Siết chặt quản lý phương tiện thủy thô sơ, gia dụng
TP Cần Thơ hiện đang quản lý khoảng 8.514 phương tiện giao thông thủy, trong đó 1.100 phương tiện chở người, còn lại là phương tiện chở hàng hóa (có đăng ký, đăng kiểm định kỳ và đã được chính quyền địa phương lập hồ sơ).
Số phương tiện giao thông thủy thô sơ, gia dụng còn lại hoạt động mang tính tự phát, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất nông nghiệp, đánh bắt thủy sản quy mô nhỏ trong đời sống hằng ngày. Các loại phương tiện giao thông thủy thô sơ, gia dụng chưa thể thống kê được vẫn còn khá nhiều ở các địa phương vùng sâu, vùng xa.
Phương tiện thô sơ, gia dụng không được trang bị áo phao hoặc dụng cụ nổi cứu sinh, rất nguy hiểm khi lưu thông trên đường thủy nội địa.
UBND TP Cần Thơ đã ban hành quyết định về việc quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc sức chở dưới 5 người và quyết định phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Giao thông vận tải (GTVT), UBND cấp huyện, xã. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý phương tiện nhỏ cho địa phương còn gặp một số khó khăn do người dân không kê khai phương tiện, dẫn đến công tác quản lý bị hạn chế…
Tại hội nghị tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) cho phương tiện thủy gia dụng do Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức tại TP Cần Thơ, bà Trần Thị Xuân, Phó Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT đường thủy; đặc biệt nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2015/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa” theo hướng siết chặt quy định, tăng nặng chế tài xử phạt đảm bảo đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Trong đó có hành vi đưa phương tiện không có động cơ, trọng tải toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoạt động trên đường thủy nội địa mà không tuân thủ các quy định về trật tự ATGT. Bổ sung chế tài, xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định bắt buộc về mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cứu sinh cầm tay đối với người đi trên các loại phương tiện thủy. Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm quy định về trật tự ATGT đường thủy; đặc biệt xử lý nghiêm những phương tiện thủy thô sơ, phương tiện có công suất nhỏ vận chuyển hành khách trên sông, phương tiện không đăng ký, đăng kiểm…
Tại hội nghị, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đã chỉ đạo Ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT đường thủy nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của mọi người khi tham gia giao thông đường thủy nội địa, góp phần lập lại trật tự ATGT đường thủy nội địa, hạn chế tai nạn giao thông do phương tiện thô sơ, gia dụng gây ra.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông
Trong 9 tháng qua, Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự (CSGT-TT) Công an huyện Phong Điền tập trung tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ, đường thủy nội địa (ĐTNĐ), trật tự công cộng và trật tự đô thị (TTĐT); Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia và Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND của UBND TP Cần Thơ về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan đô thị và TTĐT trên địa bàn. Lực lượng phối hợp tuyên truyền cho gần 3.000 lượt giáo viên, học sinh các trường THCS: Tân Thới, thị trấn Phong Điền và đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện.
CSGT-TT Công an huyện Phong Điền kiểm tra hành chính người tham gia giao thông trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, Ban ATGT huyện Phong Điền phát 2.400 tờ rơi tuyên truyền; phối hợp Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thanh huyện, Đài Truyền thanh các xã, thị trấn duy trì tuyên truyền thường xuyên mỗi tuần 3 lượt, mỗi lượt 15 phút. Nội dung tuyên truyền xoay quanh công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2020 với chủ đề "Đã uống rượu, bia - không lái xe". Lực lượng CSGT-TT tổ chức trình chiếu các đoạn clip ghi nhận những lỗi vi phạm thường gặp, mức xử phạt hành chính có liên quan đến trật tự ATGT, các vụ va chạm và tai nạn giao thông... qua màn hình tivi được đặt tại trụ sở tiếp công dân của Đội CSGT-TT Công an huyện. Đồng thời, phối hợp lắp đặt camera giám sát an ninh theo dõi công tác đảm bảo trật tự ATGT tại các tuyến giao thông trọng điểm, các điểm cầu, chợ có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; tổ chức, mở các đợt chuyên đề xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn; cao điểm bảo đảm trật tự ATGT, trật tự xã hội trong các dịp lễ, Tết...
Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát trên địa huyện trong 9 tháng qua của năm 2020, lực lượng CSGT-TT đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 2.000 trường hợp, trong đó phạt theo thủ tục không lập biên bản 1.176 trường hợp, nộp kho bạc nhà nước trên 1,3 tỉ đồng. Ngoài ra, lực lượng còn cảnh cáo 59 trường hợp, tước 90 giấy phép lái xe; kết hợp với Công an thị trấn lập lại TTĐT tại các điểm chợ, cổng trường học trên địa bàn huyện và tuyến quốc lộ 61C, lực lượng đã lập biên bản vi phạm hành chính 13 trường hợp vi phạm các lỗi: đi ngược chiều, đậu đỗ sai quy định...
Theo Thiếu tá Lê Thái Hòa, Đội Trưởng Đội CSGT-TT Công an huyện Phong Điền, trong những tháng cuối năm, CSGT-TT tiếp tục phối hợp tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của huyện và các xã, thị trấn; tập trung tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, bà con tiểu thương và người dân trên địa bàn huyện nắm các quy định mới có liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ, ĐTNĐ và TTĐT... để mọi người nắm và chấp hành đúng quy định, hạn chế mắc các lỗi vi phạm.
Tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và khi triều cường dâng cao UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa và khi triều cường dâng cao trên địa bàn thành phố. Cảnh sát đường thủy Trạm Hưng Phú phát tờ rơi tuyên truyền Luật Giao thông ĐTNĐ và hướng dẫn các chủ...