Shopee hỗ trợ 100 tỉ đồng giúp các nhà bán hàng trong dịch Covid-19
Shopee vừa công bố triển khai gói hỗ trợ để giúp các nhà bán hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19. Tổng giá trị của gói khoảng 100 tỉ đồng.
Shopee vừa chính thức công bố triển khai gói hỗ trợ giúp các nhà bán hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ
Gói hỗ trợ này nhằm giúp các nhà bán hàng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì khả năng vận hành. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục được dễ dàng tiếp cận nhiều sản phẩm thiết yếu với giá cả phải chăng.
Gói hỗ trợ mang tên “Shopee hỗ trợ trăm tỉ” bao gồm 3 hạng mục:
- Hỗ trợ chi phí quảng cáo và vận chuyển: Các nhà bán hàng trong chương trình sẽ được Shopee hỗ trợ miễn phí vận chuyển trong vòng 4 tuần khi được tham gia chương trình Shopee Freeship Xtra không mất phí. Ngoài ra, Shopee hỗ trợ thêm 400.000 đồng chi phí voucher và quảng cáo từ khóa.
- Với các nhà bán hàng Shopee Freeship Xtra hiện tại: Những nhà bán hàng đang tham gia chương trình Shopee Freeship Xtra sẽ nhận 800.000 đồng chi phí voucher và quảng cáo từ khóa.
- Hỗ trợ các nhà bán hàng mới thành công trên online: Shopee sẽ phát triển các chương trình huấn luyện và hỗ trợ nhắm đến các nhà bán hàng mới, với mục tiêu giúp họ sớm thành công và phát triển mạnh trên Shopee. Các nhà bán hàng mới sẽ được miễn phí 4 tuần tham gia chương trình Freeship Xtra cũng như được hỗ trợ 300.000 đồng tiền voucher và quảng cáo từ khóa.
Video đang HOT
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho biết: “Với sự quyết tâm góp sức của Shopee trong bối cảnh toàn xã hội đang chiến đấu chống dịch Covid-19. Chúng tôi kỳ vọng chương trình này sẽ giúp các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã song hành cùng Shopee trong thời gian qua, có thể duy trì hoạt động, gia tăng mức độ nhận diện trực tuyến, và hơn hết, có thể tiếp cận nhiều khách hàng mới và tăng doanh thu”.
Ngoài ra, người dùng trên Shopee sẽ tiếp tục được tiếp cận những sản phẩm đa dạng với mức giá tốt trên thị trường. Cụ thể, người dùng có thể tiết kiệm chi phí mua sắm khi tham gia chương trình “ở nhà không khó” với ưu đãi giảm giá đặc biệt áp dụng cho các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng thiết yếu.
Thành Luân
Bán hàng online trên Facebook bị hacker lừa 150 triệu đồng
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của những người bán hàng online, hacker đã lừa đảo số tiền lên tới 150 triệu đồng.
Ngày 25/3, bà K. Huyền, chủ shop hoa online tại đường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bị một tài khoản Facebook lừa đảo số tiền 150 triệu đồng.
"Người này là khách quen thường đặt mua hoa lan của tôi. Họ mua một đơn hàng hoa với giá 3,2 triệu đồng. Ở bước chuyển tiền, người này nói đang ở Mỹ và chuyển khoản qua Western Union, yêu cầu tôi làm theo hướng dẫn để nhận tiền," bà Huyền kể lại.
Bằng một số thủ đoạn, kẻ gian đã lừa người dùng chuyển tiền 3 lần với tổng giá trị 150 triệu đồng.
Người này gửi cho bà Huyền một liên kết giả mạo ngân hàng. Trang web này yêu cầu đăng nhập Internet Banking và mật khẩu. Sau bước đăng nhập, một mã OTP được gửi về điện thoại của bà Huyền.
"Người này yêu cầu tôi nhập OTP để nhận tiền về tài khoản. Sau khi nhập, tài khoản của tôi bị trừ 50 triệu ngay lập tức. Quá hoảng loạn, tôi hỏi lại người này thì họ nói tôi chụp ảnh màn hình tin nhắn trừ tiền của ngân hàng để xem lý do", bà Huyền nói.
Ngay lúc chụp màn hình, một mã OTP khác được gửi về điện thoại bà Huyền. Với mã OTP thứ hai này, 50 triệu đồng tiếp theo lại được chuyển về tài khoản của kẻ lừa đảo.
"Người này tiếp tục bảo tôi nhập OTP vào trang web nếu không tài khoản sẽ bị đóng băng. Lúc này tôi quá hoảng loạn, như bị thôi miên nên nhập thêm OTP. Tổng cộng tôi bị lừa mất 150 triệu đồng", bà Huyền chua xót kể lại.
Theo bà Huyền, vì đây là khách quen, đã mua hàng nhiều lần nên bà hoàn toàn tin tưởng. Tuy vậy, sau đó bà Huyền mới biết tài khoản Facebook của khách hàng này đã bị hacker tấn công.
Hiện bà Huyền đã trình báo vụ việc với Công an quận Cầu Đất, Hải Phòng.
Chiêu lừa đảo mới tập trung vào những người bán hàng, dịch vụ online. Ảnh: CoinTelegraph.
"Chiêu lừa đảo này không phải mới. Khác với hình thức lừa đảo trước đây đánh vào lòng tham, cách mới này tập trung vào những người buôn bán hàng online không am hiểu các giao dịch ngân hàng.
Người dùng tuyệt đối không điền tài khoản Internet Banking vào bất cứ trang web nào có liên kết lạ để tránh mất tiền", T. Đức, chuyên gia an ninh mạng đang làm việc tại Mỹ chia sẻ.
Không riêng bà Huyền, chị T. Xuân tại TP.HCM, kinh doanh dịch vụ cho thuê nhà AirBnB cũng từng nhận được một giao dịch như vậy từ khách nước ngoài.
"Họ gửi một liên kết, yêu cầu đăng nhập để nhận tiền. Do từng có kinh nghiệm nhận tiền từ Western Union, tôi hiểu chỉ có thể ra đại lý chứ không thể nhận trực tuyến nên may mắn không bị lừa", chị T. Xuân nói.
Trong email gửi đến Zing, ông Sabbir Ahmed - Giám đốc khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản của ngân hàng HSBC Việt Nam chia sẻ một số khuyến cáo đến người dùng để bảo vệ tài khoản.
Khi mua hàng trực tuyến, chủ thẻ nên kiểm tra xem trang web đó có được bảo mật hay không. Dấu hiệu để nhận biết một trang web được bảo mật chính là biểu tượng ổ khóa cạnh đường dẫn đến trang web trong thanh địa chỉ.
Chỉ nên giao dịch với những trang web có uy tín. Một số trang web mua hàng có thêm các tính năng như "Được xác nhận bởi Visa" hay "Mã bảo mật của MasterCard". Đây là biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ cho chủ thẻ.
HSBC cũng khuyến cáo chủ thẻ lưu ý đến những tin nhắn điện thoại thông báo giao dịch và kiểm tra kỹ sao kê để chắc chắn các giao dịch đó hợp pháp.
Khi thấy nghi ngờ về bất kỳ giao dịch nào, chủ thẻ cần báo ngay cho ngân hàng càng sớm càng tốt. Nếu chủ thẻ thận trọng và báo cáo kịp thời các giao dịch có dấu hiệu bất thường, ngân hàng sẽ có biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn.
Trọng Hưng
Công nghệ trong giao dịch địa ốc mùa dịch Bán hàng qua app, trải nghiệm sản phẩm tại nhà bằng công nghệ 3D... đang giúp một số chủ đầu tư địa ốc phát huy lợi thế thị trường bất chấp dịch bệnh kéo dài. Nguyễn Hưng Hải - nhà đầu tư cá nhân tại TP HCM vừa chốt đầu tư một căn hộ cao cấp của Sunshine tại quận 4 trong vài...