Siết chặt hoạt động của tàu cánh ngầm
Tàu cao tốc gắn thiết bị giám sát hành trình của ô tô; tuyến đường thủy nội địa chưa có bản đồ số nên khi xảy ra sự cố, công tác cứu hộ chậm trễ… là những tồn tại của hàng trăm tàu cánh ngầm đang hoạt động hiện nay.
Tàu cao tốc cánh ngầm bấy lâu nay vẫn chưa được chú trọng quản lý
Cứu hộ không kịp
Trước tình hình TNGT đường thủy diễn biến phức tạp thời gian qua, Bộ GTVT đã quyết định thành lập 2 đoàn kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của tàu cao tốc cánh ngầm; điều kiện về đảm bảo an toàn đối với luồng hàng hải, cảng, bến thủy nội địa phục vụ tàu cao tốc cánh ngầm đón, trả hành khách tại 3 địa phương Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ ATGT, Bộ GTVT cho biết, đoàn kiểm tra phát hiện một số tàu gắn thiết bị giám sát hành trình của ôtô. Do đó, khi tàu rời bến, hành trình của tàu sẽ được hiển thị trên cạn, trong khi tuyến đường thuỷ nội địa chưa có bản đồ số nên rất khó xác định vị trí, hành trình của tàu. “Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì công tác cứu hộ sẽ không kịp thời… Ngoài ra, hoạt động giám sát, quản lý của các cảng vụ, các đơn vị quản lý luồng, bến cũng còn nhiều bất cập”.
Với thực trạng trên, Bộ GTVT đã yêu cầu các chủ tàu (công ty) khai thác tàu cao tốc cánh ngầm buộc phải lắp đặt hệ thống tự động nhận dạng (AIS) để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến luồng. Ông Nguyễn Xuân Sang, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải TP Hồ Chí Minh, một trong những địa phương quản lý nhiều tàu cao tốc cánh ngầm nhất cả nước cho biết, khi các tàu cánh ngầm có lắp hệ thống AIS, Cảng vụ sẽ quản lý được tuyến hành trình, tốc độ, vị trí, khuyến cáo hoặc phát hiện các vi phạm về tốc độ… cũng như phát hiện kịp thời tình trạng bất thường như sự cố máy, lái… tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý phương tiện trong khu vực.
Video đang HOT
Tàu cao tốc sẽ bị khống chế tốc độ
Nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu hoạt động, Bộ GTVT giao Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hải Phòng quy định các khu vực khống chế tốc độ của tàu cao tốc cánh ngầm trên luồng hàng hải, hoàn thành trước ngày 31-11-2013. Lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh, không cấp giấy phép rời cảng, bến cho tàu cao tốc cánh ngầm khi chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Liên quan đến hoạt động của loại tàu cánh ngầm, Bộ GTVT đang chủ trì xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về niên hạn sử dụng phương tiện thủy cao tốc chở khách tại Việt Nam. Theo đó, Bộ GTVT đã trình 2 phương án quy định niên hạn sử dụng tàu cao tốc chở khách, thời hạn áp dụng và cách tính tuổi tàu. Ý kiến tham vấn của các các Bộ, ngành và Sở GTVT các tỉnh, thành đều cho rằng, tất cả các phương tiện thủy cao tốc chở khách nên quy định niên hạn sử dụng không quá 25 năm.
Mới đây, tại Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT hàng hải và đường thủy nội địa, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giao thông hàng hải và đường thủy nội địa. Siết chặt các điều kiện về an toàn trong hoạt động vận tải bằng tàu cao tốc, đặc biệt là tàu cao tốc cánh ngầm, đồng thời có quy định cụ thể về niên hạn sử dụng tàu cao tốc.
Ngân Tuyền
Theo ANTD
Bộ GTVT yêu cầu tàu cao tốc cánh ngầm lắp đặt AIS
Chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống từ động nhận dạng AIS trước khi đưa tàu vào hoạt động trở lại. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm hai máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước ngày 1/11/2013.
Kiểm tra hoạt động tàu cao tốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Hải Phòng trong tháng 9 vừa qua, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT), Trưởng đoàn kiểm tra ông Nguyễn Văn Thuấn cho biết, đoàn kiểm tra đã phát hiện một số tàu gắn thiết bị giám sát hành trình của ô tô.
Chủ tàu cao tốc cánh ngầm sẽ phải lắp đặt AIS. Ảnh IT
Khi tàu rời bến, hành trình của tàu lại được hiển thị trên đường bộ trong khi tuyến đường thuỷ nội địa chưa có bản đồ số nên rất khó khi xác định vị trí, hành trình của tàu. Đặc biệt, khi xảy ra sự cố thì công tác cứu hộ sẽ không kịp thời...
Khi hoàn tất kiểm tra, Bộ GTVT đã có công văn yêu câu các chủ tàu (công ty) khai thác tàu cao tốc cánh ngầm lắp đặt hệ thống AIS trên tàu để các cơ quan chức năng quản lý và giám sát hoạt động của tàu trên tuyến luồng.
Theo đó, chủ tàu cao tốc cánh ngầm một máy phải hoàn thành việc lắp đặt hệ thống từ động nhận dạng AIS trước khi đưa tàu vào hoạt động trở lại. Chủ tàu cao tốc cánh ngầm hai máy phải hoàn thành việc lắp đặt AIS trước ngày 1/11/2013.
Bên cạnh đó thiết bị AIS lắp trên tàu phải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành, được kết nối với hệ thống kiểm soát của các Cảng vụ Hàng hải khu vực và việc kết nối này phải được các Cảng vụ Hàng hải xác nhận.
Nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tàu hoạt động, Bộ GTVT cũng giao Cục Hàng hải Việt Nam chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Hải Phòng quy định các khu vực khống chế tốc độ của tàu cao tốc cánh ngầm trên luồng hàng hải với thời gian hoàn thành trước ngày 31/10/2013.
Cục Đường thủy nội đia, Cục Đăng kiểm, Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải phải thường xuyên theo dõi, giám sát hành trình của tàu cao tốc cánh ngầm thông qua hệ thống AIS; tăng cường kiểm tra tàu biển, phương tiện thủy nội địa neo đậu, xem xét, chấp thuận phương án đưa tàu vào vị trí an toàn...
Thành Nam
Theo infonet
"Điểm tựa" trong mùa nước rút Dường như trên những dòng sông chỉ tồn tại 2 mùa cơ bản, đó là mùa lũ và khi nước cạn. Sau những tháng ngày nước dâng mênh mông, cuồn cuộn chảy từ thượng nguồn đổ về hạ lưu thì nay, dòng sông Hồng lại đang khát cháy. Những con thuyền nối đuôi nhau dò dẫm từng mớm nước. Lực lượng CSGT đường...