Shipper làm việc quần quật tới nửa đêm, tháng thu nhập hơn 123 triệu đồng
Nam shipper trên hòn đảo Ulleung trở nên nổi tiếng sau khi video ghi lại quá trình làm việc vất vả của anh lan truyền khắp mạng xã hội.
Kim Soo Hyeon (34 tuổi), là một trong số ít người giao hàng đang phục vụ khoảng 9.000 cư dân trên đảo Ulleung, Hàn Quốc.
Mới đây, đoạn video ghi lại quá trình làm việc trong một ngày của anh đã gây sốt trên mạng xã hội nước này. Video nhanh chóng thu hút được hơn 350.000 lượt xem và 1.400 ý kiến bình luận.
Hình ảnh từ video cho thấy, việc giao hàng trên đảo của Kim gặp nhiều khó khăn như thế nào. Nhưng anh vẫn giữ được thái độ vui vẻ. Nhiều người đã ủng hộ, ca ngợi tinh thần làm việc của anh.
Kim Soo Hyeon bê hàng lên nhà khách. Ảnh: Korea Times
Kim Soo Hyeon là shipper thuộc hãng sở hữu ứng dụng giao hàng Coupang. Hãng duy trì chính sách giao hàng 24 giờ cho mọi khách hàng, kể cả những khách hàng ở vùng xa xôi như hòn đảo Ulleung.
Do vậy, ưu tiên hàng đầu của anh Kim là tuân thủ chính sách đó, theo Korea Times.
Một ngày làm việc của anh bắt đầu từ sáng sớm, khi chuyến phà hàng ngày từ đất liền ra đảo bắt đầu. Sau khi xe chở hàng đến, anh tiến hành phân loại hàng và chất chúng lên xe tải để đưa đến tay khách hàng.
Việc giao hàng không dễ dàng do địa hình trên đảo. “Hầu như không có khu đất nào bằng phẳng ở trên đảo. Phần lớn nhà dân đều ở nơi xe tải không thể tiếp cận. Nhiều khi, tôi phải tự vác một chiếc tủ lạnh lên tận nhà khách”.
Tìm chỗ đỗ xe cũng là một thách thức lớn. Có khi, anh phải dừng xe giữa đường dù biết có xe phía sau. “Không còn lựa chọn nào khác. Tôi không thể đỗ quá xa điểm trả hàng, nhưng ở gần cũng chẳng có chỗ nào để đỗ”, anh nói.
Vấn đề đỗ xe khi giao hàng càng trở nên khó khăn hơn khi lượng khách du lịch đến đảo tăng lên. “Tôi nghe nói có gần 400.000 du khách đến đây mỗi năm, nhiều người trong số họ còn mang theo cả xe riêng”, anh nói.
Anh Kim phải tự mình bê đồ đến tận nhà cho khách.
Không chỉ vậy, giờ làm việc của anh cũng thay đổi theo ngày. Hôm nào may mắn, anh hoàn thành công việc vào lúc 14h. Nhưng nếu có nhiều đơn hàng hoặc xe tải đến muộn, anh có thể phải làm việc đến gần nửa đêm.
“Nếu thời tiết xấu hoặc phà gặp sự cố, ngày hôm đó sẽ không có chuyến giao hàng nào. Tôi sẽ được nghỉ 1 ngày. Nhưng sau đó, việc dồn lại còn nhiều hơn”, anh kể.
Đảo Ulleung cách bờ biển phía đông của Hàn Quốc khoảng 120km. Cách duy nhất để đến đảo là đi qua phà.
Do vị trí địa lý xa xôi, mọi thứ trên đảo từ nhiên liệu đến đồ gia dụng đều đắt hơn so với trên đất liền. Người dân ở đây phụ thuộc rất nhiều vào việc đặt đồ và giao hàng.
Kim sinh ra, lớn lên trên đảo nên anh hiểu, cảm thông nhiều với cuộc sống và người dân ở nơi đây. Đó cũng là lợi thế của anh khi làm công việc này. Anh quen thuộc với địa hình và quen biết với nhiều cư dân.
Anh cho biết dù có nhiều vất vả, nhưng anh vẫn hài lòng với công việc của mình. “Khối lượng công việc rất nhiều và nặng nhọc nhưng tôi vui với hiện tại. Tôi có thể kiếm được khoảng 7 triệu won/tháng (hơn 123 triệu đồng)”, anh nói.
Sau khi video chia sẻ, anh được nhiều người biết đến, ca ngợi và cổ vũ.
“Tôi từng giao hàng đến nhiều nơi khác nhau và thậm chí nhận được giải trong công việc. Nhưng tôi không đủ can đảm để thử giao hàng ở đảo Ulleung”; “Điều kiện lao động khắc nghiệt, chỉ nhìn thôi cũng khiến bạn nghẹt thở”,…
Sốc: Tinh tinh trong khu bảo tồn tấn công khiến bé gái 8 tháng tuổi tử vong
Các người xung quanh cho biết xác bé gái đã bị tàn phá nặng nề.
Mới đây, một vụ việc tinh tinh làm hại con người kinh hoàng đã xảy ra tại Guinea. Mẹ của bé gái, cô Seny Zogba, đang làm việc trên nương sắn tại Bossou thì bất ngờ bị một con tinh tinh đánh úp. Con vật hung hãn cướp đứa con gái 8 tháng tuổi, bé Yoh Hélène, từ tay cô Zogba và biến mất vào rừng.
Cơ thể đầy thương tích của bé Hélène được tìm thấy cách khu bảo tồn thiên nhiên dãy núi Nimba khoảng 3km. Các người xung quanh cho biết cơ thể bé bị tàn phá nặng nề, nhiều bộ phận cơ thể không còn nguyên vẹn. Giới chuyên gia nhận định con tinh tinh có thể đã sử dụng công cụ để gây án.
Vụ việc khiến người dân địa phương vô cùng phẫn nộ. Họ đổ lỗi cho các nhà khoa học thuộc Viện Môi trường Bossou, những người đã tìm hiểu cộng đồng động vật đặc biệt này trong nhiều thập kỷ qua, đã khiến lũ tinh tinh không còn sợ con người.
Đám đông giận dữ đã trút cơn thịnh nộ lên viện , phá hủy và đốt cháy nhiều thiết bị, bao gồm máy bay không người lái, máy tính và hơn 200 tài liệu. Anh Joseph Doré, một thành viên trẻ tuổi của nhóm tìm hiểu, chia sẻ: "Chính cách thức bé gái bị làm hại đã khiến người dân phẫn nộ."
Theo Gen Yamakoshi, nguyên nhân dẫn đến vụ việc thương tâm là do lũ tinh tinh "không còn sợ con người". Ông Yamakoshi cho biết thêm, hành vi này tương tự như cách tinh tinh đối xử với đồng loại. "Khi bị kích động, chúng không thể kiểm soát được hành vi của mình", ông nói.
Nhà sinh thái học Alidjiou Sylla cho rằng nguồn thức ăn ngày càng khan hiếm trong khu bảo tồn đã khiến động vật thường xuyên rời khỏi khu vực được bảo vệ để tìm kiếm thức ăn, làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với con người. Trung tâm cho biết đã ghi nhận 6 vụ làm hại con người bởi tinh tinh kể từ đầu năm. Anh Moussa Koya, một lãnh đạo thanh niên địa phương, nhận định: "Đó không phải là bản chất của chúng nhưng nó đã trở thành thói quen của loài tinh tinh."
Khu rừng Bossou thuộc dãy núi Nimba, Guinea, nơi xảy ra vụ việc thương tâm, là nhà của cộng đồng tinh tinh nổi tiếng với khả năng sử dụng công cụ. Chúng dùng đá làm búa và đe để đập vỡ các loại hạt. Đây là hành vi tinh vi nhất từng được quan sát thấy ở loài linh trưởng "gần gũi" với con người về mặt di truyền. Cộng đồng tinh tinh nhỏ bé này sống trong tự nhiên và chia sẻ lãnh thổ với người dân địa phương. Người dân nơi đây tôn trọng và bảo vệ chúng vì tin rằng chúng là tổ tiên tái sinh.
Tuy nhiên, sau vụ việc thương tâm, cụ Michael Gamada Koba, một người cao tuổi ở Bossou, cho biết người dân địa phương không còn biết "chúng là loại tinh tinh gì nữa". Tinh tinh được tôn kính ở Guinea và theo truyền thống, chúng được người dân tặng quà là thức ăn. Điều này đã khiến một số con tinh tinh mạo hiểm ra khỏi khu vực được bảo vệ và vào khu dân cư, nơi đôi khi chúng có thể hại con người.
Trước năm 2003, số lượng tinh tinh ở Bossou tương đối ổn định với khoảng 21 cá thể. Tuy nhiên, trận dịch cúm năm đó đã cướp đi sinh mạng của 7 cá thể. Ngoài ra, hoạt động của con người trong khu vực cũng ảnh hưởng đến số lượng loài linh trưởng này. Người dân địa phương có truyền thống canh tác theo phương thức du canh du cư. Mặc dù họ đã bảo tồn được 320 ha rừng xung quanh Bossou, nhưng nạn phá rừng xung quanh đã cô lập khu vực này với phần còn lại của Khu bảo tồn Thiên nhiên Núi Nimba, nơi có cộng đồng tinh tinh đông đúc hơn.
Khu bảo tồn Núi Nimba, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, nằm trải dài trên biên giới Guinea với Liberia và Bờ Biển Ngà. Dãy núi Nimba cũng là nơi có một trong những mỏ quặng sắt lớn nhất Guinea. Điều này đã làm dấy lên lo ngại trong giới bảo tồn về tác động của hoạt động khai thác mỏ đối với loài tinh tinh.
Shipper qua đời sau 18 tiếng làm việc: Nước mắt đàn ông "chảy ngược" "Đọc tin một shipper ở Trung Quốc qua đời sau 18 tiếng làm việc, tôi chợt thấy rùng mình. Tôi tự hỏi, liệu một ngày nào đó mình cũng rơi vào cảnh tương tự?", một shipper thở dài, ngao ngán. Làm hơn 10 tiếng/ngày mới mong đủ sống Trở về nhà sau một ngày mưu sinh vất vả, tài xế xe công nghệ...