Siết chặt quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 2.231 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi và 524 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, được phân bổ hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố.
Để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã nâng cao nhận thức cho các chủ cơ sở trong việc thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật khi kinh doanh, buôn bán thuốc thú y; không buôn bán chất cấm…
Một cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở xã Nga Giáp (Nga Sơn). Ảnh minh họa: baothanhhoa.vn
Theo đó, Chi cục chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn…Đồng thời, lấy mẫu thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học để kiểm tra chất lượng; thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học kém chất lượng, cấm sử dụng, nhập lậu, không có trong danh mục được phép lưu hành… xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Hằng năm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra định kỳ đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh. Cùng với kiểm tra, chi cục cũng tập trung tuyên truyền, yêu cầu các cửa hàng cam kết không kinh doanh các sản phẩm thuốc nằm ngoài danh mục, thuốc không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng.
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện 3 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện thanh tra, kiểm tra tại 95 cơ sở.
Trong số đó, có 66 cơ sở kinh doanh thuốc thú y và 28 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 1 cá nhân vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Lấy 78 mẫu thuốc thú y, 36 mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra chất lượng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và kiểm tra chất cấm trong thức ăn chăn nuôi.
Qua đó, phát hiện 2 hộ kinh doanh vi phạm về điều kiện buôn bán thuốc thú y; 20 mẫu thuốc thú y của 16 hộ kinh doanh thuốc thú y và 12 mẫu thức ăn chăn nuôi của 10 hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng; không có mẫu thức ăn chăn nuôi vi phạm sử dụng chất cấm.
Tại mỗi cơ sở chưa đạt yêu cầu, đoàn kiểm tra đã hướng dẫn các chủ cơ sở hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến việc kinh doanh, buôn bán và yêu cầu các cơ sở này ngừng hoạt động cho đến khi hoàn thiện các thủ tục theo quy định. Bên cạnh đó, đối với các cơ sở chưa chấp hành thực hiện theo hướng dẫn của đoàn kiểm tra, chi cục sẽ có văn bản thông báo gửi các địa phương, báo cáo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý nghiêm theo quy định.
Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hoá cho biết, tính đến tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh tổng đàn trâu khoảng 190.000 con, đàn bò 260.000 con, đàn lợn 1.150.000 con, gia cầm 22 triệu con… Cùng với sự phát triển của chăn nuôi, hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y cũng ngày càng mở rộng.
Mặc dù quản lý kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, tuy nhiên việc xử lý mới dừng ở việc xử phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y chưa nắm vững các quy định của pháp luật nên đoàn thanh tra, kiểm tra vừa làm nhiệm vụ, vừa tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các chủ cơ sở kinh doanh thuốc thú y.
Thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra; đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn liên quan. Tuy nhiên, để quản lý kinh doanh thuốc thú y thực sự đem lại hiệu quả, rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, nhất là sự tự giác chấp hành của các chủ cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…
Lênh đênh mưu sinh trên hồ Dầu Tiếng
Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) có diện tích 270 km2, có sức chứa hơn 1,5 tỷ m3 nước, là hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á.
Theo khảo sát của Chi cục Chăn nuôi và thú y - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng hiện có hơn 50 loài cá (có số lượng lớn), trong đó có 10 loại có giá trị kinh tế cao như cá thác lác, cá lăng, cá lóc, cá cơm... Đây là nguồn thủy sản lớn giúp cho hàng trăm gia đình hằng ngày bám với nghề đánh bắt mưu sinh trên hồ Dầu Tiếng.
Ngư dân đánh bắt cá trên hồ Dầu Tiếng miệt mài thả lưới đánh bắt trên hồ. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
Ngư dân đánh bắt cá trên hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
Bắt chem chép tại bãi cạn của hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
Nghề lưới đánh bắt cá trên hồ Dầu Tiếng. Ảnh: Thanh Tân/TTXVN
Quảng Trị tiêu hủy trên 1.700 con gia cầm mắc cúm A/H5N1 Ngày 11/6, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị cho biết, lực lượng chức năng đã tổ chức tiêu hủy 1.700 con vịt và 30 con gà của một hộ dân ở thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh do mắc cúm A/H5N1. Cụ thể, đàn vịt hơn 10 ngày tuổi mắc bệnh này chưa được tiêm...