm mắt.
Tôi cũng là một người cha, tôi cảm thông với ông Truyện, muốn đi với ông trong suốt cuộc hành trình. Cũng may, ông ấy có đủ sức khỏe để ngược xuôi, gửi hàng chục lá đơn đến các cơ quan chức năng kêu oan cho Nén".
Trong một lá đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng, ông Thận viết rằng: "Đơn này tôi không kiện ai cả, tôi cũng không đổ lỗi cho ai hết, nhưng với trách nhiệm của một Đảng viên, một công dân, tôi phải thực hiện trách nhiệm của mình từ trái tim mình là đưa ra những tình tiết, bằng chứng để cơ quan chức năng điều tra xem thủ phạm đích thực là ai, bởi nếu có thủ phạm khác thì Huỳnh Văn Nén oan ức quá".
Cũng vì nỗi đau đáu về một vụ án oan chấn động, hơn chục năm kêu oan, hễ gặp được ai, tìm được người nào có thẩm quyền để ông gửi đơn kiến nghị ông đều làm. Ông cũng không nhớ mình đã đến bao nhiêu cơ quan, viết, photo biết bao nhiêu đơn từ, ngược xuôi biết bao nhiêu lần để kêu oan cho Nén.
Hỏi ông có bị phiền phức gì không trong quá trình kêu oan, ông bảo đã có lúc người dân thị trấn có cái nhìn không tốt về tôi. Nhưng tôi chẳng sợ điều đó, bởi một khi sự thật được phơi bày, ắt mọi người sẽ hiểu vì sao tôi làm như vậy.
Giờ sức khỏe của tôi không còn được như trước, nhưng nỗi vui mừng vì những việc mình làm đã có kết quả, Nén được minh oan đã làm tôi khỏe ra rất nhiều. Người bị Thành tố cáo đã bị bắt, tôi tin cậu ta và cả gia đình cậy ấy nữa cũng không thù hằn tôi, bởi tội ác phải trả giá là đúng pháp luật, và đúng cả luật nhân quả nữa.
Theo Ngươi đưa tin
Bên là cha dượng, bên là bạn thân... tình nghĩa giang hồ khó nói "Ông Nén là dượng, còn người bị tố cáo là bạn thân, nên tôi suy nghĩ nhiều lắm. Tình nghĩa anh em giang hồ rất khó nói", người tố cáo hung thủ thật sự vụ Huỳnh Văn Nén nói. Nghi can Nguyễn Thọ khai gì? Theo như lời kể của anh Thành sau những ngày vụ án ông Nén dần được sáng tỏ...