Sĩ tử nên cẩn thận với chứng rối loạn tâm lý thường hay gặp phải trong mùa thi cử
Việc học quá căng thẳng, kết hợp cùng những áp lực điểm số từ gia đình và bạn bè khiến nhiều sĩ tử rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, từ đó để lại nhiều hậu quả rất khôn lường.
Cứ tới mùa thi, tỷ lệ học sinh mắc chứng rối loạn tâm lý liên quan đến những vấn đề như căng thẳng, áp lực học tập, lo lắng về điểm số lại tăng cao. Thậm chí, có rất nhiều học sinh thường có biểu hiện rối loạn tâm thần ngay trong lúc đang ngồi ôn thi. Điều này như một hồi chuông cảnh báo để các sĩ tử vực lại tinh thần và thư giãn đầu óc, tránh để gặp phải một trong những bệnh lý về tâm thần đáng tiếc sau.
Đây là chứng bệnh thường xảy ra khi sĩ tử cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó chịu trong người, đứng ngồi không yên, vã mồ hôi nhiều, chân tay run, ngủ không sâu giấc, đau đầu và đau dạ dày liên tục… Thậm chí lúc này, cảm xúc của sĩ tử cũng ở trong tình trạng bất ổn định, dẫn đến hiện tượng khóc lóc, lo lắng và phản ứng quá căng thẳng trước những sự việc quen thuộc hàng ngày.
Đa phần, những người mắc chứng rối loạn lo âu thường không kiểm soát được bản thân và luôn cầu toàn, mong muốn những việc mình làm phải thật hoàn hảo. Điều này vô hình trung để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới kết quả thi cử của các sĩ tử.
Do việc ôn luyện, học hành quá căng thẳng đã trở thành yếu tố khởi phát, từ đó dẫn đến bệnh lý loạn thần. Những người gặp phải chứng bệnh này thường khó ngủ hơn vào ban đêm, hay bị hoang tưởng, nghi ngờ có người đang theo dõi mình, xuất hiện ảo giác nhiều, tự nói chuyện một mình và rối loạn cả về hành vi lẫn cảm xúc.
Khi gặp người mắc chứng loạn thần, bạn sẽ thấy họ có biểu hiện lo âu, sợ hãi, căng thẳng và không kiểm soát được hành vi của bản thân. Đôi lúc, họ có biểu hiện hoang tưởng, gặp ảo giác trên đường nhưng không thể thoát ra được.
Trầm cảm
Trầm cảm đã không còn là một chứng bệnh quá xa lạ nữa, bởi ở xã hội hiện tại, căn bệnh này đang ngày càng có xu hướng tăng cao ở cả người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi. Đây là một chứng bệnh liên quan đến cảm xúc, hoạt động và ý nghĩ của người bệnh. Người bệnh thường ở trong trạng thái buồn chán, lo lắng, căng thẳng, trống rỗng, có suy nghĩ tiêu cực, ăn uống kém ngon miệng, thiếu tập trung, hay quên và không thể tỉnh táo khi làm bất kỳ việc gì.
Video đang HOT
Ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, biểu hiện của bệnh trầm cảm thường gắn liền với sự gián đoạn và hiệu quả của việc học. Nó xuất phát từ cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, cảm thấy không có hy vọng, mất đi những sở thích quen thuộc, giảm hứng thú trong học tập cũng như cuộc sống, thậm chí cân nặng còn sụt giảm nhanh chóng. Kèm theo đó là những biểu hiện như đau đầu, đau lưng, ăn uống không ngon miệng, không có mục đích gì cho tương lai, mất ngủ thường xuyên, lo lắng, căng thẳng, tự ti với bản thân…
Các chuyên gia cũng cho biết, đa phần những trường hợp bệnh tới khám là đối tượng học sinh thường gặp phải hiện tượng hay quên, kém tập trung khi học bài, chán nản, điểm thi kém nên hụt hẫng, buồn phiền. Đôi lúc, họ còn có ý nghĩ muốn tìm tới cái chết để giải thoát và trên thực tế thì trầm cảm lại là một trong những căn bệnh có thể gây tự sát rất cao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý tới đối tượng mắc bệnh trầm cảm để phòng tránh nguy cơ gặp phải hậu quả không mong muốn.
*Một vài biện pháp giúp các sĩ tử giảm bớt áp lực mùa thi:
- Xây dựng kế hoạch rõ ràng trong những ngày thi cử.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ ôn thi, học bài căng thẳng.
- Tránh xa chất kích thích và đồ chứa caffeine.
- Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể (có thể bổ sung các loại hạt, sữa chua, trái cây tươi… để tăng thêm sự minh mẫn khi ôn thi).
- Tìm một nơi yên tĩnh để học, tránh những nơi quá ồn ào sẽ càng làm não bộ thêm căng thẳng.
- Cố gắng ngủ đủ giấc mỗi đêm (từ 7 – 8 tiếng).
Theo Helino
Chuyên gia mách sĩ tử sắp vào mùa thi nên ăn gì, ngủ bao lâu là đủ?
Chế độ ăn ngủ điều độ có tác động rất lớn đến khả năng tiếp thu bài của sĩ tử, đặc biệt là trong giai đoạn ôn thi.
Bác sĩ Chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh đã tư vấn những bí kíp "vàng" trong chế độ ăn, ngủ đối với sĩ tử mùa thi.
Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp
Chế độ ngủ đủ giấc
Theo bác sĩ Ngọc Diệp, sĩ tử nên duy trì giấc ngủ khoảng 7 tiếng 1 ngày. Buổi trưa chỉ nghỉ khoảng 30 phút, không nên ngủ quá nhiều. Buổi tối, sau những giờ học căng thẳng trong ngày, không nên đi ngủ quá muộn. Sĩ tử nên ngủ khoảng 22h và có thể thức dậy sớm hơn.
Việc ngủ đủ giấc sẽ làm cho não được nghỉ ngơi và hỗ trợ chuyển hóa, hấp thu tốt hơn. Việc thức quá khuya để học dù có thể nâng cao thêm kiến thức nhưng đến gần ngày thi dễ ốm, kiệt sức thì sẽ xôi hỏng bỏng không.
Chế độ ăn uống nhiều bữa phụ
Bữa chính không nên thay đổi quá nhiều
Về ăn uống, sĩ tử cần duy trì một chế độ dinh dưỡng ổn định. Đồng thời, cần đảm bảo ăn được ba bữa chính và hai bữa phụ vì phải gia tăng thời gian học tập và tập trung tư tưởng.
Bữa chính nên ăn đúng giờ, vẫn duy trì bình thường, lành mạnh, có nhiều thực phẩm phù hợp với cơ thể.
Trong bữa chính, không nên thay đổi quá 20% với thường ngày. Phụ huynh nên chọn các loại rau xanh, ngũ cốc có lên mầm. Ví dụ như rau cải, rau mồng tơi, rau ngót, rau muống, rau cần... Các loại rau này có chất chống oxi hóa nên nó bảo vệ được tế bào não.
Các loại rau thơm cũng có nhiều chất kháng sinh nâng sức đề kháng và chất chống oxi hóa.
Những kì thi thường rơi vào mùa nắng nóng. Vì thế, bữa sáng, sĩ tử nên ăn phở. Hoặc một số thực phẩm có chất đạm như thịt gà, trứng có nhiều phốt pho, lipid rất tốt cho thi cử.
Bữa phụ chọn thực phẩm dễ tiêu hoá
Sĩ tử nên có hai bữa phụ nên tăng thêm để duy trì năng lượng. Hai bữa phụ nên ăn vào giữa buổi chiều, và sau bữa chính khi các sĩ tử phải học thêm vào buổi tối.
Thực phẩm trong bữa phụ nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, ít đường, ít chất kích thích. Đặc biệt là những sản phẩm từ sữa. Khi chọn sữa thì nên chọn sữa nguyên kem, không nên thêm đường. Sữa chua, bánh flan là những lựa chọn rất tốt.
Những thực phẩm này rất lành mạnh và tốt cho não vì có nhiều chất giúp cho hoạt động chuyển hóa và hấp thu. Một sản phẩm khác có thể bổ sung là các loại ngũ cốc.
Một số sĩ tử thích ngọt có thể thay đổi cho các món chè, nên ăn chè loại đậu đỗ và cho ít đường. Bởi vì các loại đậu đỗ có rất nhiều vi khoáng như kali, kẽm cho các tế bào não hoạt động tốt. Đây là những chất rất cần thiết cho các tế bào não bộ.
Những khuyến cáo
Bác sĩ Ngọc Diệp khuyến cáo sĩ tử không nên bỏ bữa. Đồng thời, phụ huynh nên chú ý việc lựa chọn thực phẩm ở những cửa hàng uy tín, chất lượng. Hạn chế mua thực phẩm quá nhiều màu sắc, quá nhiều mùi vị có thể gây ngộ độc trước kì thi. Khi chế biến món ăn cho sĩ tử tránh nấu quá kỹ.
Đặc biệt, hạn chế việc uống nhiều thuốc tăng lực, cafe, chất kích thích. Cafein có thể giúp tỉnh táo tức thời nhưng sau đó các tế bào não hoạt động quá mức thì trở nên quá tải.
THẢO ANH
Theo Lao động
Có nên sử dụng thuốc tăng cường trí nhớ trong mùa thi? Cứ mỗi mùa thi đến gần, các gia đình đều tìm các biện pháp để tăng cường sức khỏe và cũng để cho con em mình ôn luyện tốt hơn. Trong đó, một biện pháp được nhiều gia đình kỳ vọng, đó là sử dụng thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng, được quảng cáo về hiệu quả cải thiện trí nhớ. Tuy...