Siết chặt quy định cách ly với tổ bay
Các hãng để thành viên tổ bay vi phạm quy định cách ly y tế, làm lây nhiễm dịch ra cộng đồng sẽ phải dừng bay quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo.
Một ngày sau khi nam tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị phát hiện lây Covid-19 cho cộng đồng, ngày 1/12, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không trong nước tăng cường phòng chống dịch, kiểm soát chặt chẽ tổ bay khi ra nước ngoài và về nước.
Các phi công, tiếp viên trên chuyến bay đón công dân, chuyên gia, nhà đầu tư… từ các nước về Việt Nam phải đeo khẩu trang N95 hoặc tương đương, mặc trang phục bảo hộ gồm mũ, kính, bộ quần áo liền, bọc giầy, găng tay 2 lớp, sử dụng dung dịch rửa tay. Phi công và tiếp viên sử dụng buồng vệ sinh riêng, khi rời máy bay được phục vụ xe riêng, không tiếp xúc với hành khách trên chuyến bay.
Khử trùng trên một chuyến bay của Vietnam Airlines. Ảnh: Bá Đô.
Video đang HOT
Các hãng hàng không cũng được yêu cầu thường xuyên khử khuẩn các vị trí có nguy cơ lây nhiễm như tay vịn ghế ngồi, chỗ đặt khay ăn, cửa phòng vệ sinh, vật dụng trong phòng vệ sinh. Máy bay phải được khử trùng ngay tại nơi nhập cảnh.
Khi vào Việt Nam, tổ bay được cách ly tập trung và xét nghiệm nCoV hai lần cách nhau 72 giờ. Nếu kết quả hai lần âm tính thì tổ bay sẽ được cách ly tại nhà trong 14 ngày theo quy định của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch. Việc cách ly tại nhà phải thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, chỉ đạo mới của Bộ không áp dụng hồi tố với hãng Vietnam Airlines.
Tại cuộc họp thường trực Chính phủ chiều 1/12, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho hay tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines (bệnh nhân 1342) là trường hợp đầu tiên lây nhiễm Covid-19 từ khu cách ly, sau khi về nhà đã lây cho “bệnh nhân 1347″. Từ “bệnh nhân 1347″, đến nay đã có 2 khác lây nhiễm virus.
“Hai bệnh nhân trên đã không tuân thủ các biện pháp cách ly tại nhà. Riêng “bệnh nhân 1342″ vi phạm rất nghiêm trọng quy định về phòng, chống Covid-19 tại khu cách ly tập trung”, ông Nguyễn Thanh Long nói.
Bộ trưởng Y tế nhận định, nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập luôn thường trực, nhất là sắp tới khi tăng số lượng chuyến bay đưa người Việt Nam, chuyên gia về nước. Do vậy, Bộ Y tế yêu cầu Vietnam Airlines tuân thủ quy định về cách ly tại cơ sở mà hãng đã đăng ký. UBND TP HCM và Hà Nội giám sát chặt chẽ quá trình cách ly, không để tình trạng lây nhiễm trong các cơ sở này.
Nhiều chuyến bay ngày 11-10 có thể bị ảnh hưởng do thời tiết xấu tại miền Trung
Lịch khai thác các chuyến bay trong ngày 11-10 có thể bị thay đổi tại một số sân bay như: Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới trên biển Đông gây thời tiết xấu tại khu vực miền Trung, lịch khai thác các chuyến bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines trong ngày 11-10 có thể bị thay đổi tại một số sân bay như: Huế, Đà Nẵng, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.
Các hãng hàng không sẽ tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết để xem xét điều chỉnh lịch khai thác các chuyến bay trong ngày 11-10 và thông báo tới hành khách trong thời gian sớm nhất. Hành khách đang có kế hoạch đến, đi từ các sân bay trên trong thời gian này nên thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết và thông tin từ các hãng.
Trước đó, do ảnh hưởng thời tiết xấu tại khu vực Trung Trung Bộ, Vietnam Airlines và Pacific Airlines đã điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến, đi từ Quảng Bình và Huế trong ngày 9-10. Hai hãng đã hủy 11 chuyến bay bao gồm VN7400, VN7401, VN1400, VN1403 giữa TP.HCM và Quảng Bình; VN1591, VN1590 giữa Hà Nội và Quảng Bình; VN1971 từ Huế đi Đà Lạt; VN7372, VN7373, VN7376, VN7377 giữa TP HCM và Huế. Các hành khách bị ảnh hưởng đã được phục vụ theo quy định và thông báo kế hoạch bay bù trong thời gian sớm nhất.
Cục Hàng không Việt Nam ngày 9-10 vừa có Công điện khẩn gửi các đơn vị có liên quan về phòng chống lũ lụt, mưa lớn, sạt lở đất.
Theo đó, để chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ theo Quy chế Trực ban phòng, chống thiên tai trong ngành hàng không dân dụng.
Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cứu hộ, cứu nạn, phương tiện, vật tư, trang thiết bị phòng chống thiên tai để chủ động cứu hộ, cứu nạn và sơ tán người, tài sản khi có lệnh ứng cứu.
Triển khai phương án phòng chống mưa lũ, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.
Cục yêu cầu các cảng hàng không trong khu vực bị ảnh hưởng chủ trì phối hợp cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, các hãng hàng không chủ động theo dõi diễn biến tình hình mưa, lũ, đánh giá các ảnh hưởng đến hoạt động bay, hoạt động khai thác tại cảng, triển khai phương án ứng phó tình huống thiên tai đảm bảo tuyệt đối an toàn hoạt động bay.
3 sân bay dừng khai thác do bão Ảnh hưởng của bão Noul, 3 sân bay Chu Lai, Đà Nẵng, Phú Bài sẽ dừng hoạt động trong ngày 18/9, hơn 60 chuyến bay bị hủy. Chiều 17/9, Cục Hàng không Việt Nam thông báo sân bay Chu Lai (Quảng Nam) dừng từ 4h đến 18h; Đà Nẵng từ 5h đến 20h; Phú Bài (Thừa Thiên Huế) từ 6h đến 21h ngày...