Siemens cam kết đồng hành và phát triển cùng Việt Nam
Tiến sỹ Phạm Thái Lai- Tổng giám đốc Siemens Việt Nam- chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về những bước phát triển và định hướng của công ty trước thềm năm mới 2014.
Siemens – nhà cung cấp số một về tuốc bin hơi cho Nhà máy điện chu trình kết hợp Nhơn Trạch 2
CôngThương – Là tổng giám đốc người Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào cương vị cấp cao của Siemens- với ông, tự hào và thử thách sẽ song hành ra sao trong suốt nhiệm kỳ? Đâu là lợi thế của ông trong việc dẫn dắt Siemens Vietnam?
Tôi cảm thấy rất vui sướng và tự hào. Vui sướng vì đã có thể thực hiện được mơ ước của tôi là có một ngày sẽ quay trở lại sống và làm việc ở quê hương sau 30 năm xa cách. Tự hào vì tôi là người Việt Nam đầu tiên được ban lãnh đạo của Tập đoàn Siemens trọng dụng và bổ nhiệm vào vị trí quan trọng này. Hơn nữa, tôi là một trong những CEO trẻ nhất của Siemens.
Trước khi trở thành CEO của Siemens Việt Nam, tôi đã có cơ hội đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng và đã thu được những kinh nghiệm quý báu từ các mảng kinh doanh khác nhau của Siemens tại Đức, châu Âu và Mỹ. Những kinh nghiệm này thực sự rất hữu ích cho vị trí hiện tại của tôi.
Là người Việt Nam nên tôi có nhiều lợi thế khi điều hành công ty tại quê hương mình. Ví dụ như giao tiếp hiệu quả hơn; tạo ấn tượng tốt hơn với khách hàng; quan hệ gần gũi và cởi mở hơn với nhân viên; nắm bắt vấn đề nhanh hơn, đồng thời ít gặp trở ngại về sự khác biệt văn hóa và phong tục tập quán.
Đặc biệt, do đã có những trải nghiệm và thấm nhuần nền văn hóa và lối tư duy của Đức nên có thể hòa nhập tư tưởng của Siemens với văn hóa làm việc của người Việt Nam. Từ đó tôi có thể làm cấu nối để Siemens Việt nam tiếp cận được các cơ hội kinh doanh cũng như tranh thủ sự ủng hộ của các thành viên cao cấp của tập đoàn dành cho Việt Nam.
Chiếc xe buýt hybrid thân thiện với môi trường của Siemens
Với sức trẻ tuổi 20, những đóng góp và thành công của Siemens đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam- Đức. Ông có thể chia sẻ một số dự án tiêu biểu nhất của Siemens tại Việt Nam?
Trong hai thập kỷ qua, Siemens đã thực hiện thành công rất nhiều dự án hạ tầng quan trọng ở Việt Nam và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam cũng như cho mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Đức.
Về lĩnh vực năng lượng, tính đến năm 2012, tổng công suất đặt của Việt Nam vào khoảng 26GW, trong đó Siemens đóng góp khoảng 15% trong tổng sản lượng điện hàng năm của cả nước. Chúng tôi cũng là nhà cung cấp số 1 về tuốc bin hơi cho các nhà máy nhiệt điện hiệu quả và thân thiện với môi trường như: Phú Mỹ 2-1 mở rộng, Phú Mỹ 3, Cà Mau 1& 2, Nhơn Trạch 2. Siemens là một trong những nhà cung cấp hàng đầu về các trạm 500kV đồng thời cũng là nhà sản xuất hàng đầu về các thiết bị cao thế cho trạm biến áp. Những dự án trạm 500kV tiêu biểu của chúng tôi bao gồm Đại Ninh, Quảng Ninh, Song Mây, Sơn La, Dốc Sỏi và gần đây nhất là Duyên Hải và Mông Dương 1.
Về y tế, Siemens là nhà cung cấp các thiết bị chẩn đoán hình ảnh thông qua dòng sản phẩm phù hợp với tất cả đối tượng khách hàng, từ dòng cao cấp nhất cho các bệnh viện và trung tâm y tế lớn như tổ hợp hệ thống PET/CT và máy gia tốc vòng Cyclotron, 3 Tesla MRI and thiết bị chụp cắt lớp vi tính Dual Source CT, đến những dòng trung cấp cho các bệnh viện và trung tâm y tế có quy mô vừa và các thiết bị y tế cơ bản cho các bệnh viện, phòng khám tuyến tỉnh, huyện như máy siêu âm, máy chụp X-quang…
Trong công nghiệp, chúng tôi là nhà cung cấp số 1 tại Việt Nam về sản phẩm SIMATIC và giải pháp Braumat Classics. Các sản phẩm và giải pháp tự động hóa và truyền động điện hiệu quả và tiết kiệm năng lượng của Siemens đã được ứng dụng rộng rãi tại rất nhiều ngành công nghiệp trọng điểm như giấy và bột giấy (VinaKraft), xi măng (Hòa Phát, Bút Sơn, Công Thanh), thép (Thép Việt), thực phẩm và đồ uống (Kinh Đô, Coca Cola, Heineken), bia (SABECO). Vừa qua, chúng tôi cũng ra mắt chiếc xe buýt hybrid ELFA đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á. Đây là chiếc xe có khả năng tiết kiệm năng lượng tới 50%, hoạt động ít gây tiếng ồn và không phát thải, qua đó, giảm tác động đến môi trường và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam.
Đối với cơ sở hạ tầng, các dự án của chúng tôi bao trùm nhiều mảng quan trọng như: Hệ thống đường sắt với hợp đồng cung cấp 16 đầu máy cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; Công nghệ tòa nhà với giải pháp Hệ thống quản lý tòa nhà Apogee (BMS) được lắp đặt tại nhiều công trình lớn như tòa tháp Bitexco ở TP. Hồ Chí Minh; trung- hạ thế và lưới điện thông minh với các dự án cung cấp các thiết bị cho rất nhiều công trình lớn: Khu phức hợp Royal City và Times City ở Hà Nội và gần đây nhất là công trình tòa nhà Quốc hội mới của Việt Nam.
Chiến lược hoạt động của Siemens Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung vào mảng nào, thưa ông?
Video đang HOT
Chúng tôi vẫn tập trung vào các lĩnh vực hoạt động có thế mạnh như đã nêu ở trên. Qua phân tích kỹ cơ hội trên các lĩnh vực đang hoạt động, bên cạnh việc xác định phân khúc thị trường tiềm năng mới; chúng tôi đã xây dựng thành công chiến lược kinh doanh cho từng bộ phận và bước tiếp theo là thực thi những chiến lược đó.
Chăm sóc khách hàng tốt hơn cũng là ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi sẽ tăng cường quan hệ với khách hàng để hiểu rõ hơn nhu cầu của họ, qua đó hướng tới lựa chọn là nhà cung cấp các sản phẩm và giải pháp hạ tầng.
Song song đó là tiếp tục cải thiện hiệu suất và hiệu quả của tổ chức cũng như đội ngũ nhân viên bằng việc tối ưu hóa cơ cấu, quy trình và chi phí.
Theo Baocongthuong
Tranh "Em Thúy" thành bảo vật quốc gia
Tác phẩm "Em Thúy" của họa sỹ Trần Văn Cẩn là một trong số 37 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia.
Ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận 37 bảo vật quốc gia (đợt 2) cho các hiện vật, nhóm hiện vật. Trong đó có nhiều hiện vật là những tác phẩm hội họa nổi tiếng như bức tranh: "Vườn Xuân Trung Nam Bắc" của họa sỹ Nguyễn Gia Trí, tranh "Hai thiếu nữ và em bé" của hoạ sỹ Tô Ngọc Vân, tranh "Em Thuý" của họa sỹ Trần Văn Cẩn...
Các hiện vật, nhóm hiện vật bao gồm: Trống đồng Đền Hùng; Trống đồng Cẩm Giang I; Mộ thuyền Việt Khê; Thạp đồng Hợp Minh; Bộ khoá đai lưng bằng đồng; Chuông chùa Bình Lâm; Chuông chùa Vân Bản; Tượng Phật A Di Đà; Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay; Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc...
Bên cạnh đó, xuất hiện một lượng lớn hiện vật thuộc văn hóa Chămpa và văn hóa Óc Eo như: Tượng Avalokitesvara, Tượng Phật Bình Hoà, Tượng Phật Sa Đéc, Tượng Nữ thần Durga, Tượng Avalokitesvara...
Nhóm hiện vật này được lựa chọn dựa trên những tiêu chí để xác định hiện vật là Bảo vật quốc gia như: tính độc bản, độc đáo, có giá trị đặc biệt đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước...
Có nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng trong số 37 bảo vật quốc gia vừa được công nhận
Cụ thể 37 hiện vật bao gồm:
1. Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
2. Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
3. Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Thạp đồng Hợp Minh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái).
5. Bộ khóa đai lưng bằng đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
6. Kiếm ngắn Núi Nưa (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
7. Bia "Xá Lợi Tháp Minh" (Niên đại: năm 601, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh).
8. Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).
9. Bia Sùng Thiện Diên Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
10. Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
11. Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh (thời Lê, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
12. Chuông chùa Bình Lâm (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
13. Chuông chùa Vân Bản (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
14. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại chùa Thiên Mụ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
15. Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
16. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Ngô Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
17. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
18. Ba pho tượng Tam Thế (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
19. Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
20. Bộ chân đèn và lư hương gốm men (thời Mạc, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).
21. Vạc đồng (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
22. Súng thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh).
23. Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
24. Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
25. Tượng Avalokitesvara Đại Hữu (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
26. Tượng động vật Dốc Chùa (Văn hóa Đồng Nai, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương).
27. Tượng Phật Bình Hòa (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
28. Tượng Phật Sa Đéc (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
29. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp).
30. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
31. Tượng Nữ Thần Durga (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
32. Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
33. Bộ sưu tập hiện vật vàng (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
34. Tranh "Vườn Xuân Trung Nam Bắc" (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh).
35. Tranh "Hai thiếu nữ và em bé" (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Tô Ngọc Vân, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
36. Tranh "Em Thúy" (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Cẩn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
37. Tranh "Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ" (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Sáng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Em Thúy là một bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Mô tả hình ảnh người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ. Em ngồi trên ghế mây, hai tay đặt trên đùi và mặc quần áo ở nhà đơn giản màu trắng. Em bé có mái tóc ngắn, hai con mắt mở to trong sáng cùng nét mặt thơ ngây. Bức tranh được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỷ 20.
Theo Khampha
10 điều đáng ngạc nhiên về nước Mỹ Mỹ là một nước có nhiều dân nhập cư nhất thế giới, cũng là nước có lịch sử nhập cư lâu dài. Văn hóa thế giới bị hòa trộn ở Mỹ. Tuy nhiên, nền văn hóa nước này vẫn có những đặc điểm khác biệt làm nên một đất nước đầy "phong cách Mỹ". Người nước ngoài khi mới bắt đầu đến Mỹ...