Showroom đóng cửa, nhân viên kinh doanh xe hơi ồ ạt lên mạng livestream
Số lượng các phiên livestream liên quan đến ngành xe hơi đã tăng 15 lần trong tháng 3/2020 so với tháng 1/2020 và lượng người xem cũng tăng gấp 6 lần.
Ảnh minh họa: Reuters
Do showroom xe hơi phải đóng cửa vì dịch bệnh, nhân viên kinh doanh xe Trung Quốc xem livestream là một cách để giữ kết nối với khách hàng tiềm năng, những người cũng ở nhà vì lệnh phong tỏa.
Theo báo cáo của ứng dụng xe hơi Dcar và Hiệp hội Môi giới xe hơi Trung Quốc, số lượng các phiên livestream liên quan tới ngành công nghiệp ô tô tăng 15 lần trong tháng 3 so với tháng 1 và tổng số người tham gia tăng 6 lần.
Đỉnh điểm, có ngày ghi nhận 7.000 phiên livestream về xe. Cũng như các streamer chuyên nghiệp, môi giới và nhà sản xuất xe đang nỗ lực để bán xe qua mạng.
Báo cáo lấy dữ liệu từ Dcar, cổng tin tức Jinri Toutiao, website livestream và video Douyin, Xigua. Tất cả các dịch vụ này đều của ByteDance. Ông Ma Jun, Giám đốc sản phẩm của Dcar, nhận định xu hướng livestream xe hơi đã xuất hiện, thu hút được cả sự chú ý của người dùng lẫn nhà sáng tạo nội dung.
Video đang HOT
Livestream trở thành địa chỉ quen thuộc cho các doanh nghiệp xứ Trung khi các kênh bán hàng trực tiếp bị tác động của dịch bệnh. Nhiều công ty, bao gồm cả bất động sản và xe hơi, chuyển lên các nền tảng trực tuyến để kết nối với khách hàng. Theo báo cáo của hãng phân tích iiMedia Research, thị trường thương mại điện tử livestream ước đạt 900 tỷ NDT trong năm 2020, tăng từ 433,8 tỷ NDT năm 2019, trong khi số lượng người dùng dự kiến đạt 524 triệu, tăng từ 504 triệu năm 2019.
Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc vốn đã chịu thiệt hại vì thương chiến Mỹ – Trung kéo dài, nay lại bị ảnh hưởng nặng nề do người dùng hoãn mua xe vì lo lắng về triển vọng việc làm và kinh doanh.
Du Lam
Nhiều cửa hàng di động đóng cửa, nhân viên tạm nghỉ vì dịch Covid-19
Kinh doanh khó khăn, cắt giảm nhân sự là tình cảnh chung của thị trường di động Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát trên diện rộng.
Kể từ 0h00 ngày 28/3/2020, các cơ sở kinh doanh không cần thiết tại nhiều địa phương sẽ phải tạm thời đóng cửa dừng hoạt động nhằm phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Điều này đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với hoạt động của nhiều cơ sở kinh doanh, trong đó có ngành hàng di động.
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, đại diện chuỗi bán lẻ CellphoneS cho biết, tính đến sáng 30/3, đã có tổng cộng 13 cửa hàng của đơn vị này phải tạm ngưng hoạt động. Đây đều là các cửa hàng tại khu vực Hà Nội, trong khi đó, 23 cửa hàng tại TP.HCM vẫn hoạt động bình thường.
Theo đó, các cửa hàng tạm ngưng phần lớn là đóng cửa ngừng hoạt động hẳn. Đơn vị này cũng không tiếp khách tại cửa hàng, chỉ duy trì một số ít cơ sở hoạt động bên trong để đóng hàng và giao hàng.
Một cửa hàng trên phố Bạch Mai (Hà Nội) đang phải ngừng hoạt động do dịch bệnh.
Chia sẻ thêm về tình cảnh của mình, doanh nghiệp này cho biết, do cửa hàng đóng cửa nên các nhân viên được cho nghỉ tạm thời ở nhà. Một số nhân viên lo lắng vì tình hình dịch bệnh kéo dài nên đã chủ động xin nghỉ, một số khác bị buộc phải cắt giảm do cửa hàng thắt chặt chi tiêu.
Với những nhân sự còn lại, họ được chuyển đổi từ công việc offline sang online, phục vụ việc đóng và giao hàng hoá tại nhà. Đây cũng là cách để đơn vị này có thể duy trì một phần doanh thu và giữ chân được khách hàng.
"Hi vọng dịch bệnh tại Việt nam có thể mau chóng được kiểm soát. Sau 2 tuần nữa, chúng tôi sẽ có các bước hành động tiếp theo về nhân sự khi thông tin về tình hình dịch bệnh rõ ràng hơn.", đại diện CellphoneS nói.
Không chỉ riêng chuỗi bán lẻ này, nhiều doanh nghiệp trong ngành hàng di động, máy tính khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Mới đây, chuỗi siêu thị máy tính Phong Vũ cho biết sẽ tiến hành tạm dừng hoạt động 3 cơ sở tại Hà Nội trên các tuyến phố Trần Đại Nghĩa, Xuân Thuỷ, Thái Hà và một cơ sở tại Thái Nguyên. Việc giao dịch mua bán sẽ vẫn được tiếp tục dưới dạng online thay vì offline như trước.
Với một đơn vị khác là chuỗi bán lẻ FPT Shop, đại diện hệ thống này cho biết, các cửa hàng tại khu vực Hà Nội đã hoàn toàn đóng cửa. Trong khi đó, các cửa hàng của FPT Shop tại TP. HCM vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy vậy, đơn vị này sẽ lập tức triển khai việc tạm dừng hoạt động các cơ sở ở những nơi khác ngoài Hà Nội nếu phía chính quyền địa phương có yêu cầu.
Hiện tất cả các chuỗi bán lẻ di động lớn tại địa bàn Hà Nội đều đã ngừng hoạt động và chuyển sang bán hàng online.
Với các cửa hàng vẫn còn đang mở bán, chuỗi bán lẻ này sẽ thực hiện việc tối ưu nhân sự, chỉ duy trì dưới 20 người tại mỗi cửa hàng. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc cũng như phục vụ khách hàng, các nhân viên tại đây cũng được yêu cầu phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
Chia sẻ thêm, đại diện FPT Shop cho biết, các cửa hàng trong hệ thống sẽ thường xuyên thực hiện việc tiêu độc khử trùng và bảo đảm các nguyên tắc vệ sinh phòng dịch theo đúng hướng dẫn từ phía Bộ Y tế. Các biện pháp này bao gồm việc đeo khẩu trang, rửa tay, thường xuyên đo nhiệt độ,...
Tuy mỗi doanh nghiệp lại có một cách thức khác nhau để duy trì hoạt động của mình trong hoàn cảnh dịch bệnh, thế nhưng có thể dễ dàng nhận thấy những tác động của Covid-19 tới thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp và mỗi người dân đều mong muốn dịch bệnh sớm qua đi để việc kinh doanh sớm có thể trở lại bình thường.
Trọng Đạt
Cách các nhà hàng "sống sót" nhờ công nghệ trong mùa dịch COVID-19 Sự bùng phát dịch COVID-19 đã khiến các dịch vụ nhà hàng, ăn uống phải đóng cửa. Nhiều chủ nhà hàng đã phải nhờ đến sự trợ giúp của công nghệ để "sống sót" qua mùa dịch. Các dịch vụ được coi là "không thiết yếu" như nhà hàng, quán cafe, quán bar... đã phải đóng cửa trên khắp thế giới sau khi...