Shippers – Người lưu chuyển niềm vui (Kỳ 5): Hành trình về Lâm Ống Hút
Từ thiện không phải là quẳng cho con chó khúc xương, mà từ thiện là ném cho con chó khúc xương trong lúc mình cũng đói như con chó – Jack London
Những ngày gần đây, hình ảnh một chàng trai với vẻ ngoài bụi bặm, chỉ có duy nhất một bộ quần áo mặc đi mặc lại, rong ruổi trên các con đường Sài Gòn tặng quà cho người nghèo đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Anh là Phạm Tùng Lâm tức “Lâm Ống Húc”, 30 tuổi, hiện đang là chủ một xưởng gỗ tại TP.HCM.
Lâm Ông Húc và chiếc xe cà tàng đi khắp Sài Gòn.
Đi một mình và cũng không lên lộ trình, bạn đồng hành của Lâm là chiếc xe máy cà tàng chất đầy khẩu trang, bánh ngọt, sữa, nước suối. Đều đặn mỗi ngày, Lâm từ Thủ Đức qua khắp các quận, thấy người nào sống lang thang bên đường hoặc dân lao động là tấp vào trò chuyện, trêu đùa dăm ba câu. Ban đầu họ cũng dè chừng vì chàng trai này “trông bụi đời quá”, nhưng chính cách anh hỏi han với giọng điệu dí dỏm đã họ dần cảm thấy thoải mái, gần gũi. Lâm từng tâm sự rằng, anh tặng quà theo cảm tính, càng là người lớn tuổi, người không có khả năng lao động, anh lại tặng quà nhiều….
Đừng sống trong màu trắng rồi kì thị màu đen
* Trước đây, Lâm cũng có một chương trình từ thiện được thực hiện trong nhiều năm đúng không?
Có, Lâm sáng lập ra chương trình này khoảng 10 năm trước khi còn học tại Đại học Văn Lang. Sau 5 năm trực tiếp dẫn dắt thì mình bàn giao cho các em khóa sau tự hoạt động, chỉ tham gia cố vấn. Chương trình mất 2-3 tháng chuẩn bị nhưng lại thực hiện chỉ một lần mỗi năm vào đêm Noel. Vào đêm đó, nhóm sẽ chạy xe từ khuya đến sáng, đi khắp mọi nẻo đường gặp bà con khó khăn và tặng quà họ.
Thật ra, tặng quà cũng là một cái cớ để mình có cơ hội ngồi lại nói chuyện, lắng nghe tâm sự, an ủi họ, hiểu được những hoàn cảnh khó khăn tại Sài Gòn. Sau đêm đó, chúng mình sẽ đúc kết thành những bài viết để lan tỏa thông điệp, chia sẻ niềm hạnh phúc đến các bạn trẻ.
* Từ khi nào Lâm lựa chọn cuộc sống gần gũi với những người có hoàn cảnh khó khăn như vậy?
Thực ra đến giờ 30 tuổi rồi nhưng Lâm chưa có nhà ở Sài Gòn. Là phận ở nhà thuê nên lúc nào họ tăng giá, lấy nhà lại hay giải tỏa là gia đình Lâm lại phải chuyển đi chỗ khác. Lâm sinh ra ở quận 3 nhưng đã chuyển đi khắp các quận rồi. Và chính nhờ mỗi lần chuyển nhà như vậy, Lâm được sống trong môi trường mới, được khám phá khắp mọi nơi.
Nóithật, chỉ cần nhắm mắt là Lâm cũng biết mình đang ở ngã tư nào, đoạn nào (cười). Vì thế những ngày chạy xe vừa rồi mình thấy rất quen thuộc. Giữa mùa dịch, mình vẫn sống ở Sài Gòn vẫn được chạy xe ở Sài Gòn, gặp con người ở Sài Gòn và càng thấy yêu Sài Gòn hơn.
Lâm gọi hành trình của mình là đi “tấu hề đường phố”.
*Nói vậy , có vẻ Lâm đã có một tuổi thơ khá có nhiều biến động?
Thật ra, Lâm coi chuyện mình sinh ra trong một gia đình nghèo khó là một sự may mắn. Từ người Lâm yêu nhất là mẹ cho đến ông bà, các cậu các mợ, ai cũng phải đổ mồ hôi, lăn lộn mới kiếm được đồng tiền. Mọi người rất hiểu giá trị của đồng tiền, hiểu được giá trị của sự trải nghiệm trong cuộc đời.
Ngày xưa Lâm sinh ra trong một xóm lao động nghèo, lại có nhiều tệ nạn. Lên cấp 1, Lâm học ở trường tình thương xóa mù chữ. Những người là bạn cùng lớp với Lâm đôi khi là một chú xe ôm, một bác chạy xe ba gác, một chú lượm ve chai, một chị bán vé số… Lâm được tiếp xúc với họ từ nhỏ nên không bao giờ Lâm e sợ, tránh né với những người bị coi là đứng thấp trong xã hội. Đến khi lên cấp 2, Lâm cũng học ở trường tạm gọi là cá biệt, bạn bè là những cậu bạn ở tuổi thích thể hiện nên mình lại có thêm sự trải nghiệm.
Phụ huynh thì hay răn đe theo kiểu “đừng có chơi với tụi nó”. Nhưng Lâm thì khác, Lâm không muốn sống trong màu trắng rồi kì thị, chửi rủa màu đen – trong khi bản thân mình không hiểu rõ màu đen là gì, biết đâu trong màu đen đó có thêm những đốm sáng. Khi mình hiểu cái màu đen, thích nghi với nó thì sẽ chẳng phải kì thị, tránh né.
Lớn hơn, dần dần Lâm có được kĩ năng xã hội, tiếp xúc nói chuyện với nhiều đối tượng trong xã hội, hòa mình với họ. May mắn là mẹ Lâm hiểu rõ điều đó. Thậm chí, nhiều lúc hàng xóm “mắng vốn” về Lâm, mẹ còn chắc nịch: “Nó hư thì đã hư từ lâu rồi. Tui tin là nó chơi nhưng nó biết điểm dừng”. Và đến bây giờ thì đúng là mình không làm gì cho mẹ thất vọng.
Từ năm 7 – 9 tuổi Lâm đã tự kiếm được tiền bằng cách lượm rác, lượm ve chai. Nghĩa là mình đã ở đáy xã hội rồi. Những người chịu chơi, chịu tiếp xúc với Lâm ở thời điểm đó cũng chính là những người giống như Lâm.
*Có phải , c hính tuổi thơ ấy đã tạo lên một phong cách gần gũi, rất đời thường của Lâm Ống Húc như bây giờ?
Như Lâm kể đó, từ xuất thân của mình, Lâm nhận ra là người nghèo cũng có câu chuyện, cũng muốn được lắng nghe, chia sẻ. Chỉ khác là cách họ bày tỏ rất mộc mạc, đôi khi còn thô sơ, thậm chí là thô kệch với những câu chửi thề. Nhưng nếu chúng ta thấm được thì sẽ hiểu họ đang than thân trách phận, tủi thân cho phận đời của họ. Bỏ qua cái chuyện Lâm đã được ăn học hay công ăn việc làm tới đâu, khi ra xã hội thì Lâm luôn muốn hòa mình cùng họ.
Suốt 2 tháng vừa qua, Lâm chỉ mặc hoài một bộ đồ. Không phải Lâm không có đồ mới để thay mà vì khi mặc bộ đồ đó, Lâm thấy mình giống như họ vậy. Muốn hiểu được người nghèo, phải sống như người nghèo. Có lần Lâm nài mua lại một ổ bánh mì của một chú lượm được ở lề đường với giá 500 ngàn đồng. Nhiều người nghĩ Lâm sẽ bỏ nó hoặc cho mấy con cún ở nhà. Nhưng không, Lâm ăn đó, ăn để trải nghiệm cảm giác ăn đồ đi lượm ở bãi rác như thế nào.
Chính vì Lâm tự đặt bản thân mình vào họ nên Lâm gần gũi với họ từ lời ăn, tiếng nói đến ngoại hình, và họ cảm thấy mình như bạn bè, người thân.
Hạnh phúc của Lâm là được lắng nghe tâm sự của người nghèo.
Hạnh phúc là còn đủ ngũ quan, đôi chân và đôi tay
* Quay trở lại câu chuyện cuộc sống thường ngày . Thời gian mới có dịch, , Lâm làm thế nào để thích nghi với nó? Có phải do ở nhà lâu thấy “cuồng chân” nên bạn phải tìm việc ra đường không?
Lâm không bao giờ để một ngày trôi qua lãng phí hết. Dù không có đơn hàng nhưng Lâm vẫn lấy máy móc, gỗ vụn sáng tạo ra một số món quà, tặng cho gia đình và những người thân yêu. Tuy nhiên khi có quy định “ai ở đâu ở yên đó” Lâm mới nghĩ “vậy những người không có nhà thì họ ở đâu”.
Trước đó, trong những lần chạy xe ngoài đường, Lâm thấy người vô gia cư không dễ để có lựa chọn “ai ở đâu ở yên đó” khi buộc phải đi lượm ve chai, kiếm sống mỗi ngày. Lâm bắt đầu nhớ lại thời thanh xuân khi mình còn là sinh viên, khi gắn bó với chương trình từ thiện, được chia sẻ, gặp gỡ, trưởng thành từ những câu chuyện đầy tình người ấy. Và Lâm quyết định đi.
* Lâm có nhớ mình bắt đầu đi là từ khi nào không?
Lâm nhớ như in mọi thứ. Ngày 4/7, Lâm nhận tin từ gia đình là ông nội đi lạc nên xách xe chạy đi tìm ông. Lâm mất 4 ngày tìm thấy ông. Nhưng trong 4 ngày đó, Lâm lại thấy rất nhiều người đáng tuổi ông nội, bà ngoại hay cha mẹ mình đang sống vất vưởng, không biết đi đâu về đâu.
Sau đó Lâm tìm được ông nội ở kênh Nhiêu Lộc, quận 3. Qua lời ông kể, Lâm biết được là những ngày qua ông được bà con giúp đỡ rất nhiều, họ cho ông ăn, còn mời ông vào nhà ngủ nữa. Lâm rất muốn cảm ơn những con người Sài Gòn đã cưu mang ông Lâm. Từ sự cảm động đó, cộng cùng trăn trở khi gặp những “ông nội”, “bà ngoại” khác trên đường, nên Lâm quyết định chạy xe ra đường từ ngày 9/7 – ngày đầu tiên Sài Gòn thực hiện Chỉ thị 16.
Những trải nghiệm cuộc sống khiến Lâm cảm thấy trưởng thành mỗi ngày.
* Hành trang ban đầu Lâm mang theo là gì?
Ngày đầu ra đường Lâm còn chưa có gì luôn, một mình một xe thôi vì mình chưa có ý định tặng gì cả. Mình chỉ đơn giản là muốn quay chụp hình họ, lắng nghe câu chuyện của họ rồi xin phép gửi gắm câu chuyện lên facebook. Biết đâu, người nhà họ đọc được và nhận ra người nhà đi lạc ở Sài Gòn.
Hai ngày sau Lâm mới nghĩ: Mình tay không như thế này tiếp cận với họ khó quá, vì nhìn Lâm cũng “bụi đời”, rất nhiều người tiếp xúc với mình rất rụt rè. Lâm kiếm thêm hộp khẩu trang, chai nước suối để hợp thức hóa nó, để người ta thoải mái, chia sẻ với Lâm nhiều hơn.Rồi Lâm mang thêm nhiều đồ hơn cả bánh, vitamin, C sủi… Dần dần mình thấy thích với công việc “buôn lậu tình người” này.
* Trong quá trình đó Lâm có gặp khó khăn gì không?
Thời gian đầu cũng có. Ngoài giấy tờ tùy thân Lâm không có gì khác nên nhiều khi không thể qua chốt. Sau này, có 2 người cộng sự hỗ trợ, Lâm đã có đủ giấy tờ đi đường, song song với đó là việc đi “buôn lậu tình người” dần dần được các anh cán bộ biết tới. Chỉ cần nhìn mình đi tới là họ cười, cho qua luôn.
Rồi, cũng có lúc khi Lâm tới tặng đồ, có thể mọi người do đói và mệt mỏi nên thiếu kìm chế. Họ chen hàng, giành giật, làm cho Lâm bị hoảng. Nhiều lúc Lâm phải năn nỉ mọi người giữ khoảng cách, xếp hàng, hứa không bỏ ai hết. Cũng may mắn lúc thấy Lâm thật lòng như vậy, mọi người thấy thương và cũng chịu xếp hàng.
* Sau khi hết dịch Lâm có định tiếp tục việc chia sẻ với bà con như này nữa không?
Người nghèo thì lúc nào, ở đâu cũng có. Ở Sài Gòn cũng đâu phải chỉ dịch mới có người nghèo đâu. Việc Lâm chạy xe đi “tấu hề đường phố” như thế này không phải là “cảm nắng bất chợt”, rảnh quá không có gì chạy xe đi đâu. Từ năm 2015, Lâm đã nghĩ tới dịp kỉ niệm 10 năm thành lập chương trình thiện nguyện do mình lập ra hồi còn là sinh viên. Khi ấy, Lâm sẽ một mình chạy xe đạp ra Hà Nội, dùng tất cả câu chuyện về những mảnh đời khó khăn Lâm đã gặp làm hành trang lay động trái tim mọi người và xây dựng chương trình thiện nguyện thêm lớn mạnh hơn…
* Cuối cùng, với những gì mình đã trải qua, Lâm có muốn chia sẻ gì thêm với độc giả ?
Nhiều người nghĩ rằng Lâm đang đi làm từ thiện, đặt Lâm vào vị trí người cho. Nhưng không, Lâm đi là để nhận, để tự cứu rỗi bản thân mình. Vì ngày xưa mình rất tệ, rất xấu xí, nên sau này Lâm muốn làm gì đó để mình trưởng thành hơn, cho nên Lâm đi tìm họ. Những món quà Lâm tặng họ không làm thay đổi cuộc đời họ, họ nghèo vẫn sẽ nghèo. Nhưng Lâm mong sự chân thành của Lâm sẽ khiến họ mở lòng hơn. Chia sẻ những thăng trầm, cùng khóc cùng cười với họ, Lâm trưởng thành hơn sau mỗi câu chuyện đó.
Và thứ Lâm nhận về còn là sự trải nghiệm, cảm thông, trưởng thành, không phải chỉ sống cho riêng mình. Lâm mong rằng những bạn theo dõi Lâm trong suốt thời gian qua sẽ biết trân trọng hơn hạnh phúc mình đang có. Hạnh phúc ở đây đơn giản lắm, đó là khi mình còn đủ ngũ quan, còn đi được trên đôi chân của mình, đủ đôi tay làm những gì mình thích. Lâm gói ghém những câu chuyện đó, để sau này nếu một lúc nào đó, Lâm gặp điều xui rủi, Lâm sẽ nghĩ lại những câu chuyện đó để biết rằng mình đang rất hạnh phúc.
Và, cũng mong các bạn trẻ biết giới hạn đủ cho bản thân mình. Những người mà chúng ta nghĩ rằng họ nghèo, thực ra họ vẫn biết nghĩ cho những người khổ hơn.
Cảm ơn những chia sẻ của Lâm!
Người đàn ông 'chợ búa' đi xe máy cà tàng, rong ruổi khắp Sài Gòn tặng bánh cho người nghèo hot nhất TikTok
Thời gian gần đây, trên TikTok nổi lên một tài khoản có tên 'Lâm Ống Húc' với các video làm từ thiện có phần dân dã, 'chợ búa' nhưng lại vô cùng dễ thương khiến ai nấy xem xong cũng mỉm cười.
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok xuất hiện tài khoản 'Lâm Ống Húc' với những video đi trao tặng những chiếc bánh, hộp khẩu trang, chai nước suối... cho những người nghèo đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19.
Hiện tại, chưa đầy một tháng sau khi tạo, tài khoản TikTok của anh chàng 9X này đã có hơn 190.000 lượt theo dõi với hơn 3,6 triệu lượt tim trên tổng số video mà anh đăng tải.
Video: Anh Lâm trên chiếc xe máy cà tàng đi phát bánh mì, nước uống cho người nghèo gặp khó khăn
Được biết chủ tài khoản 'Lâm Ống Húc' là anh chàng 9X Phạm Tùng Lâm, 30 tuổi, hiện đang làm thiết kế nội thất gỗ tại TP.Thủ Đức, TP.HCM. Suốt những ngày qua, người đàn ông này đã cùng với chiếc xe máy 'cà tàng' của mình rong ruổi trên khắp đường phố Sài Gòn để trao quà đến người có hoàn cảnh khó khăn.
Trên chiếc xe Cub 50 nhỏ bé, trang phục đơn giản chỉ là mặc quần sọt, áo jean bụi cùng đôi dép lào, anh Lâm ngồi lọt thỏm giữa ba rổ bánh mỳ to đùng rong ruổi khắp phố phường Sài Gòn trong những ngày giãn cách để làm từ thiện. Chở đầy một xe bánh mỳ đủ các loại cùng sữa nước uống, khẩu trang, anh Lâm bon bon trên đường, cứ gặp ai khó khăn đi trên đường, anh đều cho theo một cách rất hào sảng.
Anh Lâm rong ruổi trên khắp nẻo đường Sài Gòn để đi phát đồ ăn, thức uống.
Cách nói chuyện chân chất như: 'Chú chú chú ơi, dừng dừng lại con tặng ít bánh ăn nè, con có nhiều lắm thích ăn bánh gì cho con'. Hay gặp ai có những đặc điểm mà có thể chọc được thì anh Lâm hết lòng chọc cho người ta một tràn cười rồi tặng bánh mỳ. Nhiều người đùa vui rằng: ' ông này làm tự thiện theo kiểu chợ búa nè nhưng mà vui' . Gặp ai trên đường anh cũng đều trò chuyện, cười vui rồi tặng bánh.
Theo báo Thanh Niên, anh Lâm mỗi ngày trao được gần 200 phần quà khác nhau, đa phần là đồ ăn, thức uống. Hôm nào có điều kiện, anh sẽ chở thêm cả khẩu trang, nước rửa tay, dầu gió. Anh cho biết, những món đồ này một phần là do nhà hảo tâm tài trợ, tuy không nhiều nhưng lại gửi gắm biết bao tình yêu thương trong đó.
Hình ảnh giản dị của anh Lâm ở ngoài đường.
Anh Lâm kể những ngày vừa qua, do thành phố thực hiện giãn cách, hàng quán đóng cửa nên khi đi đường, có đói hay khát nước cũng đều phải chịu. Chưa kể, có những hôm do chất nhiều hàng quá nên chiếc xe cũng bị đổ ngã giữa đường.
Dù vậy, anh cũng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện dừng làm từ thiện. Lúc nào anh cũng chỉ nghĩ làm sao để giúp đỡ mọi người. Thậm chí, khi nói đến công việc của mình, anh còn cảm thấy hãnh diện về bản thân vì đã làm những việc mà nhiều người không làm được.
Chiếc xe trở hàng trăm phần quà đến cho mọi người.
Được biết anh Lâm Ống Húc cũng không phải một người giàu có về mặt vật chất gì, nhưng động lực lớn nhất thôi thúc anh làm từ thiện những ngày qua nó xuất phát từ tấm lòng, từ những gì mình được thấy trước mắt.
Ngoài ra, anh Lâm chia sẻ rằng, bên cạnh việc thực hiện tốt khuyến cáo 5k, bản thân anh luôn chủ động xét nghiệm nhanh Covid-19 hai ngày/lần. Gần một tháng nay, dù nắng gắt hay mưa to, anh chàng 9X vẫn luôn vui vẻ trong công việc thiện nguyện này.
Mỗi chuyến hành trình của mình, 'Lâm Ống Húc' lại quay clip rồi đăng tải lên trang cá nhân nhằm lan toả năng lượng tích cực đến cộng đồng. Dù người già hay trẻ nhỏ, anh cũng hỏi han rất nhẹ nhàng, chất chứa biết bao sự quan tâm. Mọi người khi xem được đều vô cùng thích thú trước cách từ thiện đầy tình thương của anh.
"Lâm Ống Húc" năn nỉ hết hơi nhưng cô gái bán hàng rong quyết không nhận bánh, khẩu trang cùng 500k hỗ trợ, câu nói sau cùng gây bất ngờ Dù đã ra sức năn nỉ, thuyết phục nhưng cô gái bán hàng rong nhất quyết từ chối không nhận bánh mì, khẩu trang và một phần tiền nhỏ của anh "Lâm Ống Húc". Trong những ngày dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, anh Phạm Tùng Lâm, 30 tuổi, hay còn gọi "Lâm Ống Húc" vẫn miệt mài đi làm từ thiện....