Siết cho vay bất động sản, người nghèo lo khó mua nhà
Các ngân hàng mạnh tay “siết” cho vay bất động sản khiến nhiều người có nhu cầu ở thực lo ngại vì không thể tiếp cận vốn để để mua nhà.
Mua nhà gặp khó
Hiện nay, đa số người có nhu cầu ở thực, thu thập vừa và thấp đang sử dụng đòn bẩy tài chính từ các khoản vay ngân hàng. Đang có nhu cầu mua nhà sau khi kết hôn, vợ chồng anh Nguyễn Minh Tuấn (Hà Đông, Hà Nội) tham khảo một số dự án chung cư ở ven đô. Sau khi tìm hiểu, anh Tuấn cho hay, bất động sản tăng quá cao khiến những vợ chồng trẻ có nhu cầu mua nhà gặp khó khăn. Với nguồn tài chính hạn hẹp, họ buộc phải vay thêm ngân hàng. Hiện, vợ chồng anh Tuấn có hơn 1,5 tỷ đồng, buộc phải phải vay thêm một khoảng 800 triệu đồng của ngân hàng.
Anh Tuấn cho hay, thu nhập của vợ chồng anh là hơn 20 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng, anh chị trả lãi và gốc cho ngân hàng theo dư nợ giảm dần. Tuy nhiên, trước thông tin các ngân hàng đang siết chặt cho vay, anh Tuấn lo lắng: “Nếu không có sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng thì vợ chồng mình khó có thể xoay sở thêm”.
Bà Nguyễn Thị Thảo (một khách hàng ở Hà Nội) cũng đang lên kế hoạch mua căn hộ tại Thanh Xuân (Hà Nội). Với khả năng tài chính có hạn, gia đình bà Thảo phải vay thêm ngân hàng 600 triệu đồng. “Nếu trước đây, ngân hàng cho vay khoảng 70% giá trị tài sản thì nay rút xuống còn khoảng 50%. Một căn hộ có giá trị trường khoảng 1 tỷ đồng thì ngân hàng chỉ cho vay 500 triệu đồng, thay vì khoảng 700 triệu đồng như trước đây”, bà Thảo cho hay.
Một số ngân hàng siết cho vay bất động sản
Theo bà Thảo, việc siết cho vay bất động sản là một trong những động thái làm giảm cầu về nhà, đất có tác dụng tốt để hạ nhiệt sức nóng của thị trường hiện nay. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế để những người thực sự có nhu cầu về nhà ở vẫn có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng.
Đại diện một ngân hàng cho hay, mỗi ngân hàng có một chiến lược cho vay riêng. Tỷ lệ tăng trưởng cho vay bất động sản đối với khách hàng cá nhân đã nhiều rồi nên ngân hàng không muốn cho vay lĩnh vực này nữa, mà tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của NHNN là kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Theo dõi thị trường bất động sản Việt Nam 15 năm qua, Giám đốc Savills Hà Nội Matthew Powell chia sẻ: “Tôi từng chứng kiến một số chu kỳ có lượng đầu cơ rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực BĐS nhà ở tại Hà Nội hay TP.HCM. Có những thời điểm nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy kinh tế thông qua các khoản vay ngắn và dài hạn để thực hiện một lượng lớn các giao dịch ngắn hạn và đầu tư lướt sóng. Thị trường do đó trở nên rất sôi động, nhưng đồng nghĩa với việc người vay có thể mất khả năng trả nợ”.
Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, việc siết cho vay bất động sản ngay lập tức sẽ tác động rất lớn đến cả khách hàng lẫn chủ đầu tư. Bởi nếu các công ty kinh doanh bất động sản không được vay từ ngân hàng sẽ rất khó có nguồn lực để tạo lập quỹ đất và rất nhiều chi phí khác như xây dựng, bảo lãnh dự án… Như vậy, các chủ đầu tư chắc chắn sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn, dẫn đến nguồn cung nhà đất tung ra thị trường bị hạn chế.
“Còn với khách hàng cá nhân, nếu họ không được ngân hàng cho vay mua nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đầu ra của chủ đầu tư, dẫn đến cơ hội mua nhà để ở của người dân càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, tôi được biết việc siết tín dụng vào nhà đất là chính sách của một số ngân hàng chứ không phải đại trà” – ông Phúc nói.
Video đang HOT
Ông Đinh Minh Tuấn, đại diện một đơn vị nghiên cứu, cho rằng, siết chặt tín dụng chứ không phải hạn chế toàn bộ, tối đa. Tuy nhiên, việc siết tín dụng cũng ảnh hưởng, đầu tiên làm hạ nhiệt thị trường bất động sản, ưu tiên vốn vào sản xuất kinh doanh.
“Giả sử, nếu đưa room (hạn mức) tín dụng ngân hàng khoảng 20%, trong đó 8% cho bất động sản và 12% dành cho sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, khi thấy thị trường bất động sản tăng trưởng rất nhanh, rất mạnh thì không phải 12% đi vào sản xuất kinh doanh nữa mà gần như 20% đi vào thị trường bất động sản.
Khi tiền ở trong thị trường bất động sản là tiền không vận động, việc tạo ra giá trị cho thị trường thấp xuống, giá tiếp tục tăng lên nhưng hồi phục về sản xuất kinh doanh không có.
Vì thế, câu chuyện của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ là hạ nhiệt thị trường, điều chỉnh nguồn vốn đi vào thị trường bất động sản và sản xuất kinh doanh. Đối với những người lần đầu đi vay hoặc lần đầu đầu tư bất động sản sẽ có lợi thế, giá được kiểm soát”, ông Tuấn phân tích.
Cũng theo ông Tuấn, năm 2008-2010, room tín dụng cho vay bất động sản rất lớn, lên đến 25%, dẫn đến khi thị trường có động thái siết chặt tín dụng thị trường đã có làn sóng bán tháo bất động sản.
Do đó, năm 2022 chúng ta đã có những động thái siết một phần liên quan đến dòng vốn vào thị trường bất động sản. Vì thế, với những người mua, những người tham gia thị trường bất động sản mà không cần vay vốn sẽ có lợi thế. Đồng thời, sẽ làm cho thị trường có mức độ ổn định bền vững hơn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), cho biết, trong thực tế, cho vay bất động sản vẫn là khoản cho vay lãi nhất của các ngân hàng. Cho vay 6 lĩnh vực ưu tiên với lãi suất không quá 6%/năm trong khi bất động sản lên đến 11-12%/năm, chưa tính đến các khoản khác. Do đó, các ngân hàng không dễ gì bỏ qua mảng cho vay đem lại lợi nhuận cao nhất.
Với các dự án bất động sản phát triển bởi chủ đầu tư uy tín, quỹ đất sạch, pháp lý đầy đủ,… việc các ngân hàng liên kết để cho khách hàng vay vẫn diễn ra bình thường. Đây cũng loại hình bất động sản mà người mua an tâm bởi có sự liên kết giữa chủ đầu tư dự án với hệ thống ngân hàng để cho vay.
Dòng tín dụng ngân hàng chảy vào các 'sân sau' bất động sản thế nào?
Gần đây, một số chuyên gia kinh tế bày tỏ lo ngại dòng tín dụng ngân hàng đang chảy nhiều vào các "sân sau" bất động sản, có thể gây rủi ro cho hệ thống tài chính và cả nền kinh tế.
Dòng vốn huy động đáng ra phải được đẩy vào phục vụ cả nền kinh tế thì một số ngân hàng lại dùng dòng tiền đó vào trong các lĩnh vực hoạt động riêng của họ; trong đó, có những doanh nghiệp bất động sản liên quan đến chủ tịch ngân hàng, thành viên hội đồng quản trị... Vậy dòng tín dụng ngân hàng có thể chảy vào các "sân sau" qua các hình thức nào?
Dòng tín dụng ngân hàng đang chảy vào các sân sau bất động sản. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Nhiều cách xóa vết dòng tiền
Một lãnh đạo ngân hàng có công ty "sân sau" hoạt động trong lĩnh vực bất động sản - xây dựng, công ty này đến ngân hàng vay một số tiền rất lớn để xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê và được ngân hàng chấp thuận cho vay. Sau đó, ngân hàng lại ký hợp đồng thuê tòa nhà này làm trụ sở ngân hàng.
Đáng chú ý, hợp đồng thuê được ký trong vòng 20 năm và ngân hàng trả trước tiền thuê. Doanh nghiệp sẽ dùng số tiền trả trước này để trả nợ vay ngân hàng. Qua những bút toán như vậy, lãnh đạo ngân hàng có thể sở hữu khối tài sản rất lớn nhờ vào việc dùng tiền ngân hàng và thông qua công ty "sân sau".
Đó là một trong những trường hợp mà lãnh đạo sở hữu ngân hàng tài trợ vốn cho công ty "sân sau" của mình được Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, cựu cán bộ cấp cao hoạt động hơn 40 năm trong ngành ngân hàng chia sẻ với phóng viên.
Theo vị chuyên gia này, trường hợp trên không chỉ xảy ra ở một ngân hàng, mà vài chủ ngân hàng khác cũng làm tương tự. Họ đã làm giàu bằng cách dùng tiền khách hàng để tài trợ vốn cho "sân sau". Tuy nhiên, ngày nay, với các biện pháp giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước, các lãnh đạo ngân hàng muốn tài trợ vốn cho "sân sau" có thể sẽ không dám làm lộ liễu như trên. Song, họ có "trăm phương ngàn cách" để tìm cách xóa dấu vết của dòng tiền thông qua nhiều thành phần tham dự vào chuỗi vận chuyển dòng tiền.
"Một trong những cách xóa dấu vết dòng tiền là sử dụng tiền mặt, nhưng cách này cũng có nhiều hạn chế. Ngày nay, việc doanh nghiệp "sân sau" phát hành trái phiếu và bán cho các ngân hàng là một trong những công cụ tài chính hữu hiệu cho những giao dịch loại này. Đây là một tệ nạn có thể mang đến nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính và cả nền kinh tế", Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói.
Thực tế, vài năm gần đây, cùng với chính sách đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Đáng lưu ý, phần lớn trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản được các ngân hàng, công ty chứng khoán mua lại và rủi ro cho vay đang bị che lấp.
Thống kê mới đây của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cho thấy, trong năm 2021, các doanh nghiệp phát hành tổng cộng 722.700 tỷ đồng, tăng 56% so với năm 2020. Trong số đó, các doanh nghiệp bất động sản vẫn là nhóm phát hành nhiều nhất, chiếm 44% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành và tăng 66,3%.
Đáng chú ý, trong số trái phiếu bất động sản, số trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo (một phần/toàn bộ) bằng cổ phiếu chiếm tới 54,2% lượng phát hành. SSI cho rằng, con số thực tế có thể lớn hơn, vì có tới 10% trái phiếu bất động sản phát hành không có thông tin về tài sản đảm bảo. Trong khi đó, các ngân hàng và công ty chứng khoán là những nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 48% trái phiếu bất động sản phát hành.
Tại một hội thảo mới đây, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh cũng bày tỏ lo ngại dòng tín dụng ngân hàng chảy vào các "sân sau" bất động sản thông qua hình thức mua trái phiếu doanh nghiệp.
"Con số các ngân hàng cho vay ở các tập đoàn "sân sau" lớn đến mức đáng báo động và chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, các con số công bố chính thức vẫn đúng theo Luật Các tổ chức tín dụng và đây là điều rất đáng lo ngại", ông Nghĩa bày tỏ lo ngại.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp của Học viện Tài chính, bản thân ông đã có lần cảnh báo về tình trạng sở hữu chéo giữa các nhà đầu tư bất động sản và ngân hàng. Việc sở hữu chéo giữa các nhà đầu tư bất động sản và ngân hàng có thể dẫn đến việc có một số trường hợp được ngân hàng ưu tiên cho vay hoặc bằng một hình thức rót vốn nào đó. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong việc cho vay cũng như tạo sự mất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
Theo ông Thịnh, dù Ngân hàng Nhà nước có quy định giới hạn cho vay vào bất động sản, tuy nhiên, nếu đó là chủ ngân hàng, thành viên hội đồng quản trị... thì họ sẽ có nhiều cách để cho doanh nghiệp "sân sau" được vay vốn. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu và ngân hàng sẽ đứng ra mua. Đây cũng là một hình thức cho vay, song rủi ro cho vay đã bị che lấp.
Giám sát các trường hợp sở hữu chéo
Thực tế trong thời gian qua, hoạt động cho vay vào lĩnh vực bất động sản, vấn đề sở hữu chéo vẫn luôn được Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống văn bản pháp luật như Luật các Tổ chức tín dụng; Luật Doanh nghiệp; Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trước đó là Thông tư 36); Thông tư 41/2016/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn... Tuy nhiên, vẫn có lỗ hổng để dòng tín dụng chảy vào các lợi ích nhóm.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HOREA), trong quy chế hoạt động của các tổ chức tín dụng không cho phép sở hữu chéo, các công ty bất động sản có sở hữu cổ phần, tham gia điều hành ở ngân hàng thì phải đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, thực tế vẫn có trường hợp trước đó là chủ doanh nghiệp bất động sản, hiện làm lãnh đạo ngân hàng thương mại mà về mặt danh nghĩa, họ không còn là chủ doanh nghiệp, song thực chất vẫn sở hữu và chi phối đồng thời cả hai.
Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản hiện có khuynh hướng hoạt động đa ngành, với hệ sinh thái bao gồm cả các công ty thành viên, liên kết, thân hữu... Các ông chủ này có thể thông qua hệ sinh thái của mình để hoạt động bên ngân hàng và ảnh hưởng đến dòng tín dụng của ngân hàng.
ADVERTISING
Thậm chí, họ có thể sử dụng nhân viên mở công ty để có được các khoản vay từ các ngân hàng và sau đó chuyển tiền trở lại doanh nghiệp của họ. Thật khó để theo dõi các giao dịch này mà không cần điều tra pháp lý kỹ lưỡng, vốn thường chỉ được tiến hành khi có những vụ bê bối lớn xảy ra.
Báo cáo của nhóm chuyên gia đăng trên Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS - Singapore) ngày 17/2/2022 cho rằng, để tránh những rủi ro liên quan đến việc ngân hàng bị các công ty bất động sản "thao túng", cơ quan quản lý cần có một hệ thống thông tin tốt hơn để theo dõi quyền sở hữu của các ngân hàng và giảm thiểu tình trạng sở hữu tập trung
Đồng thời, yêu cầu có sự đa dạng trong HĐQT và nâng cao vai trò của thành viên HĐQT độc lập. Khi quyền sở hữu không tập trung vào một vài cổ đông lớn và thành viên HĐQT độc lập có thể loại bỏ phương thức kinh doanh mờ ám. Các ngân hàng sẽ được quản lý tốt hơn và chuẩn bị tốt hơn để đối phó với những cú sốc bên ngoài cũng như tránh được những trường hợp như Evergrande (Trung Quốc) xảy ra ở Việt Nam.
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, các quy định của Ngân hàng Nhà nước liên quan kiểm soát tín dụng vào bất động sản vẫn có giá trị nhất định trong việc kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng tín dụng chảy vào các "sân sau", các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động cho vay bất động sản tại các ngân hàng có lãnh đạo liên quan đến doanh nghiệp bất động sản. Đồng thời, giám sát các hình thức cho vay khác nhau, kể cả việc mua bán trái phiếu, cho vay thông qua các lĩnh vực khác... để hướng dòng tín dụng của ngân hàng chảy vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, phục vụ cả nền kinh tế.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước đặc biệt giám sát chặt chẽ hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng, xem những khoản mua trái phiếu đó có phải là công ty "sân sau" không?
"Nền kinh tế Việt Nam đang "trở mình" bước vào giai đoạn mới sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cũng như biến chuyển liên quan đến cuộc chiến Nga - Ukraine. Do đó, các hoạt động kinh tế cần được điều hành liêm chính nhất và việc ngăn ngừa, xóa bỏ lợi ích nhóm, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ là tiền đề quan trọng để đất nước phát triển trong giai đoạn mới", chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nói.
Bất động sản hòa nhập làn sóng số hóa thị trường Công nghệ bất động sản (property technology) đang trở thành xu thế phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực bất động sản, giúp dễ dàng kết nối giữa các bên có nhu cầu và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Không nằm ngoài xu hướng chung, số...