Siết cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Theo các chuyên gia ngân hàng, việc NHNN siết chặt cho vay cầm cố sổ tiết kiệm là điều cần thiết để đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, cũng như bảo toàn tiền gửi của người dân.
NHNN vừa văn bản gửi các TCTD cảnh báo việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay.
Cánh báo cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN vừa văn bản gửi các TCTD cảnh báo việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không có phương án sử dụng vốn vay.
Để ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN yêu cầu các TCTD không được thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, lãi suất huy động bằng ngoại tệ, và sử dụng phương án không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay.
Các TCTD cũng được yêu cầu kiểm soát chặt chẽ khoản vay, đặc biệt là kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay đối với các khoản vay đảm bảo bằng cầm cố sổ tiết kiệm, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các TCTD phải tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định nội bộ liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay, đặc biệt là các khoản cho vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm…
Video đang HOT
Trên thực tế, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm không phải là một nghiệp vụ mới, hiện đang được triển khai tại hầu hết các ngân hàng. Đơn cử như Vietcombank hiện đang triển khai sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ (trong đó bao gồm cả sổ tiết kiệm) có giá nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đột xuất trước khi tiền gửi tiết kiệm của khách hàng đến hạn…
Bản thân khách hàng cũng rất chuộng hình thức cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm. Bởi trong thực tế có không ít trường hợp người gửi tiền có nhu cầu vốn đột xuất, trong khi các khoản tiền gửi chưa đến kỳ đáo hạn. Nếu rút trước hạn, họ chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn theo đúng quy định hiện hành, trong khi số tiền mà họ cần nhiều khi khá nhỏ so với số tiền gửi tiết kiệm. Trong khi với sản phẩm vay cầm cố sổ tiết kiệm, họ chỉ phải trả phần lãi suất chênh lệch giữa cho vay và tiết kiệm cho số tiền vay.
Vì đâu nên nỗi?
Vậy tại sao NHNN lại yêu cầu siết chặt kiểm soát đối với hoạt động cho vay cầm cố sổ tiết kiệm này? Phải chăng động thái này của NHNN nhằm ngăn chặn hành vi trục lợi chênh lệch lãi suất như báo chí đã từng phản ánh? Quả vậy trong thời gian gần đây, nhiều ngân hàng nước ngoài tư vấn cho khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm ngoại tệ để vay tiền đồng với lãi suất ưu đãi, sau đó mang gửi lại ở các ngân hàng thương mại trong nước có lãi suất tiền gửi cao để hưởng chênh lệch.
Chị Vân Anh ở Hà Nội cho biết, vừa qua chị gửi tiết kiệm 100.000 USD tại ngân hàng A với lãi suất 0%/năm. Sau đó, chị cầm cố sổ tiết kiệm này để vay khoảng 1 tỷ đồng, lãi suất 5,7%/năm kỳ hạn 6 tháng. Số tiền 1 tỷ đồng này lại được đem gửi tiết kiệm tại ngân hàng B với lãi suất 8,5%/năm cùng kỳ hạn 6 tháng. Như vậy, chỉ sau 6 tháng, chị đã được hưởng chênh lệch tiền lãi khoảng 15 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngân hàng, đó cũng có thể là một nguyên nhân. Sở dĩ như vậy, theo ông, rủi ro khi tham gia sản phẩm này là rất lớn. “Chỉ cần chính sách huy động vốn của các ngân hàng thay đổi, hoặc tính toán kỳ hạn vay – gửi không đúng là có thể gánh chịu rủi ro”, vị chuyên gia này cho biết. Đó là đối với cá nhân khách hàng, còn với hệ thống, hoạt động này cũng tạo ra nguồn cung vốn ảo, cầu tín dụng ảo và khiến rủi ro hệ thống gia tăng.
Thế nhưng theo vị chuyên gia này, nguyên nhân này là không lớn, bởi mọi chuyện không hề đơn giản như những lời đường mật của các nhân viên ngân hàng. Bởi vì, các ngân hàng nước ngoài chỉ cho vay với lãi suất thấp trong thời hạn rất ngắn, thường là từ 1 đến 3 tháng. Trong khi đa số các ngân hàng trong nước cũng chỉ trả lãi suất khoảng 6-7%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. Có nghĩa, khách hàng phải gửi và vay với số tiền khá lớn và phải “mặc cả” được với ngân hàng mới có thể thu được mức chênh lệch lãi suất đáng kể như trường hợp của chị Vân Anh nói trên.
Trong khi nguyên nhân lớn hơn có thể do thời gian qua đã xảy ra một số vụ lợi dụng việc cầm cố sổ tiết kiệm của khách hàng để rút tiền, làm sổ tiết kiệm giả… gây thiệt hại cho ngân hàng hàng ngàn tỷ đồng. “ Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, càng siết chặt kỷ luật, kỷ cương trên thị trường sẽ càng giảm thiểu được rủi ro, đảm bảo an toàn cho hoạt động của các TCTD”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.
Hà Anh
Theo enternews
Phát hiện một số tổ chức tín dụng cho vay thế chấp bằng sổ tiết kiệm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đã phát hiện có hiện tượng một số ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức tín dụng - TCTD) cho khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn
NHNN vừa có Công văn số 7031/NHNN-TTGSNH ngày 06/09/2019 gửi các ngân hàng thương mại và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhằm chấn chính lại tình trạng cho vay hiện nay.
Theo nội dung công văn, NHNN phát hiện có hiện tượng một số ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (gọi chung là tổ chức tín dụng - TCTD) cho khách hàng vay vốn có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, vi phạm quy định của NHNN về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay.
Ngân hàng cho vay vốn thế chấp bằng sổ tiết kiệm nhưng không có phương án sử dụng vốn là cạnh tranh không lành mạnh. Ảnh TTXVN.
Để ổn định thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN yêu cầu các TCTD:
Không thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về cho vay, về lãi suất huy động bằng ngoại tệ, về sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay; kiểm soát chặt chẽ khoản vay, đặc biệt là kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân vốn vay đối với khoản vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm.
NHNN cho biết sẽ xử lý nghiêm các TCTD cố tình vi phạm các quy định trên, đồng thời yêu cầu các TCTD tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật và quy định nội bộ liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay, đặc biệt là các khoản vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm. Các TCTD cần chủ động xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm.
NHNN cũng yêu cầu các TCTD rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ, bao gồm cả quy định cho vay có bảo đảm bằng cầm cố sổ tiết kiệm, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Cuối cùng, NHNN yêu cầu các TCTD kịp thời báo cáo NHNN (cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố những trường hợp vi phạm.
Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN của NHNN quy định về Điều kiện vay vốn.
Ngân Giang
Theo infonet
Ngân hàng siết chặt việc cho vay cầm cố sổ tiết kiệm Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và giải ngân đối với cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (không bao gồm quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài...