Shockirus: Con quái vật ký sinh đáng sợ của MonsterVerse
Quái vật Shockirus là sinh vật sống khá độc lập. Nó không có bất kỳ mối quan hệ nào với những loại quái vật xuất hiện trước hoặc sau nó. Do đó, Shockirus không có đồng minh cũng như kẻ thù.
Trong số những chủng loại quái vật từng xuất hiện ở vũ trụ kaiju, Shockirus có lẽ là loại quái vật đặc biệt nhất. Loại sinh vật này có kích cỡ không quá lớn, nhưng khả năng săn mồi của nó thì lại rất đáng nể.
Thông tin quái vật
Tên gọi: Shockirus, Shokilas, Rận biển
Chủng loài: Rận biển
Chiều cao: 150cm
Chiều dài: 1m
Khối lượng: 45kg
Quái vật Shockirus là sinh vật sống khá độc lập. Nó không có bất kỳ mối quan hệ nào với những loại quái vật xuất hiện trước hoặc sau nó. Do đó, Shockirus không có đồng minh cũng như kẻ thù.
Nguồn gốc
Shockirus xuất hiện lần đầu tiên trong phần phim Godzilla 1984 và sau đó là trong The Return of Godzilla. Vẻ bề ngoài của con quái vật được miêu tả là gần giống với loại sinh vật chân đối dưới biển. Dù Shockirus dễ bị nhầm lẫn với cua móng ngựa khổng lồ, nhưng nếu để ý kĩ sẽ nhận thấy nó nhiều chân và vỏ cứng hơn. Phần vỏ của sinh vật hiện nhiều vết sưng, kèm theo đó là một chiếc đuôi nhọn có hai đầu.
Nguồn gốc của Shockirus được bác sĩ Hayashida đặt giả thuyết là từ một con rận biển ký sinh trên cơ thể Godzilla. Tuy nhiên, do sinh vật ký sinh này hút màu Godzilla nên đã tiếp xúc với nguồn phóng xạ và do vật đã xuất hiện đột biến, khiến nó phát triển mạnh về kích cỡ lẫn mức độ nguy hiểm.
Tiếng gầm của Shockirus có thể sánh ngang với hai quái vật khác là Ebirah và quái vật nhền nhện khổng lồ Kumonga.
Tập tính săn mồi của Shockirus
Trong phần phim The Return of Godzilla, sau khi Godzilla tấn công tàu đánh cá Yahata-Maru, Shockirus đã nhảy khỏi người Godzilla và ở lại trên tàu. Với tập tính săn mồi tàn bạo, con quái vật này đã truy đuổi và diết hại tất cả những người còn sống trên con tàu. Không dừng laiij ở đó, Shockirus còn rút hết chất dịch trong cơ thể nạn nhân, biến họ trở thành những cái xác khô.
Người duy nhất còn sống sót trên tàu là Hiroshi Okumura – một ngư dân. Mặc dù Hiroshi cũng bị thương khi đụng độ với Shockirus, nhưng anh đã nghĩ ra cách tự nhốt mình trong tủ khóa để trốn khỏi con quái vật săn mồi này. Khi phóng viên Goro Maki lên tàu vào ngày hôm sau, Shockirus cũng tấn công anh ta. Nó đã bò lên ngực chàng phóng viên và định hút dịch cơ thể của anh ta. May mắn là anh chàng ngư dân Hiroshi Okumura lúc này đã kịp thoát ra khỏi tủ cũng như tấn công rồi làm chết sinh vật đáng sợ này bằng một cái rìu.
Quái vật Shockirus có lẽ là quái vật đặc biệt nhất của vũ trụ kaiju, nó có khả năng nhảy cao và xa. Loại sinh vật này kiếm ăn bằng cách hút cạnh dịch lỏng có trong cơ thể vật chủ. Lớp vỏ cứng bên ngoài cũng có tác dụng bảo vệ nó thoát khỏi những tổn hại.
Shockirus hoàn toàn chỉ là ký sinh trên cơ thể Godzilla, vì vậy nó không có liên quan đến những loại kaiju khác. Do đó, nhìn chung Shockirus không quá nguy hiểm như những quái vật khổng lồ thời tiền sử hay quái vật có nguồn gốc không gian. Shockirus cũng dễ bị tiêu diệt bằng những đòn tấn công vật lý thông thường.
Theo Helino
6 loài vật chờ cả đời để được "tình một đêm"... rồi chết
Loài chuột Antechinus thường xuyên được lên các bản tin gần đây vì lý do chúng "chơi trò chơi người lớn" quá nhiều dẫn đến chết. Đây không phải là sự suy thoái trong quá trình tiến hóa, mà thức chất là đặc điểm riêng của loài.
Một con chuột Anutechinus đực dành nửa cuộc đời của chúng để quan hệ giao phối tới 14 tiếng mỗi ngày. Và đó không phải những cuộc mây mưa nhẹ nhàng, tình cảm mà là kiểu giao phối "đánh nhanh thắng nhanh". Kiểu giao phối này nhanh đến mức vượt quá khả năng cung cấp tinh trùng của cơ thể và khiến chúng kiệt sức hoàn toàn. Chúng sẽ rụng lông, chảy nhiều máu trong và chết trước khi kịp đón sinh nhật đầu tiên của mình.
Một chú Antechinus đực khiêm nhường... trước khi "lâm trận"
Và để vinh danh sự ra đi đầy bi thảm của loài chuột Anutechinus, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn một số loài khác trên Trái Đất này cũng sống chỉ để sinh sản... rồi chết. Có một cái tên khoa học dành riêng cho những loài này là semelparous animals (động vật bán tinh). Những loài động vật này chỉ có một cơ hội để giao phối và sinh sản trong đời, nhưng đôi khi là chúng giao phối liên tục cho đến lúc chết.
Các loài semelparous chắc chắn sẽ chết sau mùa giao phối, nhưng chúng không bận tâm về việc phải sống sót. Do vậy, những con đực sẽ dồn hết sức lực để tìm bạn đời và "chiến đấu". Tuy nhiên, khá ít loài động vật có vú và động vật có xương sống lựa chọn kiểu sinh sản này.
Ong đực
Đây là một ví dụ điển hình. Không như những con cái, ong đực sinh ra chỉ để giao phối với ong chúa. Thi thoảng chúng sẽ sử dụng cánh để làm mát tổ ong nếu quá nóng, còn không chúng chỉ nằm đó và chờ đến mùa sinh sản. Một số con sẽ giao phối thành công với ong chúa và tất cả đều chết sau đó. Quả là một cuộc sống tuyệt vời, đúng không?
Cá hồi Thái Bình Dương
Cá hồi trông đáng sợ hơn bạn nghĩ đấy
Cá hồi nổi tiếng nhờ việc bơi ngược dòng sông để đẻ trứng, nhảy qua những con thác nhỏ và bơi đến nơi sinh sản. Những con cái gần như sẽ chết ngay sau khi đẻ trứng, trong khi những con đực sống lâu hơn, đủ để bảo vệ trứng.
Và sau đó, chúng cũng sẽ chết do không ăn gì từ khi vào vùng nước ngọt. Chúng sống nhờ vào năng lượng dự trữ từ việc đốt mỡ để di chuyển, một khi số năng lượng này cạn kiệt, chúng sẽ chết.
Bạch tuộc vùng biển sâu
Con cái thuộc loại bạch tuộc Graneledone boreopacifica sống hàng nghìn mét dưới đáy biển và dành cả một quãng đời để sống trong cảnh đói đến chết để bảo vệ trứng của chúng. Một nhóm nghiên cứu đã khám phá ra loài bạch tuộc này trông nom đám trứng của nó suốt 53 tháng liền.
Trong suốt thời gian đó, loài bạch tuộc Graneledone boreopacifica không hề ăn bất cứ thứ gì hay làm gì, ngoại trừ việc nằm lên trên những đứa con chưa nở của mình. Sau đó, con cái sẽ chết. Còn con đực thì nhiều khả năng đã chết ngay sau khi giao phối. Điều này cho thấy, ngay cả những sinh vật thông minh cũng có thể vứt bỏ lý trí của mình chỉ vì một đêm mặn nồng.
Ký sinh trùng bộ cánh xoắn
Một con ký sinh trùng bộ cánh xoắn đực. Để thấy hình ảnh một con cái, hãy tưởng tượng một cục u màu đen bên ngoài mông của một con tò vò
Đúng như tên gọi của nó, những con ký sinh trùng này sống một cuộc sống rất "xoắn". Con cái sẽ ký sinh vào một loài côn trùng khác, như ong hay tò vò, chỉ lộ ra mỗi bộ phận "nhạy cảm" (cơ bản là mông của nó).
Con đực sẽ bay theo, giao phối và bay đi nơi khác. Con đực sẽ chết sau đó, cuốc sống của nó chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ sau khi nở. Còn con cái ấp trứng và con của nó sẽ ăn chính mẹ của mình từ trong ra ngoài. Quả là tình mẫu tử.
Tắc kè hoa
Không, nó không đổi màu để ngụy trang đâu
Mỗi năm, số lượng tắc kè hoa trên toàn cầu sẽ tăng lên rồi lại giảm xuống. Chúng chỉ sống khoảng 4 đến 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau, trong khoảng thời gian này chúng sẽ phát triển, giao phối, đẻ trứng và cuối cùng là chết.
Chúng chỉ sống trên một hòn đảo ở Madagascar tại một khu vực rất nhỏ trong rừng. Hầu hết thời gian tồn tại của chúng là nằm trong trứng. Vì vậy dù chúng vẫn tồn tại, nhưng lại không mang lại nhiều dấu ấn lắm. Không phải mọi câu chuyện về tiến hóa đều có sức hút cả.
Theo Vnreview
Kamacuras: Siêu bọ ngựa siêu nguy hiểm nhất vũ trụ MonsterVerse Khác với những quái vật có nguồn gốc tiền sử hoặc ngoài hành tinh khác, Kamacuras được chính con người tạo ra. Ảnh minh họa Kamacuras là quái vật khổng lồ thuộc vũ trụ kaiju được hãng Toho ra mắt vào năm 1967 trong phần phim Godzilla và Son of Godzilla. Khác với những quái vật có nguồn gốc tiền sử hoặc ngoài...